Lý do viết đề tài:
- Trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu Giáo dục-Đào tạo con người phát triển một cách toàn diện: Đức và tài. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức đầy đủ, chính xác theo qui định của chương trình thì người giáo viên còn phải quan tâm giúp các em từng bước hình thành, điều chỉnh, hoàn thiện những hành vi đạo đức phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Quá trình giáo dục, giảng dạy đó chỉ đạt kết quả tốt khi và chỉ khi người thầy giáo tổ chức thật sự hiệu quả giờ “sinh hoạt lớp”.
- Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội trong điều kiện đất nước mở rộng giao lưu và hội nhập là những hạn chế, yếu kém, tệ nạn, gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, đến giáo dục, . tác động không ít đến tư tưởng, tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh. Dạy tốt giờ sinh hoạt lớp là điều kiện tiên quyết để giáo viên kịp thời giúp học sinh thực hiện nội quy, quy định, điều chỉnh ý thức, thái độ, tình cảm trong rèn luyện đạo đức, trong quá trình học tập, ngăn chặn tình trạng suy thoái đạo đức, tệ nạn xã hội, lười và bỏ học, .
- Trong giai đoạn hiện nay, dư luận xã hội thường quy cho ngành Giáo dục quá chú trọng việc truyền thụ kiến thức mà ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, dẫn đến một bộ phận học sinh hư hỏng, mất đạo đức, thậm chí vi phạm các nội quy, quy định của nhà trường, Pháp luật Nhà nước, . thì việc thực hiện tốt tất cả các giờ sinh hoạt lớp sẽ góp phần hết sức to lớn trong việc hạn chế và chấm dứt thiếu sót này.
9 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, có trường hợp giáo viên biến giờ sinh hoạt lớp thành giờ phê bình kiểm điểm chỉ trích học sinh. Với cách làm như vậy, một bộ phận học sinh cá biệt, học tập yếu thường mặc cảm, tự ti, trầm cảm, xa lánh bạn bè, thầy cô, sợ sệt cha mẹ, dẫn đến chán học, bỏ học và có những phản ứng tiêu cực khác.
b. Thời gian dành cho tiết sinh hoạt lớp phần lớn chưa đảm bảo. Đa số giáo viên dành thời gian của tiết sinh hoạt lớp để bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em, thậm chí có giáo viên còn bỏ luôn tiết sinh hoạt lớp hoặc có tổ chức cũng qua loa không đi vào chiều sâu.
1.3- Những hạn chế, tồn tại trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp cần khắc phục, điều chỉnh:
- Đối với giáo dục đạo đức cho học sinh: Giáo viên không có điều kiện để kiểm điểm lại trong tuần qua em nào thực hiện tốt chào hỏi, lễ phép, thực hiện tốt chuẩn mực hành vi đạo đức, em nào thực hiện chưa tốt để giáo viên cùng với cả lớp có biện pháp tuyên dương hay nhắc nhở kịp thời.
- Đối với kết quả học tập: Giáo viên cũng như học sinh không có điều kiện để đánh giá lại kết quả một tuần học tập của từng cá nhân, từng bản thân. Học sinh không biết mình yếu chỗ nào, cần phải làm gì để tiến bộ hơn trong thời gian đến, học sinh bế tắc trong học tập dẫn đến chán học, nhất là việc theo dõi học tập của đôi bạn cùng tiến.
- Đối với các hoạt động giáo dục khác: Hoạt động Đội, phong trào vệ sinh môi trường, chưa có điều kiện để lớp cùng tập trung nhìn nhận lại qua một tuần thực hiện các hoạt động của Đội cũng như các hoạt động phong trào do nhà trường phát động để tuyên dương nhắc nhở kịp thời.
- Thực hiện nội quy học sinh hay thực hiện An toàn giao thông: Giáo viên và tập thể lớp không có thời gian để báo cáo cụ thể tình hình của từng đối tượng mà có biện pháp cụ thể cho từng nội dung nhất là vấn đề an toàn giao thông vì không ai theo dõi sâu sát bằng bạn bè cùng lớp hay gần nhà với các em.
- Giáo viên tổ chức giờ sinh hoạt lớp một cách khô khan, cứng nhắt, thiếu tính bao quát; học sinh thụ động chịu sự “tra tấn” của giáo viên.. hiệu quả giáo dục rất hạn chế, thậm chí nhiều trường hợp phản tác dụng.
2). Mô tả nội dung giải pháp mới:
2.1- Cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo có liên quan đến giờ sinh hoạt lớp và công tác chủ nhiệm lớp
2.2- Vận dụng kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên trong nhà trường về công tác tổ chức giờ sinh hoạt lớp đạt hiệu quả tốt.
Xem lại việc soạn giáo án: Duy trì từ đầu năm 2007 cho đến nay theo quy định của nhà trường là phải soạn giáo án tiết sinh hoạt lớp, bản thân tôi đã tiến hành theo các bước sau:
I./ Mục tiêu:
- Học sinh tự nhận xét tuần học vừa qua
- Rèn kĩ năng tự quản
- Giáo dục học sinh tinh thần làm chủ tập thể
- Nâng cao ý thức, kết quả học tập
II./ Thực hiện:
1/. Tình hình đạo đức tác phong của các em
- Lớp trưởng nhận xét đánh giá
- GV đánh giá theo khách quan của mình
2./ Học tập
- Lớp phó học tập thực hiện:
+ Các tổ trưởng báo cáo
+ Kết quả của đôi bạn cùng tiến báo cáo
+ Tuyên dương những học sinh tiến bộ
+ Yêu cầu những học sinh vi phạm giải trình lí do
+ Lớp bàn bạc thống nhất biện pháp xử lí (GV có tham gia góp ý)
+ Lớp phó học tập đề ra kế hoạch tuần đến, cả lớp bàn bạc để đi đến thống nhất cách thực hiện .
3./ Các hoạt động khác :
- Lớp trưởng nhận xét
+ Vệ sinh lớp học
+ Vệ sinh khu vực được phân công
+ An toàn giao thông
4/. Kế hoạch tuần đến
- Lớp trưởng phân công tổ trực
- GV nhắc nhở phổ biến công việc tuần đến của trường, của lớp.
2.3- Thực hành xây dựng, tổ chức, hoàn thiện giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới:
- Thời gian dành cho tiết sinh hoạt lớp phải đảm bảo như một tiết học từ 35-40 phút. Không nên cắt xén bớt thời gian để dành cho hoạt động phụ đạo học sinh yếu.
- Giáo viên xây dựng cho học sinh mô hình tự quản trong tiết sinh hoạt lớp với hình thức tổ chức cho lớp trưởng là người điều khiển còn giáo viên chỉ tham dự và góp ý, phổ biến công việc cần thực hiện trong tuần, cụ thể như sau :
a. Về mặt đạọ đức tác phong:
Giao cho từng tổ trưởng báo cáo cụ thể tình hình của tổ trong tuần qua sau đó lớp trưởng tổng hợp lại báo cáo với cả lớp, các em vi phạm giải trình lí do, nguyên nhân dẫn đến vi phạm trước lớp, cách khắc phục của bản thân để sửa chữa khuyết điểm.
b. Về mặt học tập:
Lần lượt từng tổ trưởng theo dõi báo cáo tình hình học tập của tổ trước lớp: Bạn nào tiến bộ, bạn nào chưa tiến bộ, tiến bộ ở môn nào, chưa tiến bộ ở môn nào. Sau đó các đôi bạn cùng tiến sẽ báo cáo tình hình cụ thể của nhóm mình từng ngày, từng môn (để làm được việc này mỗi tổ trưởng phải có một sổ theo dõi riêng cho bản thân, kẻ sẵn theo mẫu để điền những thông tin theo dõi cần thiết.)
- Lớp phó tổng hợp lại báo cáo trước lớp, tuyên dương những bạn tiến bộ (mặt học tập giao cho lớp phó thực hiện tổng kết nhận xét đánh giá)
- Các bạn Khá- Giỏi trong đôi bạn cùng tiến lần lượt đề ra biện pháp, kế hoạch trong tuần đến giải trình trước lớp.
- Lớp trưởng tổng hợp đưa ra để bàn bạc và đi đến thống nhất (Lớp trưởng cuối tuần phải trao đổi với bạn cờ đỏ trực trong tuần đối với lớp mình, từ đó ghi chép lại những mặt tốt và những mặt còn hạn chế của lớp để tổng hợp báo cáo trước lớp).
- Giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét đánh giá tuyên dương những em thực hiện tốt, tuyên dương, động viên những em có chiều hướng tiến bộ. Nhắc nhở những em chưa tiến bộ, sau đó phổ biến một số nội dung, kế hoạïch của trường, lớp trong tuần đến.
2.4- Kết quả đạt được sau thời gian thực hiện giải pháp mới:
Sau 2 năm tiến hành với các giải pháp trên những lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả như sau:
- Đối với giáo dục đạo đức cho học sinh: Đa số các em đều ngoan ngoãn không có em nào vi phạm về chuẩn mực hành vi đạo đức.
- Đối với học tập các em tiến bộ rõ rệt, nhất là các em yếu trong đôi bạn cùng tiến cụ thể như sau:
+ Trong năm học 2007- 2008 có em Phạm Ngọc Hải từ một học sinh yếu thường xuyên bỏ học, Phạm Minh Trường, Phan Văn Tiên từ học sinh yếu ý thức chấp hành kém đã vươn lên thành học khá.
+ Trong năm 2008- 2009 có các em: Dương Văn Thiên, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Đức Hoài, Trịnh Thị Thuý Hoài Từ học sinh yếu vươn lên Trung bình, vươn lên khá .
Thực hiện nội quy nhà trường: Đồng phục đầu tóc được nhắc nhở ngay nên các em chấn chỉnh kịp thời.
Cụ thể các em tiến bộ như sau:
STT
Họ và tên học sinh
Lỗi vi phạm
Tiến bộ
Đầu năm
GKI
CKI
GKII
1
Nguyễn Thành Tài
Thường tự ý bỏ học
5 buổi
2 buổi
1buổi
0
2
Nguyễn Đức Hoài
Đồng phục
5 buổi
2 buổi
0
0
3
Nguyễn Đức Cường
Đánh lộn
2 lần
2 lần
0
0
4
Cao Thị Mỹ Duyên
Đồng phục
3 buổi
1buổi
0
0
- Thực hiện an toàn giao thông so với đầu năm các em đã thực hiện tốt hơn, không còn tình trạng xổ xe xuống dốc hay đi hàng hai, hàng ba trên đường .
- Các hoạt động thi đua trong tuần: Từ đầu năm lớp thường xuyên nhận cờ trắng (xếp loại thi đua thấp nhất), nhưng đến nay đã vươn lên tốp đẫn đầu về nhận cờ đỏ (xếp loại thi đua cao nhất).
Mức tiến bộ của các em được thể hiện cụ thể trong từng môn học như sau:
* Môn Toán :
STT
Họ và tên
Đối tượng
Điểm các lần kiểm tra
KS Đầu năm
GKI
CKI
GKII
1
Nguyễn Đức Hoài
Học yếu
0
7
5
8
2
Nguyễn Đức Trận
Học yếu
2
8
4
7
3
Nguyễn Thành Tài
Học yếu
1
6
5
8
4
Hồ Văn Cường
Học yếu
0
3
5
6
5
Lê Thị Bích Nga
Học yếu
3
5
7
8
* Môn Tiếng Việt:
STT
Họ và tên
Đối tượng
Điểm các lần kiểm tra
KS Đầu năm
GKI
CKI
GKII
1
Nguyễn Đức Hoài
Học yếu
1
3
6
6
2
Nguyễn Đức Trận
Học yếu
0
4
5
6
3
Nguyễn Thành Tài
Học yếu
0
5
5
7
4
Hồ Văn Cường
Học yếu
0
4
5
6
5
Lê Thị Bích Nga
Học yếu
2
5
7
8
- Nhiều hoạt động phong trào do Đội, trường tổ chức bước đầu các em tham gia đã có kết quả như thi bóng đá mi ni đạt giải nhì, thi cờ vua đạt giải ba( Nữ ), thi vở sạch chữ đẹp đạt 2 giải cấp trường, thi nghi thức cấp trường vừa qua các em đã đạt giải 3 và cũng là một trong những lớp có điểm tổng kết các phần thi cao nhất của tổ.
III/. PHẦN KẾT LUẬN:
1). Khái quát các kết luận cục bộ để tìm câu trả lời đề tài:
Trên đây là các hoạt động của một tiết sinh hoạt lớp mà bản thân tôi đã thực hiện trong suốt 2 năm qua. Tiết sinh hoạt lớp cũng là một khâu trong quá trình dạy học vì vậy chúng ta không thể thực hiện một cách chung chung hay cứng nhắc, rập khuôn mà phải dựa vào tình hình thực tế của lớp, tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên một kinh nghiệm mà bản thân tôi nhận thấy để tiến hành một tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả thì người giáo viên phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ lớp thực sự vững mạnh và hiệu quả không những về mặt học tập mà còn vững mạnh về năng lực quản lí. Lớp trưởng phải có khả năng tự quản tốt để chỉ đạo các tổ thực hiện.
2). Lợi ích và khả năng vận dụng:
a. Lợi ích:
- Đáp ứng sự đổi mới trong cách đánh giá kết quả học tập.
- Khắc phục được những khó khăn vướng mắc trong từng buổi học, tuần học.
- Bảo đảm đánh giá bao quát đầy đủ nội dung học tập theo quy định.
- Giúp giáo viên kịp thời nhận định đúng thực trạng của lớp và định hướng diều chỉnh hoạt động học của học sinh cũng như hoạt động dạy của giáo viên một cách có hiệu quả nhất .
b. Khả năng vận dụng :
Các phương pháp tiến hành của một tiết sinh hoạt lớp mà tôi đã nêu là đúng từ thực tế giảng dạy và mang tính khả thi cho tất cả các lớp ở bậc Tiểu học .
3). Đề xuất, kiến nghị:
Trên đây là một số điều mà bản thân tôi đã rút ra được sau một thời gian tham gia giảng dạy lớp 4, là sự tìm tòi suy nghĩ nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp .
Tuy nhiên bản thân tôi nhận thấy để một tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả và sát với thực tế hơn thì nhà trường cần mở một chuyên đề về cách soạn giáo án tiết sinh hoạt lớp qua đó lựa chọn và xây dựng một mẫu giáo án chung phù hợp để toàn trường thống nhất soạn theo mẫu này thì tiết sinh hoạt lớp sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là đề xuất của riêng bản thân tôi rất mong quý thầy cô trong hội đồng đóng góp ý kiến để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn..
Hoài Phú, ngày 25 tháng 3 năm 2009
Người viết
File đính kèm:
- (SKKNnangcaohieuquagioSHL).doc