Khuyến khích học sinh chủ động,tích cực,sáng tạo theo năng lực cá nhân,tránh căng thẳng,mất tự tin của học sinh.
Nhìn chung kết quả đạt được cũng khả quan nhưng chưa được như mong muốn vì:
Đối với học sinh khá giỏi thì chủ động tự học,rất ham học,rất hứng thú trong học tập, hiểu bài và làm bài rất nhanh,rất tự tin trong học tập.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số học sinh yếu thì giáo viên phải hướng dẫn cụ thể từng chi tiết thì học sinh mới làm được.Cũng có một số học sinh không chăm học, không lo học, học sinh chưa ngoan. Do đó việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh còn gặp nhiều khó khăn,khó khăn ở chỗ trình độ của học sinh không đều nhau nên dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh còn hạn
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong học tập, hiểu bài và làm bài rất nhanh,rất tự tin trong học tập.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số học sinh yếu thì giáo viên phải hướng dẫn cụ thể từng chi tiết thì học sinh mới làm được.Cũng có một số học sinh không chăm học, không lo học, học sinh chưa ngoan. Do đó việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh còn gặp nhiều khó khăn,khó khăn ở chỗ trình độ của học sinh không đều nhau nên dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh còn hạn chế.Tùy theo trình độ của mỗi lớp khác nhau,tùy theo số học sinh yếu ở trong lớp nhiều hay ít mà giáo viên có cách tổ chức và dùng phương pháp cho phù hợp với lớp của mình trong giảng dạy.Nhất là khi soạn bài,giáo viên cần tính đến đối tượng mà thực hiện cho phù hợp.
a) Thuận lợi:
- Được tham gia học tập tại đơn vị trường và đồng nghiệp.
- Tự học qua tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo Dục và tài liệu tự sưu tầm tham khảo của bản thân.
- tham gia học nhóm thảo luận,trao đổi rút kinh nghiệm.
- Xem đĩa hình liên quan đến chương trình bài học bồi dưỡng thường xuyên .
- Được dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm.
- Áp dụng trong các tiết dạy.
- Tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập theo quy định.
b) Khó khăn:
- Do trình độ học sinh không đồng đều nên khi áp dụng còn hạn chế,học sinh chưa quen.
- Bàn ghế học sinh chưa phù hợp.
- Học sinh lớp lớn áp dụng tốt hơn học sinh lớp nhỏ.
- Trình độ tư duy,vốn kiến thức cơ bản từ lớp học dưới còn yếu.Về thói quen học vẹt, ghi nhớ máy móc, chỉ tiếp nhận điều có sẵn.
c) Hiệu quả đạt được trong năm qua:
Trong quá trình áp dụng để dạy học thực tế ở lớp đã thu được những kết quả sau:
- Học sinh rất thích học,có hứng thú trong học tập,tiếp thu một cách chủ động,có hệ thống,nắm vững được các kiến thức cơ bản,có óc sáng tạo trong học tập.
- Học sinh có ý thức tự học,có mối quan hệ tốt với các bạn trong lớp,có tinh thần đoàn kết, trao đổi, học tập ở bạn,ở thầy làm cho học sinh tự tin hơn trong học tập.
- Học sinh có phương pháp tự học tập phù hợp,kỹ năng tự đánh giá,tự điều chỉnh việc học tập của mình.
d) Nguyên nhân chưa đạt được:
- Chủ quan:
+ Trong việc tổ chức hoạt động nhóm học tập,giáo viên vận dụng phương pháp chưa linh hoạt,còn gò bó,chưa mạnh dạng giao việc cho học sinh,chia nhóm quá đông,việc theo dõi giúp đỡ nhóm yếu còn hạn chế.Học sinh còn rụt rè chưa mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến trước các bạn ở lớp.
+ Giáo viên giao việc chưa cụ thể,trong khi thảo luận chỉ tập trung vào học sinh khá,giỏi còn một số em còn rụt rè nhút nhát, chưa tập trung học tập, thụ động, cả lớp còn phụ thuộc vào một đến hai em để mặc tình em đó điều khiển.
- Khách quan:
Cơ sở vật chất chưa phục vụ tốt việc đổi mới phương pháp trong cách tổ chức học sinh hoạt động nhóm, phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học chưa đầy đủ,thêm vào đó học sinh còn rụt rè chưa mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến.
2. Kế hoạch sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài:
a) Mô tả nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
- Trước kia,vai trò chủ yếu của người giáo viên là truyền thụ kiến thức cho học sinh. Nguồn thông tin chủ yếu đến với học sinh là từ người giáo viên.
- Trong dạy học phát huy tính tích cực, người giáo viên không những là người truyền thụ kiến thức, nguồn cung cấp thông tin mà còn là người tổ chức hướng dẫn quá trình học tập của học sinh.
- Trong dạy học phát huy tính tích cực, nhười học sinh không như trước kia chỉ tiếp thu thông tin một cách thụ động mà là người tiếp nhận thông tin một cách chủ động, tự tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập của mình.
- Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ đó là hoạt động của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm mục đích giáo dục.
- Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức đúng đắn. Kết quả học tập của học sinh là thước đo của giáo viên và học sinh.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú trọng vào bản thân của người học chứ không phải chú trọng vào người dạy.Trong hoạt động dạy học giáo viên cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen, năng lực học tập và tâm lý lứa tuổi. Giáo viên cần phát triển kỹ năng tự học và kỹ năng đáp ứng yêu cầu dòng tri thức không ngừng gia tăng.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tạo được mối quan hệ gần gũi với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa cá nhân với tập thể ( lớp, nhóm). Qua đó học sinh có thể chia sẽ kết quả học tập với các bạn khác, tạo điều kiện để cho học sinh trao đổi học hỏi lẫn nhau, nhằm kiểm tra kiến thức của mình để điều chỉnh, sửa chữa hoạt động học tập của mình, giúp đỡ nhau trong học tập và đào sâu kiến thức.
- Dạy học phát huy tính tích cực và tương tác cho học sinh phù hợp với quy luật của hoạt động học tập.
- Trong quá trình thực hiện, người dạy phải có sự chuẩn bị một cách chu đáo hệ thống câu hỏi, nội dung giao việc cho học sinh.
- Hoạt động học tập đòi hỏi học sinh cần có tính tự giác, tích cực và độc lập “ Không ai có thể học tập thay mình”.
- Muốn học tập có kết quả cần sử dụng tối đa các giác quan khác nhau như:Thính giác, thị giácrất quan trọng cho việc học tập. Giáo viên cần tạo điều kiện tối đa để phát huy vai trò chủ động của người học.
- Để giúp học sinh học tập tốt hơn, giáo viên cần giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh, lĩnh hội các tri thức, thông tin, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá các khía cạnh khác nhau của thông tin và sắp xếp lại thông tin.
- Người học hợp tác với các bạn cùng học để lĩnh hội thông tin, để giúp đỡ nhau trong học tập, phát triển những kỹ năng học tập của mình, hình thành và phát triển cách học.
b) Biện pháp thực hiện:
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động học tập và sử dụng nhiều phương pháp để dạy học. Việc tổ chức đó để học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập đa dạng và một dấu hiệu quan trọng của việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
- Giáo viên cần tạo điều kiện để phát huy mối quan hệ hợp tác giữa học sinh với nhau thông qua đàm thoại thảo luận qua đó học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập không chỉ dựa trên vốn hiểu biết của giáo viên và điều ghi trong sách giáo khoa mà còn dựa trên vốn hiểu biết của bản thân và của các bạn .
- Những hoạt động dạy học của giáo viên đã không chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện để học sinh lĩnh hội tri thức mà còn có tác dụng hình thành cho các em phương pháp, thói quen, ý thức tự học.
- Với cách dạy học tập như trên, giáo viên đã phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh, gây cho các em hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng, thái độ một cách vững chắc hơn.
c) Dự kiến hiệu quả đạt được:
Trong quá trình áp dụng để dạy học thực tế ở lớp đã thu được những kết quả sau:
- Học sinh rất thích học, có hứng thú trong học tập, tiếp thu kiến thức một cách chủ động , có hệ thống, nắm vững được các kiến thức cơ bản , có óc sáng tạo trong học tập.
- Học sinh có ý thức tự học, có mối quan hệ tốt với các bạn trong lớp, có tinh thần đoàn kết, trao đổi, học tập ở bạn, ở thầy làm cho học sinh tự tin hơn trong học tập.
- Học sinh có phương pháp tự học tập phù hợp, kỹ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh việc học tập của mình.
3. Tổ chức thực hiện:
- Công tác chỉ đạo: Được sự quan tâm nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường đã giúp tôi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Công tác phối hợp: Đa số đội ngũ giáo viên nhiệt tình nhiều kinh nghiệm, tận tình với nghề, tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới, việc xây dựng nề nếp, quản lý học sinh trong lớp khá tốt tạo điều kiện thuận Lợi trong việc tổ chức các hoạt động học tập.
4. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học, qua nghiên cứu 23 bài đã học và trao đổi học hỏi đồng nghiệp, giúp cho bản thân tôi hiểu biết thêm về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu giáo dục. Tôi sẽ không ngừng học hỏi ở các bạn đồng nghiệp và của trường để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mỗi bài học đều là kinh nghiệm quý báo, phù hợp và hiệu quả là giáo viên cần phải đào sâu nghiên cứu, áp dụng nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong công tác chuyên môn.
Tuy nhiên muốn đạt được kết quả dạy học như mong muốn còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là khả năng áp dụng kỹ thuật người dạy là chính.
XÁC NHẬN CỦA BGH Người thực hiện SKKN
TRẦN NGỌC HIỀN
Chú ý: Thầy Hiền phải xem lại đề cương SKKN trường gửi mới nhất để làm cho đúng các tiêu đề.
File đính kèm:
- HiềnR.doc