Để dạy và học phát huy tính tích cực của học sinh, những năm qua nhiều phương pháp và hình thức dạy học mới đã thực sự đưa vào trường tiểu học.
Việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho trẻ một con người toàn diện, có tố chất năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng trong xã hội hiện nay. Do vậy việc tích lũy phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên.
Do đặc điểm học sinh Tiểu học “ Tiềm tàng khả năng phát triển” nên người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh có điều kiện “Trải nghiệm và thử thách”. Qua trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập tích cực, chủ động, tự giác dựa trên nhu cầu hứng thú, sự tương tác lẫn nhau trong học tập. Từ đó học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, các em được phát triển nhiều mặt nhằm vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
21 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5132 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi và học tập ở môn Lịch sử, Địa lý lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Tên một quần đảo nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Câu 5. Đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà của Tổ Quốc
Câu 6. Tên đồng bằng lớn nhất nước ta.
Câu 7. Đây là một tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn.
c. Cách thực hiện:
- Sau khi giáo viên tổ chức hoạt động để tìm hiểu nội dung ôn tập, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này.
Giáo viên chia lớp thành 2 – 4 đội ( tùy vào số lượng học sinh). Giáo viê đưa ra ô chữ gồm hàng ngang và hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là nội dung kiến thức đã học kèm theo lời gợi ý.
Ví dụ khi giáo viên nêu “ô số 1 hàng ngang có 6 chữ cái” kèm theo lời gợi ý: Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói tới đồng bằng Nam Bộ.
Mỗi nhóm chơi sau khi nghe lời gợi ý xong suy nghĩ hội ý và phất cờ để giành quyền trả lời. Nhóm nào phất cờ trước, trả lời nhanh, đúng ghi được 10 điểm. Nhóm nào sai nhường quyền trả lời cho nhóm khác . Trong khi các nhóm trả lời giáo viên ghi lại các từ đó lên bảng để học sinh dưới lớp đối chiếu từ đó với ô chữ đã có và kiến thức đã học xem đã đúng chưa, nếu học sinh và giáo viên nhận xét đúng thì giáo viên ghi đáp án đó vào “Ô chữ kỳ diệu”
Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều diểm nhất
Từ tìm được từ hàng dọc được 20 điểm
Trò chơi kết thúc khi các ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc được đoán ra. Khi đó, giáo viên tuyên dương khen ngợi đội nào thắng cuộc, động viên, khích lệ đội còn lại.
Trò chơi này đã áp dụng với môn Lịch sử các bài: 5,bài 23, 32; phân môn Địa lí với 8. Qua áp dụng cho thấy các em thích học môn này, chuẩn bị bài tốt, nhớ lâu và hiểu kĩ bài học.
V
Ư
A
L
U
A
1.
B
I
Ê
N
Đ
Ô
G
N
2.
Ê
Đ
Ê
3.
A
S
G
N
Ơ
Ư
T
R
4.
G
N
P
H
A
N
X
I
P
Ă
P
5.
N
A
M
B
Ô
M
U
Ô
I
6.
7.
Ô chữ hàng dọc: Việt Nam
PHẦN THỨ III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. SỰ CHUYỂN BIẾN SAU KHI VẬN DỤNG “TRÒ CHƠI HỌC TẬP” VÀO DẠY HỌC.
1. Về phía giáo viên:
Sau khi thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên đứng lớp , dự giờ thăm lớp khối 4, thực tế cho thấy: Giáo viên đứng lớp rất quan tâm đến việc vận dụng các “Trò chơi học tập” vào dạy môn lịch sử và địa lý bởi vì : vận dụng các trò chơi học tập vào các hoạt động dạy học làm thay đổi hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học sẽ kích thích học sinh hứng thú chủ động chiếm lĩnh kiến thức do đó kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Học sinh học tập đạt kết quả cao là thành quả mong đợi của mỗi giáo viên.
Ngoài thay đổi hình thức dạy học thì việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học còn giúp cho giáo viên bớt đi khâu thuyết trình nhàm chán, không phải dùng nhiều lời để truyền đạt kiến thức mà chỉ cần hướng dẫn, cố vấn mà vẫn đảm bảo học sinh là chủ thể của mọi hoạt động.
2.Về phía học sinh:
Sau khi dự giờ thăm lớp, trao đổi với học sinh cùng giáo viên khối 4 rút ra được thực tế:
+ Khi vận dụng trò chơi học tập, học sinh cảm thấy thích thú,phấn khởi hăng say xây dựng bài, mạnh dạn phát biểu ý kiến.
+qua các trò chơi học sinh xây dựng cho mình thói quen tìm hiểu kĩ càng có mục đích, có khoa học các vấn đề xung quan,chuẩn bị tốt bài học trước khi lên lớp để có lời trình bày hợp lí., hấp dẫn người nghe.
+ Học sinh trình bày được những điều “Tự mình khám phá” nên cảm thấy vinh dự trước các bạn, đó cũng là một dộng cơ để khuyến khích các em có ý thức học tập, làm việc tốt hơn.
+ Khi cùng nhau chơi, học sinh mạnh dạn hỏi bạn những vấn đề chưa rõ do đó những nội dung học tập được tìm hiểu một cách đầy đủ, cặn kẽ, cụ thể hơn.
+ Khi học bằng cách “Chơi các trò chơi” học sinh rất chăm chú , do đó những hình ảnh, những lời nói, những kiến thức được đề cập đến giúp các em khắc sâu hơn.
+ Đôi khi học sinh đưa ra được những ý tưởng, những kinh nghiệm sát với thực tế mà ở sách giáo khoa chưa đề cập tới và như vậy qua trò chơi học sinh dược trang bị thêm kiến thức sống.
+ Trò chơi còn khắc phục tính nhút nhát của học sinh,tập cho học sinh trình bày trước tập thể đông người các vấn đề.
*Nói tóm lại “Học vui – Vui học” trong môn Lịch sử và địa lý lớp 4 đã góp phần không nhỏ vào kết quả học tập của học sinh.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào tổ khối và lớp mình dang dạy, kết quả chuyển biến rõ rệt, cụ thể như sau:
*. Tình hình phát biểu xây dựng bài:
- Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:30%
- Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 90%
* Tình hình tham gia “Trò chơi học tập”
- Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:50%
- Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 100%
* Thái độ manh dạn, nhanh nhẹn, có năng khiếu diễn đạt ngôn ngữ:
- Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:20%
- Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 80%
* Chủ động tìm tòi học hỏi, hiểu kĩ và nhớ lâu hơn:
- Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:30%
- Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 90%
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy thái độ nhút nhát , thụ động, giảm dần thay vào đó là thái độ mạnh dạn, hăng say phát biểu chủ động chiếm lĩnh kiến thức tăng lên. Do đó kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Kết quả trên góp phần hình thành con người toàn diện giúp học sinh vận dụng kết quả vào thực tiễn và là nền tảng vững chắc trên con đường học tập của các em.
SỐ LIỆU TỔNG HỢP QUA CÁC KỲ KIỂM TRA
Kết quả kiểm tra cuối kỳ II môn Lịch sử và Địa lí của khối 4
năm học 2006 – 2007
Môn
TS HS
Điểm trên TB
Điểm dưới TB
Lịch sử và Địa lí
182
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
142
78,02 %
40
21,98 %
Kết quả kiểm tra cuối kỳ I môn Lịch sử và Địa lí của khối 4
năm học 2007 – 2008:
TS
Điểm trên trung bình
Điểm dưới trung bình
141
9 -10
7- 8
5 - 6
Tổng cộng
3 - 4
1 - 2
Tổng cộng
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
22
15,6
61
43,3
52
36,9
135
95,7
6
4,3
6
4,3
II. BÀI HỌC KINH NHIỆM
Qua vận dụng thực tế đã nhận thấy nếu giáo viên đầu tư tốt vào khâu chuẩn bị , hướng dẫn và tổ chức cho các em chơi trò chơi trên một cách thường xuyên, các em sẽ thực hiện tốt, giờ học sẽ sôi nổi, hứng thú và đạt kết quả rõ rệt .
Việc ghi điểm tốt khi học sinh chơi đạt hiệu quả hơn. Mỗi giờ giáo viên kiểm tra đánh giá cho diểm ít nhất ½ lớp.
Thông qua trò chơi học tập tình cảm bạn bè cũng chuyển biến tốt.
Để tổ chức trò chơi giáo viên cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp tự đề ra các tình huống sư phạm để có thể ứng xử nhanh trong tiết dạy.
Giáo viên có kiến thức vững vàng, hiểu biết rộng . có như vậy mới chủ động giải quyết những câu hỏi bất ngờ do học sinh đưa ra.
Tuy nhiên trò chơi trên chỉ đạt hiệu quả khi:
+ Tổ chức cho học sinh được chơi thường xuyên trong các giờ học, để các em không lúng túng, mất nhiều thời gian của tiết học.
+ Giáo viên phải linh động ứng xử nhanh các tình huống xảy ra khi học sinh chơi.
+ Cần nhắc nhở học sinh giữ ý thức trật tự trong khi chơi (nếu học sinh ồn ào) để khỏi ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
III. KẾT LUẬN – KIẾN
1.Kết luận
Qua thời gian vận dụng các trò chơi học tập vào các hoạt dộng dạy học trong toàn khối đã đạt được kết quả rất khả quan, so với năm học 2006 – 2007 thì năm học 2007 -2008 chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt.
Như vậy việc đưa trò chơi học tập vào dạy học môn Lịch sử và Địa lí đã góp phần phát huy tính tích cực của học sinh. Các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động và tích cực, không bị gò bó, nhồi nhét. Ngược lại cả thầy và trò đều thoải mái, gần gũi nhau tuy nhiên sáng kiến vẫn còn thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo góp ý bổ sung để bản sáng kiến được hoàn thiện và đưa vào sử dụng rộng rãi trong dạy học.
2. Kiến nghị
Để việc dạy và học môn Lịch sử và Địa lí đạt hiệu quả, ngoài các đồ dùng dạy học như tranh ảnh, lược đồ, bản đồ mong rằng các cấp lãnh đạo bổ sung thêm một số băng đĩa tư liệu và các thiết bị nghe- nhìn. Hằng năm, tổ chức cho học sinh có các buổi học ngoại khóa như tham quan các di tích lịch sử và cảnh đẹp của địa phương.
Thiện Hưng, ngày 17 tháng 4 năm 2008
Người viết
Hoàng Văn Minh
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài trang 2
II. Tình hình thực tế chung hiện nay trang 3
III. Đối tượng nghiên cứu trang 5
IV. Phương pháp nghiên cứu trang 5
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Tác dụng của trò chơi học tập trang 6
II. Trình tự thao tác trò chơi học tập trang 6
III. Cách tiến hành cụ thể một số trò chơi trang 7
1. Trò chơi “Chọn số” trang 7
2. Trò chơi “Xem ai nhớ nhất” trang 8
3. Trò chơi “Mặt xanh mặt đỏ” trang 10
4. Trò chơi “ Ai chỉ đúng” trang 11
5. Trò chơi “Ghép từ” trang 12
6. Trò chơi “Ô chữ kì diệu trang 14
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Sự chuyển biến sau khi vận dụng trò chơi học tập trang 16
II. Bài học kinh nghiệm trang 18
III. Kết luận, khiến nghị trang 18
File đính kèm:
- SKKN LICH SU DIA LI LOP 4.doc