Làm người ai cũng có thời tuổi thơ ấu và chắc chắn rằng tuổi thơ của mỗi một người ai cũng được ông bà, cha mẹ . đưa vào những giấc ngủ với lời ru êm ả ngọt ngào, với những bài thơ câu chuyện cổ tích.
Chính vì vậy ở lứa tuổi mầm non vấn đề cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (TPVH). Là một việc rất quan trọng không thể thiếu được. Hay nói cách khác, tác phẩm văn học là một trong những môn học, tác động trực tiếp đến sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ, một cách toàn diện, giúp trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo hơn, và cũng nhằm giíup cho trẻ hiểu rằng những hành vi đạo đức tốt trong cuộc sống trẻ nhận thức được đúng đắn về những thói hư tật xấu, biết yêu thương và giúp đỡ mọi người, qua các câu chuyện, bài thơ, câu ca dao, đồng dao là dòng sữa ngọt ngào đã nuôi dưỡng dìu dắt tâm hồn trẻ, truyền vào bằng những lời ru thiết tha về tình yêu thương gia đình, quê hương, làng xóm, yêu bạn bầu, yêu những người lao động, yêu các vị lãnh tụ và thêm yêu quê hương đất nước của mình.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị sẵn tôi điều khiển trẻ tích cực hoạt động, khuyến khhích động viên trẻ giơ tay, phát biểu ý kiến, trẻ nào cũng được trả lời. Trong khi đàm thoại tôi vừa lắng nghe câu trả lời của trẻ, cứ một câu hỏi tôi cho nhiều trẻ được nhắc lại nhiều lần để sửa chữa lỗi phát âm, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, có những cháu nhút nhát không giơ tay phát biểu tôi cũng mời cháu để khhuyến khích động viên cháu trả lời và tạo cho cháu tính mạnh dạn.
Phần kể tóm tắt câu chuyện tôi thường sử dụng mô hình rối que, rối dẹt cũng như tranh tôi luôn để mô hình ở vị trí trung tâm để trẻ dễ nhìn thấy và cũng thuận
tiện trong khi sử dụng. Bố cục mô hình hợp lý kết hợp với giọng kể diễn cảm, cách điều khiển nhân vật xuất hiện đúng lúc, tạo cho giờ học sinh động cuốn hút sự chú ý của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú thích nghe cô kể chuyện. Mỗi câu chuyện, bài thơ đều có một nội dung giáo dục riêng, thông qua câu chuyện đó tôi giáo dục cho trẻ những điều tốt, biết hướng thiện đây cũng là một nội dung quan trọng, tuỳ thuộc vào nhận thức của trẻ mà tôi đặt ra nội dung những câu hỏi phù hợp với khả năng tâm lý trẻ. Những nội dung đó giúp trẻ có tình cảm sâu sắc với người thân, bạn bè, cô giáo và cảnh vật xung quanh .... Cũng qua đó rút ra cho trẻ bài học bằng cách cô cho trẻ tự liên hệ bản thân, liên hệ thực tế.
* Biện pháp 2:
Giúp trẻ hiểu sâu sắc về nội dung câu chuyện biết kể diễn cảm, biết thể hiện ngữ điệu của nhân vật. ở biện pháp này yêu cầu được nâng dần lên, nên đòi hỏi cô giáo phải có nghệ thuật lên lớp, để thu hút trẻ việc gây hứng thú khi giới thiệu bài cũng rất quan trọng kích thích suy nghĩ của trẻ giúp trẻ nhớ nhanh tên chuyện, tên nhân vật chính. Cô giáo có thể giới thiệu bằng cách, cho trẻ xem tranh chuyện hoặc nghe lời nói của nhân vật.
Ví dụ: Cô nói đối thoại của câu chuyện “Tích Chu”; “Bà ơi” bà đi đâu, bà trở về với cháu, cháu sẽ lấy nước cho bà uống “Bà ơi” rồi hỏi trẻ đây là lời của ai ? Trong câu chuyện gì ? Dù giới thiệu bằng cách nào, gián tiếp hay trực tiếp bằng lời nói hay cho trẻ xem tranh thì cũng chung cùng mục đích giúp trẻ nhớ tên nhân vật, tên tác phẩm. Trọng tâm của phần này là đàm thoại, nên tôi luôn luôn động viên khuyến khích trẻ giơ tay phát biểu tích cực hoá hoạt động của trẻ, xem trẻ là vai trò trung tâm. Muốn trẻ cảm thụ tác phẩm tốt, hiểu sâu sắc nội dung chuyện, câu hỏi cô giáo phải nêu ra có hệ thống phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, không quá cao mà cũng không quá dễ để trẻ trả lời được, kích thích suy nghĩ của trẻ nhưng có rất nhiều loại câu hỏi, câu hỏi tựa đề, câu hỏi tái tạo. Dù là loại câu hỏi nào thì cô giáo cũng phải biết sắp xếp theo hệ thống, hành động của nhân vật, giúp trẻ ghi nhớ trình tự của câu chuyện, hiểu sâu sắc nội dung câu chuyện.
Ví dụ: Chuyện: “Ai đáng khen nhiều hơn”. Ai là đứa con thương mẹ nhất ? Và ai đáng khen nhiều nhất ? “Thỏ anh ...” Sau những câu trả lời như thế tôi dừng lại để trẻ trao đổi, thoả thuận sau đó đưa ra câu hỏi trả lời, nhận xét nhân vật.
Tôi chú ý đến cách trả lời của trẻ đặc biệt ở những câu đối thoại, tôi cho từng trẻ rồi đến cả lớp nhắc lại câu hỏi. Câu hỏi nà khó tôi gợi ý để trẻ trả lời chứ không trả lời thay trẻ, trẻ trả lời xong tôi đóng vai trò “Thư ký” tổng hợp ý kiến của trẻ.
* Biện pháp 3:
Dạy trẻ kể lại chuyện, biết kể diễn cảm, thể hiện giọng kể của các nhân vật:
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo thường thích được người khác chú ý đến mình, thích được người khác khen. Vì thế để nằm gọn thành công ở biện pháp này tôi chỉ kể lại chuyện một lần cho trẻ nghe, sau đó đàm thoại theo hệ thống câu hỏi đã định sẵn, hỏi trẻ cách sử dụng ngôn ngữ thể hiện giọng điệu của nhân vật.
Ví dụ: Giọng của “Tích Chu” như thế nào ? Giọng bà tiên ra sao ? và giọng của bà “Tích Chu” lúc ốm như thế nào ? Tôi gợi ý để trẻ nhắc lại ngữ điệu mà trẻ đã biết, ở biện pháp này tôi luôn luôn tạo ra những không khí vui tươi cho trẻ. Tôi không xem đây là một giờ học mà xem đây là một buổi thi kể chuyện thực thụ, tôi đóng vai trò là người dẫn chương trình cuộc thi còn trẻ là những thí sinh nhí, được chuẩn bị chu đáo từ cách chào. Đối với một tiết học này tôi đã bổ sung hỗ trợ cho sự thành công cho tiất dạy khá nhiều. Đây là biện pháp tối ưu để tận dụng tiết kiệm được những khoảng thời gian làm quen tác phẩm, giải nghĩa từ khó, sửa lỗi phát âm, sửa lỗi diễn đạt tập cho trẻ kể chuyện. Khi trẻ thuộc chuyện tôi bắt đầu chuyển thể các câu chuyện thành kịch bản để trẻ đóng kịch nhằm mục đích khắc sâu hình ảnh nhân vật trong câu chuyện. Khi trẻ đóng kịch, trẻ thực sự được nhập vai, giúp trẻ sáng tạo hơn khi thể hiện tính cách nhân vật để trẻ thực hiện tốt vở kịch tôi đã giành nhiều thời gian dựng cảnh rồi trang phục hoá trang cho trẻ.... Trẻ được mặc quần áo hoá trang đội mũ hình thành các nhân vật, trẻ được nhập vai đóng kịch giúp trẻ ghi lại hình ảnh nhân vật một cách rõ nét, nhớ lâu. Lúc trẻ thể hiện tôi thường hướng dẫn cho trẻ thể hiện phong cách của từng nhân vật, kết hợp với điệu bộ, cử chỉ nét mặt, giọng nói nhằm giúp trẻ thể hiện tốt vai diễn của mình.
* Biện pháp 4: Kết thúc tiết học.
Để kết thúc tiết học một cách nhẹ nhàng thoải mái không cứng nhắc tôi đã nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào từng câu chuyện, từng bài thơ.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”. Qua câu chuyện này tôi giáo dục trẻ phải học tập “Thỏ anh” vì thỏ anh biết quan tâm giúp đỡ mẹ và mọi người xung quanh. Sau đó kết thúc cho trẻ chơi bằng trò chơi gắn tranh theo thứ tự câu chuyện, diễn đạt được qua nội dung tranh, rồi kết hợp đọc bài thơ “Làm anh” để mỗi tiết học và bước chuyển tiếp giữa các phần một cách nhẹ nhàng hấp dẫn.
* Biện pháp 5: Làm quen mọi lúc, mọi nơi.
Để trẻ cảm thụ tốt TPVH cũng như trả lời tốt các câu hỏi và hiểu sâu sắc nội dung câu chuyện. Việc làm quen cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi cũng là một việc làm rất cần thiết.
Một bước không thể thiếu được khi truyền thụ TPVH là phải cho trẻ làm quen ở mọi lúc, mọi nơi trước khi vào tiết dạy, cụ thể: Cô giáo kể cho trẻ nghe vài lần, cho trẻ trả lời qua ít lần những câu hỏi trong hệ thống câu hỏi đã đặt ra trong bài dạy. Giảng giải từ khó, sửa lỗi diễn đạt, cung cấp vốn từ, làm quen lời đối thoại, tập cho trẻ chơi một số trò chơi hay bài hát, bài thơ theo từng nội dung tác phẩm để phục vụ cho chủ đề câu chuyện chuẩn bị kể cho trẻ nghe, những lúc cho trẻ làm quen ngoài giờ như thế. Tôi không gò ép mà luôn luôn gần gũi, nhẹ nhàng uốn nắn trẻ để tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, cảm thụ tác phẩm. Việc học của trẻ mẫu giáo khác với trẻ ở độ tuổi khác, học gắn liền với chơi “Học mà chơi, chơi mà học”.
* Biện pháp 6: Phối hợp cùng phụ huynh.
Để dạy tốt bộ môn làm quen “TPVH” ngoài khả năng cố gắng của tôi và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường, tôi còn được sự giúp đỡ của phụ huynh. Phụ huynh cháu Ngọc ánh là một thợ mộc có tay nghề cao cũng đã đóng giúp cho lớp tôi những khung gỗ xinh xắn để sử dụng tranh chuyện. Nhờ sự tác động tích cực của phụ huynh bản thân tôi ngoài việc cố gắng dạy trẻ học tốt, còn phải tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết tầm quan trọng của việc giúp trẻ học tốt bộ môn làm quen với TPVH hiểu được tầm quan trọng của bộ môn như thế các phụ huynh đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ tôi. Sau những buổi học tôi còn tranh thủ trao đổi nội dung với phụ huynh, nhờ phụ huynh về nhà cũng cố và tập luyện thêm cho cháu, giúp cho cháu được luyện tập nhiều hơn và nắm vững môn học này.
IV - Một số kết quả đạt được.
Qua việc thực hiện chuyên đề về văn học và thực hiện những biện pháp trên tôi đã đạt được kết quả như sau:
Về phía phụ huynh đã nhận thức và hiểu rõ tầm quan trọng của bộ môn: Làm quen TPVH. Nhờ sự tìm tòi, học hỏi vận dụng những biện pháp nêu trên. Nên kết quả học tập đã thhu lại ở trẻ không phụ lòng mong muốn của tôi. Khả năng nhận thức của trẻ tăng dần theo từng giai đoạn. Các cháu ngày càng yêu thích khi nghe cô kể chuyện, đọc thơ. Khả năng kể chuyện diễn cảm, đọc thơ lưu loát của trẻ cũng
tốt hơn, đa số trẻ thuộc nhiều chuyện, yêu thích các tác phẩm văn học và mạnh dạn hơn khi kể chuyện trước đám đông. Kết quả cho thấy khả quan hơn trước khi chưa áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:
* * Khi chưa thực hiện biện pháp * * Khi đã thực hiện biện pháp
Trẻ thuộc chuyện, thuộc thơ: 45% Trẻ thuộc chuyện, thuộc thơ: 95%.
Giờ đây tôi đã yên tâm hơn đối với trẻ ở lớp tôi. Số cháu nói lắp, nói ngọng giảm đi rõ rệt, các cháu đã diễn đạt mạch lạc, nói năng lưu loát hơn, ngôn từ địa phương được thay thế bằng ngôn từ phổ thông khá chính xác.
Kết quả trên đây là con số đáng mừng của tôi. Giờ đây trẻ lớp tôi ngày càng say sưa hơn với bộ môn làm quen TPVH.
V - Bài học kinh nghiệm:
Sau khi đã áp dụng những biện pháp đã nêu ở trên tôi rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân mình như sau:
Để có một giờ dạy trẻ tốt môn làm quen với tác phẩm văn học có kết quả cao, giáo viên cần vận dụng các biện pháp tích hợp từng nội dung bài dạy.
- Chuẩn bị tốt giáo án, đồ dùng trực quan sinh động, bền đẹp.
- Cần ngghiên cứu kỹ tác phẩm.
- Cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi nơi.
- Tiếp thu những phương pháp mới để bổ sung kịp thời cho tiết dạy.
- Học hỏi bạn bè qua các giờ dạy mẫu, giờ dạy trên lớp.
- Kết hợp với phụ huynh để có sự hỗ trợ.
* Nhưng bên cạnh giáo dục chung cả lớp tôi còn chú ý đến những trẻ nói lắp, nói ngọng để có biện pháp giúp đỡ sửa lỗi cho cháu đó. Đối với những cháu có năng khiếu tôi tạo điều kiện bồi dưỡng để nâng cao năng khiếu diễn đạt vế kể chuyện của trẻ, còn đối với trẻ yếu tôi tận tình hướng dẫn giúp đỡ, khuyến khích động viên để trẻ theo kịp bạn bè cùng lớp và nâng cao chất lượng chung của lớp.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi tuy chưa phải là xuất sắc nhưng bấy nhiêu đó là sự cố gắng nỗ lực trong 2 năm vừa thực hiện nghiên cứu qua chuyên đề.
Vậy bài viết này tôi mong muốn nhận được những góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo cũng như bạn bè đồng nghiệp giúp cho tôi thực hiện mong muốn ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hơn trong giảng dạy bộ môn tôi yêu thích.
Xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo và các đồng nghiệp.
File đính kèm:
- de tai mam non.doc