Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đang được xã hội hết sức quan tâm, các thày cô trong các nhà trường cũng đang tích cực thực hiện nhiệm vụ đổi mới để góp phần đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết trung ương 4 khoá VI của Đảng đã xác định “ Phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Tiếp đó nghị quyết trung ương 2 khoá VIII lại tiếp tục khẳng định : “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho Học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
24 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học Lớp 6 - Bùi Văn Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầy đủ, đảm bào chất lượng, đủ về số lượng,các dụng cụ phải được lắp ráp chuẩn bị sẵn sàng tiến hành thí nghiệm.
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
Trong bước này cần lưu ý, thí nghiệm phải được bố trí chính xác, các thao tác phải đúng quy trình đảm bảo yêu cầu của từng thao tác đặc biệt là thao tác kỹ thuật và thời gian.
Trong bước này GVcó thể căn cứ vào từng bài học có thể chọn các cách sau:
- GV đặt câu hỏi à GV biểu diễn thí nghiệm à Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi à Rút ra kết luận.
- GV vừa làm thí nghiệm vừa đặt câu hỏi à Học sinh vừa quan sát vừa trả lời câi hỏi à Rút ra kết luận.
- GV biểu diễn thí nghiệm à GV đặt câu hỏi à Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi à Rút ra kết luận.
Bước 3: Quan sát, theo dõi
Tuỳ theo từng thí nghiệm mà giáo viên có thể tiến hành hay biểu diễn kết quả, cần cho Học sinh quan sát kết quả và yếu tố hay điều kiện tác động đến kết quả thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm là biểu hiện của đối tượng thí nghiệm thu thập được theo các chỉ tiêu đặt ra, xử lí kết quả thí nghiệm sẽ tìm ra được bản chất của đối tượng.
Bước 4: Rút ra kết luận
Kết quả thí nghiệm thu được cần chí rõ mối liên hệ, những dấu hiệu bản chất, tính quy luật sẽ được khái quát hoá thành các kiến thức cần lĩnh hội.
Bước 5: Nhận xét, giải thích kết quả thí nghiệm
Dựa vào kết quả thí nghiệm, Giáo viên đưa ra những nhận xét về diễn biến của Thí nghiệm, thời gian tiến hành Thí nghiệm, kết quả Thí nghiệm và dựa vào kiến thức lý thuyết để giải thích kết quả Thí nghiệm đó.
2.3.4. Những biện pháp thực hiện:
Từ thực trạng cần thiết phải có sự đổi mới trong phương pháp dạy – học để phát huy tính tích cực của người học. Với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua học tập, trao đổi với đồng nghiệp tôi đưa ra một số ý kiến trong giảng dạy sinh học 6 có sử dụng thí nghiệm thực hành mà cụ thể là hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm khi nghiên cứu tài liệu mới đạt hiệu quả cao.
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy: để hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu tài liệu mới đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải năng động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy đồng thời phát huy hoạt động của học sinh một cách tích cực nhất. Cụ thể là:
Giáo viên linh hoạt trong cách chọn phương pháp dạy và học, cách chuẩn bị phương tiện và bố trí thí nghiệm.
Học sinh nắm bắt được mục đích thí nghiệm à nhóm học sinh làm thí nghiệm à quan sát hiện tượng à giải thích hiện tượng à rút ra kết luận.
2.3.4.1. Về việc chuẩn bị bài lên lớp:
Tất cả giáo viên đều cho rằng đây là khâu rất quan trọng, quyết định tiết học có thành công hay không. Thành công ở mức độ nào, đặc biệt là đối với tiết học có tiến hành thí nghiệm học sinh:
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: giáo viên cần chuẩn bị thật đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm, mẫu vật thí nghiệm, hóa chất thí nghiệm. Nhất là giáo viên cần phải tiến hành thí nghiệm trước, đối với thí nghiệm khó cần thực hiện nhiều lần. Bên cạnh đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công để tìm biện pháp khắc phuc.
Ví dụ: thí nghiệm về sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở bài “ Vận chuyển các chất trong thân”, để thí nghiệm thành công cần chú ý các bước sau:
+ Cắt cành hoa ở trên cây xuống hoặc hoa mua đã bị ngâm nước cần để ráo nơi thoáng.
+ Cắt ngắn cành mang hoa làm giảm khoảng cách vận chuyển.
+ Cắt cuống hoa trong nước để bọt khí không làm tắt mạch dẫn.
+ Chọn mực đỏ, nên lọc cặn.
+ Nên làm trước giờ học ít nhất 12h, để thí nghiệm nơi có ánh sáng và thoáng.
Bên cạnh đó giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi gợi mở để học sinh cần phát hiện vấn đề cần giải quyết.
Ví dụ: trong bài “Quang Hợp” giáo viên đặt câu hỏi: Chất gì tác dụng với dung dịch iot thì bị nhuộm màu xanh tím? (Học sinh dựa vào thông tin trả lời câu hỏi) Từ đó học sinh xác định phần là chế tạo ra tinh bột rồi rút ra kết luận lá chỉ chế tạo ra tinh bột khi có ánh sáng.
Ngoài ra, còn sử dụng phiếu học tập để học sinh ghi kết quả thí nghiệm từ đó rút ra bản chất hiện tượng. Ví dụ: phiếu học tập.
Nhóm cây
Kích thước
Trước khi ngắt ngọn
Sau khi ngắt ngọn
Ngắt ngọn
Không ngắt ngọn
Hướng dẫn học sinh chuẩn bi là khâu không thể thiếu trước mỗi bài dạy có thí nghiệm học sinh: thông báo mục tiêu của tiết học sắp tới, yêu cầu học sinh nghiên cứu trước bài mới, nghiên cứu kĩ các thao tác thí nghiệm, chuẩn bị các mẫu vật (cây trồng), thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm làm trước ở nhà. Như vậy tiết học sẽ bớt đi thời gian hướng dẫn thí nghiệm, học sinh chủ động hơn trong hoạt động học tập, có trách nhiệm với việc tìm tòi kiến thức, kích thích các em khám phá vấn đề cần giải quyết.
2.3.4.2 Xác định phương pháp dạy học:
Để hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thành công và đạt hiệu quả trong tiết học thì xác định phương pháp dạy, sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn thành công của tiết dạy.
Phương pháp phải phù hợp, vận dụng linh hoạt, khéo léo các phương pháp sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động tư duy, phát triển năng lực cá nhân ở mức độ cao nhất trong việc tìm ra kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài “Quang hợp” trong thí nghiệm “xác định chất lá chế tạo được khi có ánh sáng”
Bước 1: Sử dụng phương pháp đàm thoại: hỏi đáp tái hiện kiến thức về chất dinh dưỡng chủ yếu trong củ khoai tây là chất bột:
Bước 2: Sử dụng phương pháp biểu diễn thí nghiệm: Iốt tác dụng với tinh bột à học sinh quan sát hiện tượng đổi màu của tinh bột.
Bước 3: Kết hợp phương pháp biểu diễn thí nghiệm với phương pháp thí nghiệm thực hành để hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm
Bước 4: Sử dụng phương pháp quan sát với phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ để giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.
2.3.4.3. Về tổ chức hoạt động Dạy – Học
Với các tiết học có thí nghiệm học sinh thì ngay đầu tiết học giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về:
Mẫu vật thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, các bước thí nghiệm, chú ý các thao tác an toàn thí nghiệm.
Phát dụng cụ thí nghiệm và phân công các nhóm làm thí nghiệm
Chú ý mỗi nhóm chỉ có số lượng học sinh từ 4 đến 6 em, phân đều học sinh khá giỏi ở các nhóm, chọn các nhóm trưởng năng động tích cực.
Đối với các bài tiến hành thí nghiệm trước ở nhà thì các nhóm báo cáo kết quả.
Quan sát kết quả đối chứng của giáo viên.
Thảo luận nhóm nhỏ.
Giáo viên luôn đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh tự phát hiện và giải quyết.
2.3.4.4 Kết hợp các phương tiện dạy học khác:
Thường nhất là sử dụng kết hợp với máy vi tính, máy chiếu, máy chiếu vật thể (camera vật thể), các tranh phóng lớn, phiếu học tập,
Ví dụ: Bài những điều kiện cho hạt nảy mầm.
Về chuẩn bị: Giáo viên làm thí nghiệm trước để đối chứng với thí nghiệm học sinh.
Phiếu học tập
STT
Điều kiện thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
Cốc 1
10 hạt đỗ để khô
Cốc 2
10 hạt đỗ ngâm ngập nước
Cốc 3
10 hạt đỗ để trên bông ẩm
Cốc 4
10 hạt đỗ xấu để trên bông ẩm
Cốc 5
10 hạt đỗ xấu để trên bông ẩm tủ đá
Hệ thống câu hỏi:
Máy chiếu chiếu phiếu học tập trên
Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 5 cốc thủy tinh, số hạt đỗ tốt, một số hạt đỗ xấu, bông, thùng đá.
2.3.5 Kết quả áp dụng sáng kiến:
Thực trạng tại các lớp về kĩ năng thực hành - thí nghiệm qua một số bài học ở môn sinh học 6 còn rất hạn chế. Qua khảo sát giảng dạy đầu năm học 2012-2013 của khối 6 tôi nhận thấy kĩ năng thực hành - thí nghiệm của học sinh như sau:
Học sinh khối 6
Kết quả khảo sát đầu năm
Chưa đạt
Đạt
Tốt
Lớp 6A (43 HS)
28/43
12/43
3/43
Lớp 6B (43 HS)
29/42
10/42
4/42
Lớp 6C (42 HS)
27/43
11/43
4/43
Tổng số
84/128
33/128
11/128
Kết quả đó cho thấy đa số học sinh chưa có kỹ năng thí nghiệm thực hành. Chính vì vậy, trong tiết học các em rất thụ động, không có hứng thú học tập. Dẫn đến kết quả chưa cao. Khi kết thúc kỳ 1 năm học 2013-2014 thì tỷ lệ học sinh có nhiều sự chuyển biến tích cực , cụ thể là:
Học sinh khối 6
Kết quả khảo sát cuối năm
Chưa đạt
Đạt
Tốt
Lớp 6A (43 HS)
12/43
21/43
10/43
Lớp 6B (43 HS)
11/42
23/42
9/42
Lớp 6C (42 HS)
14/43
19/43
9/43
Tổng số
37/128
63/128
28/128
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra một số kết luận sau:
Phương pháp dạy học mới chính là quá trình giải quyết mâu thuẩn giữa yêu cầu đào tạo con người Việt Nam mới với phương pháp dạy học theo kiểu thuyết trình tràn lan, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo về mọi mặt. Trong đó hương dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm đạt hiệu quà trong nghiên cứu tài liệu mới là phương pháp quan trọng.
Tuy nhiên với khó khăn hiện thời về phương tiện, thiết bị dạy học sẽ làm cho tiến trình thí nghiệm chưa đạt hiệu quả tốt.
Số lượng học sinh trong một lớp không quá đông để giáo viên có thể bao quát lớp dễ dàng.
Thời gian tiết học cũng là vấn đề mà giáo viên quan tâm đặc biệt.
Bên cạnh đó cũng có những thuận lợi như: Học sinh hứng thú, tích cực trong quá trình chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm từ đó phát huy được tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh.
3.2. Kiến nghị:
Ngành giáo dục cần tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao kỹ năng tiến hành các thí nghiệm cho giáo viên, để giáo viên có dịp học tập trao đổi với đồng nghiệp.
Phòng giáo dục nên tổ chức thi và kiểm tra năng lục giáo viên dạy Sinh học nói riêng và các môn khoa học thực nghiệm nói chung các kỹ năng tiến hành thực hành các thí nghiệm.
Nhà nước cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học cho các trường.
Giáo viên cần quan tâm hơn nữa đến việc chuẩn bị bài khi lên lớp.
Cần phải có kế hoạch hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
Có lớp tập huấn về giảng dạy giáo án điện tử để thiết kế thí nghiệm ảo bằng các phần mềm như Microsoft Power Point.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm thực hành sinh học 6 – Trường CĐSP Đồng Nai
Giáo trình Phương pháp giảng dạy sinh học ở trường THCS – NXB Giáo dục 2006.
“ Đổi mới phương pháp dạy học – Những khó khăn và giải pháp” Tác giả Đinh Xuân Khoa (Trường Đại học Vinh).
Tạp chí giáo dục số 48.
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách thiết kế Sinh học 6 – NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- SKKN Thi nghiem.doc