Sáng kiến kinh nghiệm: Những sai lầm học sinh THCS thường mắc trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy cao úp bụng và cách sửa chữa

- Nhảy cao là một môn thể thao thông dụng và được ưa thích trên toàn thế giới.

 Để có thể nhảy cao đạt được thành tích tốt nhất, phát huy được hết khả năng sức mạnh, sức bền khéo của con người thì phải thực hiện tốt các giai đoạn kỹ thuật của nhảy cao mà một trong những giai đoạn đóng vai trò quyết định trong nhảy cao úp bụng đó là giai đoạn giậm nhảy. Ở giai đoạn này học sinh THCS thường xuyên mắc lỗi, dẫn đến thành tích nhảy cao còn chưa tốt, chưa đạt yêu cầu. Do đó việc tìm ra được những sai lầm mà học sinh thường mắc là điều rất cần thiết.

 - Khi tìm ra được những sai lầm, những nguyên nhân dẫn tới các em giậm nhảy sai, sẽ tìm ra được những cách thức, phương pháp tập tập luyện giúp các em sửa chữa những kỹ thuật còn chưa đúng, nhằm đạt được thành tích cao nhất có thể.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Những sai lầm học sinh THCS thường mắc trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy cao úp bụng và cách sửa chữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giậm vào chân không thuận làm cho giậm nhảy không đạt lực cao nhất. 4.3. Cách sửa chữa các sai lầm thường mắc trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy cao úp bụng ở học sinh THCS * Sai lầm 1: Tốc độ chạy đà bị giảm, đặc biệt là ở 3 bước cuối dẫn tới khi giậm nhảy không tạo được lực lớn nhất theo phương thẳng đứng. 4.3.1. Bài tập sửa chữa: + Tập chạy đà theo vạch đã định sẵn + Chạy đà thoải mái tạo cho người tập có cảm giác về chạy đà. + Chạy tăng tốc độ dần, đặc biệt ở 3 bước cuối theo vạch đã định sẵn với tốc độ lớn nhất. + Chạy đà theo số bước đã định, thực hiện giậm nhảy đá lăng theo phương thẳng đứng. * Sai lầm 2: Khi giậm nhảy, điểm giậm nhảy không ở ô giậm nhảy. 4.3.2. Bài tập sửa chữa: + Kẻ sẵn vạch chạy đà, vẽ ô giậm nhảy. + Tập nhiều lần sao cho chân giậm đặt đúng vào ô giậm nhảy. + Đo đà chính xác. * Sai lầm 3: Khi giậm nhảy, tư thế gót chân giậm và thân trên không tạo thành một đường thẳng. 4.3.3. Bài tập sửa chữa: + Tập các động tác bổ trợ ngoài xà, tập đặt gót chân giậm và thân trên thành một đường thẳng và đá lăng. + Thực hiện kỹ thuật nhiều lần theo sự chỉ bảo của giáo viên. * Sai lầm 4: Giậm nhảy gần hoặc xa hình chiếu của xà. 4.3.4. Bài tập sửa chữa: + Hướng dẫn cho học sinh tập cách đo đà sao cho khi giậm nhảy chân giậm đặt đúng vào ô giậm nhảy. + Đánh dấu ô giậm nhảy, yêu cầu khi nhảy cần đặt đúng chân giậm vào ô đánh dấu. + Tập chạy đà từ 3 - 5 bước, thực hiện giậm nhảy vào đúng ô giậm. * Sai lầm 5: Khi giậm nhảy, chân đá lăng không thẳng dẫn tới không đạt lực cao nhất nâng tổng trọng tâm cơ thể lên đạt quỹ đạo cao nhất. 4.3.5. Bài tập sửa chữa: + Tập các động tác bổ trợ ngoài xà + Tập đá lăng thẳng với các mức xà thấp. + Tập đá lăng chạm vật chuẩn, vươn người tích cực nâng cao. * Sai lầm 6: Khi thực hiện động tác giậm nhảy không giậm nhảy lên theo phương thẳng đứng mà lao vào xà. 4.3.6. Bài tập sửa chữa: + Tập chạy hạ thấp trọng tâm kết hợp đưa đặt chân giậm nhảy. + Tập phản xạ giậm nhảy nhanh. + Đứng chính diện với xà chạy 3 bước giậm nhảy qua xà rơi xuống bằng chân giậm. + Phát triển thể lực qua các bài tập, trò chơi lò cò, bật cóc, bật cao bằng một chân, chạy tăng tốc độ những bước cuối. Khi giậm nhảy chú ý chân đá lăng và tư thế thân trên thẳng. * Sai lầm 7: Giậm nhảy không hết lực do cơ chân yếu hoặc giậm nhảy chậm góc độ hoãn xung quá nhỏ, cơ không đủ sức duỗi. 4.3.7. Bài tập sửa chữa: + Nâng cao nhận thức kỹ thuật cho người tập + Tập các bài tập để nâng cao sức mạnh của chân. + Tập phản xạ giậm nhảy nhanh. + Tập 4 bước cuối cùng hợp lý với giậm nhảy. * Sai lầm 8: Khi giậm nhảy do chạy đà không chuẩn dẫn tới chân giậm vào chân không thuận làm cho giậm nhảy không đạt lực cao nhất. 4.3.8. Bài tập sửa chữa: + Tập chạy đà giậm nhảy nhiều lần với chân thuận ở các mức xà thấp cho thành thục. + Tập các động tác bổ trợ như nhảy lò cò, nhảy 1 chân thuận qua xà... V. áp dụng các bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm trong nhảy cao úp bụng của học sinh THCS vào thực tiễn Để đánh giá khách quan của các bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong giai đoạn giậm nhảy của học sinh THCS, tôi đã tiến hành thực nghiệm và đối chiếu với học sinh trường THCS Phú Minh - Phú Xuyên. Cụ thể là 3 lớp: 8A, 8B, 8C. Tôi lấy lớp 8B là lớp thực nghiệm; lớp 8A, 8C là lớp đối chiếu. Trong đó lớp thực nghiệm 8B có 39 học sinh, lớp đối chiếu 8A có 45 học sinh, 8C có 42 học sinh. Với nhóm thực nghiệm tập theo bài tập của tôi đã nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng và giảng dạy. Nhóm đối chiếu thực hiện theo giáo án các bài tập mà giáo viên đang hiện hành. Trước khi thử nghiệm thì cả 2 nhóm đều có các điều kiện là tương đương nhau về sức khoẻ, thành tích, lứa tuổi và thời gian được tập kỹ thuật nhảy cao úp bụng. Cả 2 nhóm đều có những sai lầm trong giai đoạn giậm nhảy ở bảng sau: Trước khi thực nghiệm: TT Tên sai lầm Lớp 8b Lớp 8A Lớp 8c Số người mắc % Số người mắc % Số người mắc % 1 Tốc độ chạy đà bị giảm, giậm nhảy không tạo được lực lớn nhất theo phương thẳng đứng. 4 10,2 5 11,1 5 11,9 2 Điểm giậm nhảy không ở ô giậm nhảy. 4 10,2 4 8,8 5 11,9 3 Giậm nhảy tư thế gót chân giậm và thân trên không tạo thành một đường thẳng. 5 12,8 6 13,3 3 7,1 4 Giậm nhảy gần hoặc xa hình chiếu của xà. 4 10,2 5 11,11 7 16,6 5 Chân đá lăng không thẳng, không nâng được trọng tâm cơ thể lên cao nhất. 2 5,1 3 6,6 4 9,5 6 Khi giậm nhảy không giậm nhảy lên theo phương thẳng đứng mà lao vào xà. 6 15,4 4 8,8 6 14,2 7 Giậm nhảy không hết lực, giậm nhảy chậm góc độ hoãn xung quá nhỏ 4 10,2 5 11,11 3 7,1 8 Chân giậm nhảy rơi vào chân không thuận 5 5,1 3 6,6 4 9,5 Để đánh giá khách quan kết quả của bài tập, trước khi thực nghiệm tôi đã tiến hành kiểm tra thành tích của cả 2 nhóm và thu được kết quả: Nhóm 8B 8A 8C X (cm) 111,2 113,2 112,1 Kết quả trên cho thấy thành tích của cả 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đối đồng đều. Hay thành tích của 2 nhóm trước khi thực nghiệm là như nhau. Sau 4 tuần áp dụng các bài tập tích cực nhằm sửa chữa những sai lầm trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy cao úp bụng. Giúp tôi xác định được hiệu quả của bài tập một cách khách quan và chính xác. Tôi đã tiến hành quan sát sư phạm và kiểm tra lần 2, thu được kết quả như sau: Đặc điểm đối tượng sau thực nghiệm TT Tên sai lầm Lớp 8b Lớp 8A Lớp 8c Số người mắc % Số người mắc % Số người mắc % 1 Tốc độ chạy đà bị giảm, giậm nhảy không tạo được lực lớn nhất theo phương thẳng đứng. 2 5,1 4 8,88 5 11,9 2 Điểm giậm nhảy không ở ô giậm nhảy. 2 5,1 4 8,88 4 9,5 3 Giậm nhảy tư thế gót chân giậm và thân trên không tạo thành một đường thẳng. 4 10,2 5 11,11 3 7,14 4 Giậm nhảy gần hoặc xa hình chiếu của xà. 3 7,7 5 11,11 6 14,2 5 Chân đá lăng không thẳng, không nâng được trọng tâm cơ thể lên cao nhất. 1 2,56 3 6,66 3 7,14 6 Khi giậm nhảy không giậm nhảy lên theo phương thẳng đứng mà lao vào xà. 3 7,7 4 8,88 5 11,9 7 Giậm nhảy không hết lực, giậm nhảy chậm góc độ hoãn xung quá nhỏ 3 7,7 5 11,11 3 7,14 8 Chân giậm nhảy rơi vào chân không thuận 4 10,2 3 6,66 3 7,14 Nhìn vào kết quả bảng trên ta thấy nhóm đối chiếu tỷ lệ các sai lầm sau thời gian thực nghiệm đã giảm đi nhưng chưa nhiều. Còn nhóm thực nghiệm sau khi sử dụng bài tập mà tôi đã áp dụng thì tỷ lệ sai lầm đã giảm đi rất nhiều so với lúc chưa áp dụng các bài tập. Như vậy có thể kết luận rằng các biện pháp sửa chữa những sai lầm thường mắc trong giai đoạn giậm nhảy của học sinh THCS là có kết quả tốt. Bảng thành tích trung bình sau thực nghiệm: Nhóm 8B 8A 8C X (cm) 118,7 114,1 113,5 Qua bảng thành tích trên, chứng tỏ rằng các bài tập mà tôi áp dụng cho học sinh THCS nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy cao úp bụng có hiệu quả cao hơn hẳn phương pháp mà giáo viên thường sử dụng giảng dạy. C. Kết luận và kiến nghị ___________ I. Kết luận chung Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài kết hợp với thực tiễn, tôi rút ra được một số kết luận sau: - Trong quá trình giảng dạy nhảy cao úp bụng, cụ thể là các giai đoạn thì việc phát hiện, tìm ra được những nguyên nhân dẫn tới sai lầm thường mắc là hết sức cần thiết. Qua đó tìm ra được các bài tập nhằm sửa chữa các sai lầm đó. - Qua thực tiễn, quan sát, phỏng vấn và tìm hiểu tôi đã tìm ra được những sai lầm cơ bản nhất mà học sinh THCS thường mắc trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy cao úp bụng. Đó là: 1.1.Tốc độ chạy đà bị giảm, đặc biệt là ở 3 bước cuối dẫn tới khi giậm nhảy không tạo được lực lớn nhất theo phương thẳng đứng. 1.2. Khi giậm nhảy, điểm giậm nhảy không ở ô giậm nhảy. 1.3. Khi giậm nhảy, tư thế gót chân giậm và thân trên không tạo thành một đường thẳng. 1.4. Giậm nhảy gần hoặc xa hình chiếu của xà. 1.5. Khi giậm nhảy, chân đá lăng không thẳng dẫn tới không đạt lực cao nhất nâng tổng trọng tâm cơ thể lên đạt quỹ đạo cao nhất. 1.6. Khi thực hiện động tác giậm nhảy không giậm nhảy lên theo phương thẳng đứng mà lao vào xà. 1.7. Giậm nhảy không hết lực do cơ chân yếu hoặc giậm nhảy chậm góc độ hoãn xung quá nhỏ, cơ không đủ sức duỗi. 1.8. Khi giậm nhảy do chạy đà không chuẩn dẫn tới chân giậm vào chân không thuận làm cho giậm nhảy không đạt lực cao nhất. - Việc áp dụng các bài tập mà tôi đã trình bày ở trên sẽ đem lại kết quả cao trong việc nâng cao thành tích và hoàn thiện kỹ thuật với học sinh THCS. II. KIến nghị Sau thời gian tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu đề tài, tôi có những kiến nghị sau: - Để bảo đảm chất lượng giảng dạy các môn TDTT nói chung cho các học sinh THCS, trước hết cần nâng cao chất lượng của giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục ở các trường phổ thông. Cần tăng cường đội ngũ giáo viên có chuyên môn tốt. Mở các lớp tập huấn về trình độ chuyên môn cho các giáo viên. - Nhà trường phổ thông cần được quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cũng như dụng cụ tập luyện trong nhà trường, đầu tư cơ sở sân bãi, dụng cụ đạt tiêu chuẩn. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình giảng dạy và học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất. - Giáo viên dạy các môn thể dục phải thường xuyên quan tâm đến quá trình tập luyện động tác của các em, kịp thời uốn nắn những sai lầm thường mắc, tạo điều kiện để các em học kỹ thuật chuẩn xác nhất. - Việc giảng dạy các động tác cho các em phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em. Thường Tín, tháng 4 năm 2003 người thực hiện Nguyễn Viết Vui tài liệu tham khảo ____________ TT Tên sách Tác giả Nhà xuất bản 1 Điền kinh dành cho các trường đại học - cao đẳng PGS-PTS Dương Nghiệp Chí PGS Võ Đức Phùng NXB TDTT - 1996 2 Tâm lý học TDTT Lê Văn Xem Phạm Ngọc Viễn Nguyễn Thị Nữ NXB TDTT - 1995 3 Lý luận và phương pháp TDTT Nguyễn Toán Phạm Danh Tốn NXB TDTT - 1993 4 Sinh lý học TDTT Lưu Quang Hiệp Phạm Thị Uyên NXB TDTT - 1995 5 Lý luận và phương pháp GDTC Vũ Đào Hùng NXB GD 1998

File đính kèm:

  • docTD.doc
Giáo án liên quan