Thể dục thể thao từ khi xuất hiện và phát triển trong xã hội loài người đến khi hình thành một hệ thống như ngày nay đã trải qua nhiều thiên niên kỷ. Dù ở xã hội nào thì con người muốn tồn tại và phát triển năng lực trí tuệ, cũng cần những yêu cầu nhất định về thể lực, sự khéo léo, sức mạnh, sức bền. Dù trình độ phát triển lực lượng sản xuất xã hội đến mức độ nào, thì vai trò quyết định giá trị phát triển để có tư chất thể lực vẫn có trong đời sống xã hội và tự nhiên. Sự phát triển của chúng luôn là bộ phận quan trọng để phát triển con người.
Chính vai trò to lớn và ý nghĩa quan trọng của thể dục thể thao mà ngay từ rất sớm, từ lúc mới giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp, mặc dù bận trăm công nghìn việc, đất nước ngàn cân treo sợi tóc nhưng Bác không quên ra lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục. Người khẳng định vị trí của sức khoẻ trong chế độ mới: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng phải cần đến sức khoẻ thì mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khoẻ mạnh làm cho cả nước khoẻ mạnh”. Vì thế “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
21 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu một số bài tập di chuyển bước chân nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp kỹ thuật tấn công cho VĐV đá cầu trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bài tập đã lựa chọn chúng tôi tiến hành phân nhóm đối tượng thực nghiệm . Quá trình phân nhóm đối tượng thực nghiệm chúng tôi tiến hành phân nhóm một cách ngẫu nhiên phân thành hai nhóm là:
Nhóm A: Nhóm thực nghiệm. Đây là nhóm sẽ tập các bài tập do chúng tôi lựa chọn.
Nhóm B: Nhóm đối chứng. Đây là nhóm sẽ vẫn tập các bài tập theo chương trình, giáo án, bài tập của giáo viên đang huấn luyện.
Sau đó chúng tôi dùng các chỉ số thu được để kiểm tra đánh giá trình độ ban đầu của cả hai nhóm. Sử dụng thuật toán so sánh 2 số trung bình để xử lý kết quả kiểm tra. Chúng tôi thu được kết quả như sau.(xem bảng 6)
Bảng 6: Kết quả so sánh trình độ di chuyển bước chân của hai nhóm trước thực nghiệm (nA = nB =8)
Chỉ số
A
B
C
Ttính
r
P
Di chuyển tấn công hai bên phải, trái với cầu 30 lần
27.85
27.91
1.66
0.842
0.83
>0.05
Di chuyển sang ngang-tiến-lùi khoảng cách 3m trong 30”(lần)
19.65
19.71
0.95
0.435
0.72
>0.05
Di chuyển sang phải, trái đỡ và chuyền cầu 30 (lần)
39.5
39.8
3.89
0.655
0.74
>0.05
Qua kết quả bảng 6 chúng ta thấy:
Ttính ở tất cả các chỉ số kiểm tra đều nhỏ hơn TBảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Như vậy có thể khẳng định số liệu kiểm tra thu được trên hai nhóm là không có sự khác biệt. Nói cách khác là trình độ ban đầu của hai nhóm đối tượng thực nghiệm là tương đương nhau ở ngưỡng xác suất P > 0.05.
Cho hai nhóm thi đấu với nhau sau đó so sánh hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công của hai nhóm tôi thu được kết quả ở bảng 7A.
Bảng 7A: Kết quả so sánh hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công của 3 hiệp đấu giữa hai nhóm thực nghiệm(nA = nB =8).
Chỉ số
A
B
C
Ttính
P
Tổng số lần thực hiện kỹ thuật phối hợp tấn công(lần)
29
28.5
2.65
0.408
>0.05
Số lần đá cầu vào sân
6.5
7.1
0.642
0.946
>0.05
Số lần ăn điểm trực tiếp
17.2
18
1.68
1.125
>0.05
Số lần gây khó khăn cho đối phương
24
23.5
2.32
0.562
>0.05
Qua bảng 7A chúng ta thấy : Ttính của các chỉ số đều nhỏ hơn TBảng ở ngưỡng xác suất P> 0.05, như vậy có thể cho rằng số liệu thu được giữa hai nhóm hay trình độ thực hiện kỹ thuật phối hợp tấn công của hai nhóm là không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P > 0.05.
* Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn:
Sau thời gian thực nghiệm 4 tháng với nội dung như đã trình bày, chúng tôi lại kiểm tra trình độ di chuyển bước và hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công của cả hai nhóm đối tượng thực nghiệm. Dùng toán học thống kê theo thuật toán so sánh hai số trung bình để xử lý số liệu. Chúng tôi thu được bảng 7B và bảng 8.
Bảng 7B: Kết quả so sánh trình độ di chuyển bước chân sau thực nghiệm giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm (nA = nB =8).
Chỉ số
A
B
C
Ttính
P
Di chuyển tấn công hai bên phải, trái với cầu 30 lần
31.2
29.15
2.87
2.475
<0.05
Di chuyển sang ngang-tiến-lùi khoảng cách 3m trong 30”(lần)
24.74
21.42
2.08
2.746
<0.05
Di chuyển sang phải, trái đỡ và chuyền cầu 30 (lần)
44.36
41.23
4.14
2.69
<0.05
Qua bảng 7B chúng ta thấy: Ttính của tất cả các chỉ số kiểm tra đều lớn hơn TBảng ở ngưỡng xác suất P< 0.05. Như vậy số liệu kiểm tra thu được trên hai nhóm là có sự khác biệt có ý nghĩa toán học thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Nói cụ thể hơn là số liệu kiểm tra thu được ở nhóm thực nghiệm tốt hơn hắn số liệu kiểm tra thu được trên nhóm đối chứng. Điều này cho phép khẳng định trình độ di chuyển bước chân của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng ở nhóm xác suất P <0.05.
Bảng 8: Kết quả so sánh hiệu quả thực hiện phối hợp tấn công giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm (nA = nB =8)
Chỉ số
A
B
C
Ttính
P
Tổng số lần thực hiện kỹ thuật phối hợp tấn công (lần)
38.5
32.12
3.18
2.72
<0.05
Số lần ăn điểm trực tiếp (lần)
10.2
8.25
0.81
2.92
<0.05
Số lần chiếm ưu thế (lần)
26.8
21.32
2.15
3.15
<0.05
Số lần vào sân không gây khó khăn cho đối phương (lần)
34
72.4
2.72
3.26
<0.05
Qua bảng 8 có thể rút ra nhận xét: Số liệu kiểm tra thu được trên hai nhóm có sự khác biệt đáng kể ngưỡng xác suất P< 0.05 điều này được thể hiện thông qua Ttính của cả bốn chỉ số đều lớn hơn TBảng ở ngưỡng xác suất P< 0.05. Nói cách khác cụ thể số liệu thu được ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng.
Vì vậy có thể nói hiệu quả thực hiện kỹ thuật phối hợp tấn công ở nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng ở ngưỡng xác suất P< 0.05.
* Nhận xét chung.
Kỹ thuật di chuyển bước là một trong những kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất của môn đá cầu nhằm nâng cao hiệu quả tấn công và phòng thủ. Thực trạng kỹ thuật di chuyển bước của vận động viên đá cầu trong đội tuyển đá cầu của nhà trường còn rất yếu. Điều này biểu hiện có 46% số vận động viên số lần phối hợp tấn công bị hỏng cầu do di chuyển bước. Trong khi đó tấn công bị hỏng cầu của tất cả các loại kỹ thuật khác cộng lại chỉ chiếm 54%.
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy kỹ thuật có nhiền yếu tố, có mối liên quan chặt với hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công như thể lực, năng lực phản ứng, kỹ thuật di chuyển bước. Để nâng cao tốc độ và kỹ thuật di chuyển bước chúng tôi đã lựa chọn được các bài tập sau.
Tên các bài tập:
- Di chuyển tấn công hai bên trái, phải với cầu
- Phát cầu di chuyển lên góc phải, trái đỡ cầu và thực hiện kỹ thuật chuyền cầu.
- Di chuyển để đá cầu gần xa( phải - trái - tiến lùi)
- Di chuyển tiến, lùi đỡ cầu bằng ngực chuyền cầu.
- Di chuyển ngang bên trái 3m kết hợp động tác đỡ cầu – Dùng kỹ thuật tấn công
- Di chuyển ngang bên phải 3m kết hợp động tác đỡ cầu- dùng kỹ thuật tấn công
- Bài tập 1 người phục vụ một người di chuyển ngang phải - trái – tiến - lùi kết hợp đá cầu vào một điểm
- Chạy nhanh 30m, 60m,100m
- Bài tập bật cóc 20m
- Bài tập nhảy dây ( nhảy dây đơn – kép)
- Buộc bao cát (1-2kg) vào chân di chuyển ngang, tiến, lùi 4-5m.
- Bài tập di chuyển các loại bước ( đơn, trượt, chạy, dừng)
Như vậy sau một thời gian huấn luyện áp dụng các bài tập nhằm nâng cao năng lực di chuyển bước khả năng phối hợp kỹ thuật tấn công của đội tuyển đã được nâng lên một cách rõ rệt. Di chuyển nhanh nhẹn, kịp thời để đón, chuyền cầu hoặc tấn công có hiệu quả tốt hơn hẳn. Cùng với đó trong quá trìng áp dụng các bài tập một cách bài bản, khoa học tạo cho vận động viên có tâm lý thi đấu ổn định, tự tin hơn. Khả năng di chuyển và phối hợp kỹ thuật tấn công tăng lên rỏ rệt.
Phần thứ III
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận: Thành tích thể dục thể thao ngày nay không ngừng được nâng cao với các kỷ lục thế giới, kỷ lục Olimpic liên tục được thiết lập. Để đạt được những thành tích đó, ngoài năng khiếu bẩm sinh của vận động viên, một yếu tố góp phần quyết định kết quả đó là việc cải tiến, tìm tòi và áp dụng những phương pháp tập luyện, những bài tập phù hợp nhất nhằm phát huy hết khả năng của vận động viên.
Thể dục thể thao Việt Nam cũng có những bước tiến bộ vượt bậc ở tầm châu lục, khu vực và quốc tế trong đó Đá cầu là một trong những nội dung nổi bật nhất, Việt Nam luôn luôn xuất sắc dẫn đầu toàn đoàn trong nội dung này trong những năm gần đây với hàng loạt tấm huy chương vàng châu lục và quốc tế. Mặc dù thể lực, thể thể hình của chúng ta không vượt trội hơn so với các đối thủ mà ngược lại còn khiêm tốn hơn nhiều.
Trong những năm gần đây bộ môn đá cầu của huyện nhà cũng đã không ít lần dẫn đầu trong các kỳ hội khoẻ Phù Đổng cấp tỉnh. Đây cũng là dịp để học sinh giáo viên các vùng miền có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau qua đó các em có thể thi thố, thể hiện tài năng của mình. Mặt khác qua hoạt động này có thể đánh giá được công tác giảng dạy giáo dục thể chất trong các nhà trường.
Mong muốn của bản thân là làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, đặc biệt nâng cao hiệu quả huấn luyện để có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh.
Đá cầu là môn thể thao đòi hỏi vận động viên phải giải quyết hài hoà giữa các yếu tố sức nhanh, sức mạnh, sự khéo, léo đặc là kỹ thuật di chuyển bước thì mới đạt kết quả cao.
Để quá trình này thật sự có chất lượng và hiệu quả cao. Thứ nhất trong quá trình giảng dạy trên lớp bộ môn thể dục phải được sự quan tâm của nhà trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tổ chức nhiều giải thể dục thể thao để xây dựng phong trào tập luyện, rèn luyện. Thứ hai, đó là phải lựa chọn đúng đối tượng để đưa vào huấn luyện. Thứ ba, đó là phải cải tiến công tác huấn luyện, đổi mới phương pháp và tìm ra các bài tập phù hợp cho từng nội dung và cuối cùng phải tìm ra những điểm yếu, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân thất bại để từ đó tìm cánh khắc phục những nhược điểm thì mới nâng cao được thành tích.
Với hệ thống bài tập này tôi tin rằng đội tuyển điền kinh thể thao của nhà trường nói chung, đội tuyển đá cầu nói riêng trong thời gian tới sẽ có những bước đột phá và giành được nhiều giải cao.
2.Kiến nghị: Hệ thống bài tập mà chúng tôi đưa ra có thể coi là một trong những bài tập di chuyển bước đưa đến hiệu quả cao cho việc phối hợp kỹ thuật tấn công cho đội tuyển đá cầu . Bên cạnh đó có thể áp dụng, lựa chọn đối với việc học tập các kỷ thuật khác.
Vì vậy chúng tôi rất muốn các giáo viên, các huấn luyện viên của các trường cũng như các cơ sở thể dục có thể xem xét, bổ sung để áp dụng chúng vào trong quá trình giảng dạy.
- Do mức độ nghiên cứu của sáng kiến, do điều kiện thời gian, do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không thể không có những thiếu sót, những mặt còn hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên viên và các đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn chỉnh hơn, có ý nghĩa thực tiễn lớn hơn nhằm đưa các kỷ thuật của môn đá cầu nói riêng và các môn thể thao nói chung lên một tầm cao mới hoà chung vào xu thế phát triển của nền thể thao trong nước và quốc tế.
Phòng GD - ĐT Hương Sơn
Sáng kiến kinh nghiệm : Môn thể dục
Người thực hiện : Phan Thế Anh – Giáo viên
Trường Trung học cơ sở Phan Đình Phúng
Tên đề tài: “ Nghiên cứu một số bài tập di chuyển bước chân nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công cho vận động viên đá cầu trường THCS”
File đính kèm:
- SKKN ĐÁ CẦU.doc