- Sức bền là một tố chất thể lực đặc trưng cho con người. Thực tiễn cho thấy để có sức bền tốt người tập phải trải qua một quá trình liên tục, bền bỉ và kiên trì trong tập luyện. Trong chạy cự ly 1500 m của nam K10 ( lứa tuổi 16-17) ngoài sức bền chung thì sức bền chuyên môn(SBCM) có ý nghĩa quan trọng quyết định tới thành tích của người tập. Nếu không có sức bền chuyên môn tốt thì khả năng vượt qua “ cực điểm” của người tập sẽ rất thấp và nó ảnh hưởng lớn đến thành tích. Vì sự điều tiét của cơ thể không tốt sẽ dẫn tới người tập không duy trì được thời gian hoạt động dài hay hoạt động ở cường độ nhỏ dẫn đến thành tích kém. Không đạt được yêu cầu của môn học.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu sử dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự ly 1500 m cho nam học sinh lớp 10 THPT (Lứa tuổi 16 – 17), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ Nghiên cứu sử dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự ly 1500 m cho nam học sinh lớp 10 THPT ( lứa tuổi 16 – 17)”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Sức bền là một tố chất thể lực đặc trưng cho con người. Thực tiễn cho thấy để có sức bền tốt người tập phải trải qua một quá trình liên tục, bền bỉ và kiên trì trong tập luyện. Trong chạy cự ly 1500 m của nam K10 ( lứa tuổi 16-17) ngoài sức bền chung thì sức bền chuyên môn(SBCM) có ý nghĩa quan trọng quyết định tới thành tích của người tập. Nếu không có sức bền chuyên môn tốt thì khả năng vượt qua “ cực điểm” của người tập sẽ rất thấp và nó ảnh hưởng lớn đến thành tích. Vì sự điều tiét của cơ thể không tốt sẽ dẫn tới người tập không duy trì được thời gian hoạt động dài hay hoạt động ở cường độ nhỏ dẫn đến thành tích kém. Không đạt được yêu cầu của môn học.
Do điều kiện khách quan mà học sinh chuyển từ cấp II lên cấp III có sự chuyển đổi sinh lý cơ thể mà các em chưa được đáp ứng ở cấp dưới với nhu cầu hoạt động cao hơn nên các em chưa phát huy hết tố chất thể lực của mình. Từ lợi ích và ý nghĩa của GDTC và thực trạng sức bền của học sinh lớp 10 THPT còn nhiều hạn chế nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu sử dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự ly 1500 m cho nam học sinh lớp 10 THPT ( lứa tuổi 16 – 17)”
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Mục đích.
Nhằm nâng cao thành tích chạy 1500 m cho học sinh nam lớp 10 THPT. Mặt khác thông qua tập luyện bồi giáo dục phẩm chất, tâm lý, ý chí, giáo dục ý thức tập luyện để củng cố nâng cao sức khoẻ giúp học sinh tiếp thu tốt những tri thức trong nhà trường THPT.
Nhiệm vụ.
Nghiên cứu cở sở lý luận giáo dục sức bền.
Xây dựng hệ thống các bài tập giáo dục sức bền chuyên môn trong chương trình TD lớp 10.
Bước đầu đánh giá hiệu quả các bài tập giáo dục sức bền chuyên môn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng.
Chủ yếu là nam học sinh lớp 10 Trường THPT Ngô Thì Nhậm trong quá trình học môn TD. ( nội dung chạy bền 1500 m) là những học sinh có sức khoẻ bình thường.
Phương pháp.
Phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp toán học thống kê.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Ở đây tôi chỉ đưa ra kết quả lựa chọn của những bài tập đem lại hiệu quả cho thành tích chạy 1500 m của học sinh sau một thời gian sử dụng các bài tập đó.
Kết quả lựa chọn các bài tập đặc hiệu nâng cao thành tích chạy 1500 m của học sinh lớp 10 THPT Ngô Thì Nhậm. Dựa vào nguyên tắc khoa học và kết quả phỏng vấn đồng nghiệp tôi lựa chọn các bài tập sau:
Bài tập 1. Chạy việt dã trên địa hình tự nhiên từ 2 km đến 3 km ( tốc độ trung bình).
Bài tập 2. Chạy lặp lại theo trình tự các đoạn 400 m – 600 m – 800 m với tốc độ 85 % tốc độ tối đa.
Bài tập 3. Chạy lặp lại 400 m với 85 % tốc độ tối đa.
Bài tập 4. Chạy cự ly 800 m đến 1200 m với 50 % tốc độ tối đa ở nửa đầu và nửa sau tăng tốc về đích.
Bài tập 5. Chạy biến tốc 800 m ( 50 m nhanh, 50 m chậm), khi chạy nhanh phải sớm bắt tốc độ cao.
Bài tập 6. Chạy biến tốc 1000 m ( 100 m nhanh, 100 m chậm) với 85 % tốc độ tối đa.
Bài tập 7. Chạy biến tốc 1600 m ( 200 m nhanh, 200 m chậm) với 80 % tốc độ tối đa.
Bài tập 8. Ngồi nhảy đồi chậm 3 x 30 lần, nghỉ giữa 30 phút sau đó chạy thr lỏng 600 m.
Bài tập 9. Chạy 800 m, 400 m đầu chạy với tốc độ tối đa, 400 m sau chạy theo quán tính về đích.
Bài tập 10. Kiểm tra thử phân phối thời gian chạy từng đoạn: 500 m đầu 100 s 500 m, giữa 150 s và 500 m cuối 110 s.
Bài tập 11. Kiểm tra đánh giá.
Kết quả thực nghiệm đánh giá hiệu quả hệ thống 11 bài tập đã chọn: Sau khi chọn lựa 11 bài tập và sắp xếp trong quá trình giảng dạy TD tôi đã tiến hành thực nghiệm trong 16 tiết dạy TD. Đối tượng là học sinh lớp 10 Trường THPT Ngô Thì Nhậm với số lượng 150 em học sinh.
Kết quả cụ thể như sau:
Thành tích trung bình: 5 phút 30 s
Thành tích tốt nhất: 5 phút.
Thành tích kém nhất 6 phút 15 s
Theo phân loại của bộ môn GDTC và quy định cho điểm của bộ môn:
Loại yếu: 5 học sinh đạt 3,3 %.
Loại TB: 75 học sinh đạt 50 %.
Loại khá: 50 học sinh đạt 33,3 %.
Loại giỏi: 20 học sinh đạt 13,3 %
Thành tích đạt được của 150 học sinh tham gia tập luyện các bài tập thực nghiệm đã cao hơn thành tích của 150 học sinh nam k11 tập luyện theo phương pháp khác.
V. KẾT LUẬN.
Đã hệ thống được đặc điểm sinh lý, đặc điểm chạy cư ly 1500 m nam, có cơ sở về lý luận giáo dục sức bền, sức bền chuyên môn.
Biên soạn hệ thống các bài tập giáo dục sức bền chuyên môn ( 11 bài tập), xậy dựng và tiến hành thực hiện các bài tập đó trong quá trình giảng dạy TD.
Hệ thống các bài tập đã đem lại hiệu quả qua quá trình kiểm chứng ở 150 học sinh nam lớp 10 Trường THPT đã đem lại thành tích khả quan.
Kiến nghị:
Cần thử nghiệm các bài tập trên ở phạm vi rộng.
Có tính chạt chẽ hơn và lặp lại nhiều lần.
Phải phân tích cho học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của các bài tập để học sinh hiểu và tự giác, tích cực tập luyện theo yêu cầu của giáo viên thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Người viết
Bùi Đức Thuận
File đính kèm:
- Sang kien king nghiem mon TDdoc.doc