Sáng kiến kinh nghiệm - Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi ở môn GDCD lớp 8

 Hiện nay đất nước ta đang “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa” (NQ -TW Ñaûng Khoùa IX), cuøng vôùi sự kiện trên, hệ thống giáo dục nói chung , từng baäc học nói riêng, ra sức phấn đấu thực hiện có hiệu quả vieäc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về mọi mặt, đáp ứng “mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” (Luật -GD). . Xác định được nhiệm vụ trên, Bộ môn giáo dục công dân, ở trường trung học cơ sở có một vị trí, vai trò quan trọng trong việc góp phần trực tiếp đào tạo nhân cách con người, có được phẩm chất đạo đức cần thiết, nhằm giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Thế hệ trẻ không những có năng lực, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội mà còn có tinh thần tự chủ, tự tin, năng động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức . Đây chính là mục tiêu lí tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Do đó trong giảng dạy làm thế nào tạo được sự hứng thú học tập bộ môn, huy động sự tham gia tích cực của HS, từ đó mới nâng cao chất lượng bộ môn GDCD baäc THCS.

 Là giáo viên dạy GDCD, được dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là các lớp đổi mới phöông pháp giảng dạy, tích hợp bảo vệ môi trường, rèn luyện kĩ năng sống.Bản thân có mong muốn đáp ứng mục tiêu của Ñảng và Nhà nước, góp phần đào tạo thế hệ trẻ có nhân cách hoàn chỉnh phù hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Từ đó tôi chọn đề tài :

“Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi ở môn GDCD lớp 8”. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, nếu ta thực hiện tốt phương pháp này thì hiệu quả đưa đến rất rõ rệt.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi ở môn GDCD lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của chuẩn mực đạo đức, hay hành vi thực hiện pháp luật hoặc củng cố kiến thức, bày tỏ những ước mơ, tương lai, nguyện vọng của các em Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học GV sáng tạo trò chơi: Chúng ta có nhiều cách tổ chức trò chơi như: “ nhanh tay, nhanh mắt”, “ hái hoa dân chủ”, “ Tiếp sức”, “ thử làm nhà báo”, “ giải đáp ô chữ”, ..Nhưng với chuyên đề này tôi giới thiệu 2 trò chơi cơ bản là: “ Tiếp sức”, “ thử làm nhà báo” vì trò chơi này có thể áp dụng hầu hết các bài trong môn GDCD lớp 8 * Tác dụng của phương pháp tổ chức trò chơi: Khi sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong bộ môn giáo dục công dân, có những tác dụng sau: - Phương pháp tổ chức trò chơi giúp lớp học sôi nổi, và tạo sự chú ý cho người học. - Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin của các em khi trình bày vần đề nào đó. - Giáo viên biết cách điều chỉnh hành vi, suy nghĩ sai lệch, hướng các em thắp sáng ước mơ. - Giúp HS khắc sâu kiến thức và nhớ lại kiến thức đã học, đồng thời các em tích cực hơn trong học tập. - Tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với mọi người. * Để phương pháp tổ chức trò chơi thực sự có hiệu quả ta cần quy định luật chơi: 3.2.2.1 Đối với trò chơi tiếp sức: + Lớp học có thể chia làm 2 hoặc 4 nhóm (tùy theo đặc điểm của lớp), mỗi nhóm cử 1 thành viên lên ghi biểu hiện sau đó chạy về chỗ để bạn khác tiếp tục khi hết thời gian mà giáoviên quy định, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện thì nhóm đó thắng. + GV quy định thời gian thảo luận tìm biểu hiện và thời gian chơi. + GV đặt câu hỏi. + Khi thời gian bắt đầu thì trò chơi được tiến hành. Lưu ý: Phương pháp này chúng ta có thể tổ chức xen kẻ nội dung giữa bài hoặc ở cuối bài ở mục củng cố. * MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA. Khi dạy các bài: Bài 3 : Tôn trọng người khác - GV quy định luật chơi - Giáo viên : Chia lớp làm 2 đội A và B (chia bảng làm 2 cột : cột A ,cột B ). - Quy định thời gian - GV đặt câu hỏi: Tìm những biểu hiện tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng người khác ở gia đình, nhà trường và xã hội ? - HS tiến hành thi nhau tìm biểu hiện - Hết thời gian giáo viên tổng kết và tuyên dương đội giành chiến thắng - GV giáo dục học sinh cần rèn luyện và phát huy tính tôn trọng người khác ở mọi lúc mọi nơi đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng người khác Bài 4: Giữ chữ tín - GV quy định luật chơi - Giáo viên : Chia lớp làm 4 đội 1, 2, 3, 4 (chia bảng làm 4 cột ). - Quy định thời gian. - GV đặt câu hỏi: Tìm những biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ tín ? - HS tiến hành thi nhau tìm biểu hiện. - Hết thời gian giáo viên tổng kết và tuyên dương đội giành chiến thắng. - GV giáo dục học sinh biết coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết giữ lời hứaqua đó phê phán những hành vi không giữ chữ tín. Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác - GV quy định luật chơi. - Giáo viên : Chia lớp làm 4 đội 1, 2, 3, 4 (chia bảng làm 4 cột ). - Quy định thời gian. - GV đặt câu hỏi: Tìm những hành vi tôn trọng tài sản người khác ? - HS tiến hành thi nhau tìm hành vi. - Hết thời gian giáo viên tổng kết và tuyên dương đội giành chiến thắng. - GV đó là hành vi tôn trọng tài sản người khác. Vậy vì sau chúng ta phải tôn trọng tài sản người khác? - HS trả lời. GV ghi nội dung bài. 3.2.2.2 Đối với trò chơi thử làm nhà báo: + Cử 1 em đại diện làm MC. + HS có thể thay nhau làm nhà báo phỏng vấn các bạn . + GV gợi ý học sinh đặt câu hỏi khi phỏng vấn. + HS được phỏng vấn đứng dậy trả lời những câu hỏi mà nhà báo phỏng vấn. + GV nhận xét chung và dặn dò cho tiết sau. Lưu ý: Phương pháp này chúng ta có thể tổ chức vào ở cuối bài ở mục củng cố. * MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA. Khi dạy các bài: Bài:13: Phòng chống tệ nạn xã hội MC: Hôm nay lớp chúng ta có nhà baó..đến phỏng vấn chúng ta về vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội. Đề nghị chúng ta hoan nghên Nhà báo: Xin chào các bạn! ? Bạn hiểu như thế nào về tệ nạn xã hội? ? Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn là gì? ? Vậy còn đối với gia đình và cộng đồng có tác hại như thế nào? ? Bạn có biết hiện nay địa phương ta có bao nhiêu người nhiễm HIV/ AIDS? ?.............................................................................................................. ..? Lần lược HS lên trả lời. GV nhận xét chung và dặn dò cho tiết sau: Về học kĩ bài phòng chống tệ nạn xã hội. Về làm các bài tập còn lại trong SGK. GV đưa tình huống: T là sinh viên năm thứ 2 của một trường đại học. Mẹ bị liệt, bố lo kiếm sống để nuôi gia đình và hai đứa con ăn học. Nghĩ rằng T là sinh viên nên T tự giác học tập. Thế nhưng, T lại bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường nghiện ngập rồi nhiễm HIV. Căn bệnh thế kỉ đã cướp đi tuổi thanh xuân của T. GV phân công HS tự xây dựng kịch bản và đặt câu hỏi dựa trên tình huống để tiết sau sắm vai HS tìm hiểu trước HIV/ AIDS là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến HIV/ AIDS? Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại MC: Hôm nay lớp chúng ta có nhà baó..đến phỏng vấn chúng ta về vấn đề phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. Đề nghị chúng ta hoan nghên Nhà báo:Xin chào các bạn! ? Bạn hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến cháy nổ? ? Theo bạn tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại dẫn đến hậu quả như thế nào? ? Vậy ta có biện pháp gì để ngăn ngừa hậu quả trên? ?.............................................................................? Lần lược HS lên trả lời. GV nhận xét chung và dặn dò cho tiết sau: Về học kĩ bài phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. Về làm các bài tập còn lại trong SGK. GV đưa tình huống: Bình 13 tuổi mượn xe đạp của chị gái đi học, do không có tiền chơi điện tử. Bình đã đặt chiếc xe đạp ở tiệm cầm đồ để lấy tiền chơi điện tử. GV phân công HS xây tự dựng kịch bản và đặt câu hỏi dựa trên tình huống để tiết sau sắm vai HS tìm hiểu trước công dân có những quyền sở hữu gì? Tìm những ví dụ về quyền sở hữu của công dân? Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân MC: Hôm nay lớp chúng ta có nhà baó..đến phỏng vấn chúng ta về quyền khiếu nại tố cáo của công dân. Đề nghị chúng ta hoan nghên. Nhà báo:Xin chào các bạn! ? Theo bạn biết khi nào công dân chúng ta có quyền khiếu nại, khi nào có quyền tố cáo? ? Chúng ta có thể khiếu nại, tố cáo dưới hình thức nào? ? Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào về quyền khiếu nại, tố cáo? ? .? Lần lược HS lên trả lời. GV nhận xét chung và dặn dò cho tiết sau: Về học kĩ bài quyền khiếu nại tố cáo của công dân. Về làm các bài tập còn lại trong SGK. GV đưa tình huống: Em M học giỏi, ngoan, được thầy cô và bạn bè quý mến. H là bạn cùng tổ đã ghen ghét và viết những tờ giấy nói xấu M, dán lên chổ ngồi M, lên tường, lên bàn GV. GV phân công HS xây dựng tự kịch bản và đặt câu hỏi dựa trên tình huống để tiết sau sắm vai HS tìm hiểu trước thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? VI. KẾT QUẢ: Việc nâng cao chất lượng bộ môn là một trong những vấn đề quan trọng trong nhà trường hiện nay. Xác định được nhiệm vụ trên bản thân cố gắng, nổ lực, phấn đấu trong giảng dạy, học hỏi tìm tòi, sáng tạo, qua việc ứng dụng đổi mới phương pháp, tạo được không khí học tập sinh động, thoải mái, nhẹ nhàng, HS thích học môn GDCD, nhất là tham các trò chơi, biết tự đặt ra tình huống sắm vai, tự học ở nhà, tự giải quyết tình huống . Học sinh có ý thức tôn trọng kỉ luật, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Biết làm nhiều việc tốt như nhặt được của rơi trả lại cho người mất, biết đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Nhìn chung so với trước HS đã biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống rõ nét hơn Kết quả cuối học kì I ở học sinh lớp 8/1 như sau: Tổng số Giỏi ( Tỉ lệ) Kh ( Tỉ lệ) TB( Tỉ lệ) Yếu( Tỉ lệ) 35 8 ( 22,9 %) 16 (45,7 %) 11 ( 31,4%) 0 ( 00 %) VII/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Việc vận dụng các phương pháp giáo dục đòi hỏi phải có kiên trì nghiên cứu, làm thế nào để sử dụng có chất lượng, hiệu quả từng phương pháp một, và qua một lần sử dụng một phương pháp nào đó, rút kết kinh nghiệm, để đạt chất lượng hiệu quả lần sau cao hơn lần trước. Với sự linh hoạt xử lí trong quá trình giảng dạy, áp dụng sáng tạo các phương pháp đặc trưng bộ môn .HS hiểu bài, nắm vững kiến thức,biết vận dụng vào thực tế cuộc sống , các em biết ứng xử trở thành công dân tốt .giúp cho hiệu quả chất lượng bộ môn ngày một nâng cao. Qua giảng dạy bản thân tôi tự nhân thấy những vấn đề nêu trên rất cần thiết khi thực hiện tiết dạy GDCD , nên tôi mạnh dạn nêu lên để quý đồng nghiệp tham khảo. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý đồng nghiệp để bản thân tôi ngày một giảng dạy tốt hơn VIII/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Việc “ phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi”.bản thân giáo viên và học sinh cần làm tốt những công việc sau: - Đối với giáo viên: + Giáo viên phải giúp học sinh nắm rõ mục đích, yêu cầu phương pháp sắm vai và tổ chức trò chơi + Giáo viên cần chuẩn bị một số tình huống có liên quan đến nội dung bài + Hướng dẫn học sinh có thể tự xây dựng kịch bản sắm vai và khuyến khích các em mạnh dạn hơn khi tham gia trò chơi ,từ đó giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập. + Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp trò chơi khác nhau để giúp các em tránh sự nhàm chán trong học tập. - Đối với học sinh: + Cần chuẩn bị tốt bài cũ ở nhà và chuẩn bị bài mới dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên. + Học sinh phải có sự có sự phân công với nhau khi GV phân công tình huống sắm vai + Các bước sắm vai và tổ chức trò chơi cần được tiến hành theo thứ tự mà GV yêu cầu. + HS tìm hiểu trước những biểu hiện, tình huống.. đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học + HS có thể sưu tầm câu chuyện có liên quan đến bài + Học sinh có thể tổ chức các nhóm, đôi học tập để trao đổi nhận xét, đánh giá để phát huy tính tích cực của các em Lâm kiết, ngày 02 tháng 3 năm 2014 Người thực hiện Hứa Thị Diễm Thúy Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG .

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem huyen phat huy tinh tich cuc hoc sinh thong qua phuong phap sam vai va to chuc.doc