Như chúng ta đã biết nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia và của nhân loại. Đặc biệt là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng hơn. Hơn nữa trong xu thế hội nhập quốc tế kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có những bước tiến mạnh mẽ tác động đến mọi mặt của đời sống con người , nhưng song song tồn tại vói những tiến bộ đó là là những hạn chế như đạo đức lối sống của con người có nhiều biểu hiện suy thoái. Chính vì vậy việc giáo dục con người đặc biệt về đạo đức nhân cách là hết sức quan trọng. Như Bác Hồ đã từng nói : Có tài mà kông có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó . Nhưng trong thực tế nhà tường hiện nay môn GDCD vẫn còn bị xem nhẹ trong quan niệm của đa số học sinh, phụ huynh môn GDCD vẫn là môn phụ nên học sinh chưa chú trọng học tập, tiếp thu tìm tòi còn mang tính đối phó, hời hợt chưa có tính nghiêm túc, tích cực hứng thú trong mỗi tiết học GDCD . Vì vậy kết quả rèn luyện chưa đạt được mục tiêu mà bộ môn yêu cầu . Bản thân học sinh vẫn còn vi phạm chuẩn mực đạo đức và nội quy trường lớp thậm chí còn vi phạm pháp luật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đứng trước tình trạng đó bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn xin mạnh dạn đưa ra mội vài sáng kiếm nhỏ nhằm nâng cao ý thức và hiệu quả đối với việc dạy học môn GDCD- chương trình THCS.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm- Nâng cao ý thức và hiệu quả đối với việc dạy học môn GDCD- Chương trình THCS., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009
I, Lý do chọn đề tài .
Như chúng ta đã biết nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia và của nhân loại. Đặc biệt là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng hơn. Hơn nữa trong xu thế hội nhập quốc tế kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có những bước tiến mạnh mẽ tác động đến mọi mặt của đời sống con người , nhưng song song tồn tại vói những tiến bộ đó là là những hạn chế như đạo đức lối sống của con người có nhiều biểu hiện suy thoái. Chính vì vậy việc giáo dục con người đặc biệt về đạo đức nhân cách là hết sức quan trọng. Như Bác Hồ đã từng nói : ‘‘ Có tài mà kông có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ’’. Nhưng trong thực tế nhà tường hiện nay môn GDCD vẫn còn bị xem nhẹ trong quan niệm của đa số học sinh, phụ huynh môn GDCD vẫn là môn phụ nên học sinh chưa chú trọng học tập, tiếp thu tìm tòi còn mang tính đối phó, hời hợt chưa có tính nghiêm túc, tích cực hứng thú trong mỗi tiết học GDCD . Vì vậy kết quả rèn luyện chưa đạt được mục tiêu mà bộ môn yêu cầu . Bản thân học sinh vẫn còn vi phạm chuẩn mực đạo đức và nội quy trường lớp thậm chí còn vi phạm pháp luật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đứng trước tình trạng đó bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn xin mạnh dạn đưa ra mội vài sáng kiếm nhỏ nhằm nâng cao ý thức và hiệu quả đối với việc dạy học môn GDCD- chương trình THCS.
II, Nội dung .
GDCD là bộ môn trong chương trình giáo dục nhà trường đào tạo cho học sinh có những phẩm chất : Đức- trí - thể - mỹ nhưng thực trạng hiện nay cho thấy bộ môn này vẫn chưa có một vị thế như yêu cầu đặt ra. Vì vậy bản thân
Thái Thị Lan Hương - THCS Nghĩa An
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009
tôi xin trình bày một số giải pháp để một phần khắc phục, giải quyết thực trạng,
nâng cao ý thức , hiệu quả dạy – học môn GDCD.
Chương trình GDCD-THCS nội dung được xây dựng theo quy tắc đồng quy, nâng cao từ lớp 6 đến lớp 9 chương trình ở mỗi lớp bao gồm 2 mảng kiến thức: đạo đức và pháp luật. Nên ở mỗi lớp bao gồm 2 mảng kiến thức sẽ đựợc áp dụng phương pháp khác nhau. Cụ thể - lớp 6,7 đây là đối tượng mới làm quen với môn học nên ngay từ đầu giáo viên cần rèn luỵện cho học sinh trong việc học. Đầu tiên từ phía giáo viên cần trang bị hệ thống truyện kể về đạo đức và pháp luật được in sách đạo đức, pháp luật, ở các tài liệu sưu tầm và trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Đối với học sinh - giáo viên hướng dẫn học sinh tự sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến nội dung bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể”giáo viên có thể kể chuyện về chủ tịch Hồ Chí Minh những ngày đầu buôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước , thời gian Bác sống ở Pháp hoàn cảnh sống và làm việc vất vả khó khăn, để thích nghi và chống chọi với cái rét mùa đông trước khi đi làm Bác nung các viên gạch vào lò sưởi để đêm về lại lấy ra lót nằm . Hoặc mẩu chuyện nhỏ khi Bác bị bọn Tưởng bắt ở Trung Quốc, sau hơn một năm được trả tự do sức khoẻ rất yếu Bác đã rèn luyện sức khoẻ, tập leo núi để nhanh đươc trở về nước lãnh đạo Cách mạng và nhân dân đấu tranh.
Tương tự, các bài học khác như “Tiết kiệm”-tiết 4, lớp 6 giáo viên có thể hướng dẫn hoặc cung cấp cho học sinh những câu chuyện ; “ Đôi dép Bác Hồ’’ hoặc “Ngôi nhà sàn của Bác”, chuyện “ Hũ gạo tiết kiệm ”Năm 1945..
Tương tự đối với học sinh Lớp 8,9 GV cũng áp dụng những phương pháp dạy học tương tự để nâng cao hứng thú học tập của học sinh .
Ngoài ra đối với học sinh khối 8,9 đây là đối tượng đã được làm quen với môn
Thái Thị Lan Hương - THCS Nghĩa An
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009
học, đã hình thành kĩ năng học bộ môn trong quá trình dạy - học ngoài việc cung cấp những chuyện kể có liên quan đến nội dung bài học thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khâu chuẩn bị và bài tập về nhà .Cụ thể:
- Sưu tầm những tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, bởi vì bộ môn Giáo dục công dân sử dụng giáo cụ trực quan cũng mang lại hiệu quả khá khả quan. Nó không những giúp tạo hứng thú cho bài học mà còn có ý nghĩa khắc sâu nội dung khiến thức . Đặc biệt đối với đối tượng là học sinh nông thôn điều kiện để tiếp xúc với sách báo , tài liệu có nhiều hạn chế nên thông qua việc sưu tầm tranh ảnh bài viết đã giúp học sinh có hứng thú hơn với bài học .
Ví dụ: dạy tiết 7 , bài 7- lớp 8”Tích cực tham gia các hoạt động xã hội”, tiết 5,6 ,bài 5,6 –lớp 9”Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”,”Hợp tác cùng phát triển “ giáo viên cần ra bài tập cho học sinh:
Sưu tầm những tranh ảnh , bài viết thể hiện tình hữu nghị , hợp tác cùng phát triển của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới .(Bài tập này có thể thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân).Kết quả sưu tầm được dán lên giấy khổ lớn để làm đồ dùng học tập .
Đối với phương pháp này cần tiến hành thường xuyên, liên tục ở các khối lớp và các tiết dạy sẽ tạo cho học sinh có thói quen chuẩn bị tích cực chủ động đối với môn học ,bài học. Từ đây sẽ hình thành ,tạo hứng thú hơn đối với môn học và kết quả học tập sẽ cao hơn.
Ngoài phương pháp nhỏ được trình bày ở trên có thể nâng cao ý thức và hiệu quả môn học qua các tiết ngoại khoá và hoạt động ngoài giờ bằng cách tổ chức các trò chơi với chủ đề năm học của nhà trường, chủ điểm từng tháng, những hoạt động chính trị, xã hội,văn hoá của địa phương . Đối với hình thức hoạt động
này thì khâu tổ chức, chuận bị yêu cầu cần phải công phu hơn , cả từ phía người học và người dạy.Cụ thể :
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009
Thái Thị Lan Hương - THCS Nghĩa An
Quá trình chuẩn bị từ 1 đến hai tuần (Nếu hoạt động chủ điểm năm học hoặc học kì thì thời gian chuẩn bị từ 1đến 2 tháng ).Bước chuẩn bị bao gồm :
- Hình thức chuẩn bị trò chơi.như “Rung chuông vàng ’’ , “Kính vạn hoa”, “ Bảy sắc cầu vồng ’’
- Ngân hàng câu hỏi , bài tập , tình huống phục vụ cho trò chơi.(Sân chơi được bố trí chuẩn bị theo yêu cầu tính chất trò chơi ).
- Ban cố vấn trò chơi ,những người giáo viên chuyên ngành ở trong trường, cụm...
Ví dụ : Để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức c Hồ Chí Minh” ở chương trình ngọai khoá , hoạt động ngoài giờ có thể tổ chức trò chơi “Hành trình về Kim Liên”Trong trò chơi này các câu hỏi sẽ tập trung cho đề tài về Bác đó là những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Người , các mốc lịch sử ,sự kiện gắn với con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh .
Đối với trò chơi này có thể thực hiện theo khối lớp cũng có thể thực hiện cho toàn trường .
Tuỳ vào đối tượng học sinh cụ thể giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp, với các dạng câu hỏi khác nhau, mức độ khác nhau để kết quả cuối cùng là tạo được hứng thú cho trò chơi , bổ ích cho môn học . Bởi vì đây là hình thức
“ học mà chơi,chơi mà học ” .
Ví dụ:
Câu 1: Hồ Chí Minh sinh ngày tháng năm nào? Q uê Bác ở đâu? Song thân của Bác là ai?
Câu2: Bác ra đi tìm đường cứu nướcvào ngày tháng năm nào? Nơi ra đi ở đâu?
Câu3: Bác trở về nước năm nào ? Tỉnh nào vinh dự được đón Người?
Thái Thị Lan Hương - THCS Nghĩa An
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009
Câu 4: Em hãy kể một câu chuyện kể về cuộc sống và hoạt động của Bác trong những năm ở nước ngoài ?
Câu5: Tên bài hát nói về sự kiện Bác ra đi tìm đường cứu nước? Ai là người sáng tác? Hãy hát một đoạn lời của bài hát đó?
Câu 6: Đối với Đảng và Cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò gì?
Câu 7: “ Người là cha, là bác, là anh,
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.”
Câu thơ trên viết vê ai? Của tác giả nào?
Dựa vào kiến thức lịch sử , thực tế, giáo viên và ban tổ chức cuộc chơi sẽ ra các câu hỏi bổ ích, chính xác , phù hợp với từng đối tượng nhưng phải đảm bảo tạo được hứng thú cho học sinh.)
Tương tự như vậy , giáo viên có thể tổ chức những trò chơi khác và với chủ điểm khác cũng áp dụng cách thức tương tự : Như quyền trè em , Môi trường , An toàn giao thông ,
Thực hiện những phương pháp nhỏ này không những có ý nghĩa tạo hứng thú và hiệu quả cho tiết học mà còn giúp học sinh nắm bắt những thông tin mang tính chất cập nhật, những hoạt động chính trị, xã hội của đất nước, địa phương, trường học Đồng thời còn đảm bảo được tính tích hợp, sử dụng các phương pháp dạy học mới theo yêu cầu của bộ môn và tinh thần đổi mới sách giáo khoa.
Tuy nhiên để thực sự muốn có hiệu quả cao từ những đợt ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ thì trong mỗi cuộc chơi cần mang lại cho người chơi những bất ngờ tránh sự lặp lại nhàm chán và mang lại hứng thú thực sự cho người chơi .
Qua quá trình thực hiện cho thấy phương pháp này đã tạo được hứng thú , mang
Thái Thị Lan Hương - THCS Nghĩa An
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009
lại hiệu quả cho môn học mà trong đó học sinh thực sự giữ vai trò là chủ thể còn
giáo viên là người tô chức hướng dẫn.
III. Kết luận.
Phương pháp này đã được áp dụng trong quãng thời gian chưa lâu, cách thực hiện chưa nhuần nhuyễn song thực sự đã mang lại hiệu quả khá cao . Qua quá trình điều tra , khảo sát học sinh cho thấy sau khi giáo viên tổ chức và học sinh thực hiện phương pháp này các em đã hứng thú hơn với môn học, tư giác tìm tòi ,nghiên cứu tài liệu để mang lại hiệu quả cao hơn cho mỗi tiết học . Điều đó được phản ánh qua không khí lớp học và kết quả điểm số của các bài kiểm tra.
Mặc dù bước đầu đã mang lại hiệu quả song quá trình nghiên cứu của bản thân còn nhiều non kém, tài liệu nghiên cứu còn ít nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Vậy tôi kính mong hội đồng khoa học của trường THCS Nghĩa An , Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Đàn xem xét và góp ý.
Nghã An, ngày16 tháng 5 năm 2009.
Người viết :
Thái Thị Lan Hương.
Thái Thị Lan Hương - THCS Nghĩa An
File đính kèm:
- mot vai pp giup phat huy hung thu.doc