Trong xã hội hiện đại, TDTT được coi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để phát triển con người một cách toàn diện ( Đức -Trí - Thể - Mỹ). Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành Thể dục thể thao Việt Nam cũng có những thay đổi theo xu hướng phát triển của thời đại. Chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới công tác giáo dục và đào tạo để đáp ứng những yêu cầu cấp bách của xã hội, phấn đấu Thể dục thể thao sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu và yếu kém trong khu vực, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh và nhảy vọt.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ Lớp 9 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh học nội dung nhảy xa kiểu “Ngồi”.
Thực hiện được công việc này thực chất chúng ta đã giải quyết xong nhiệm vụ 1. Nhảy xa là hoạt động hết sức cơ bản và rất cần thiết đối với cuộc sống con người. Để phát triển thể chất cho con người, ngay từ thời xa xưa, người ta đã coi nhảy xa là phương tiện giáo dục thể chất hết sức quan trọng. Tuy vậy, xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường cũng như của học sinh hiện nay. Trong quá trình giảng dạy và kiểm tra kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Tôi thấy học sinh thường thực hiện động tác mà không nắm vững cơ sở lý thuyết kỹ thuật, coi thường môn học, vì thế kết quả đạt được chưa cao nếu không nói là còn thấp.
Vì vậy là một giáo viên dạy bộ môn Thể dục trong nhà trường, tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp mới. Qua tham khảo tài liệu, học hỏi ở đồng nghiệp và đặc biệt là qua thực tế giảng dạy tại trường tôi đã áp dụng một số phương pháp tập luyện và những bài tập, nhằm nâng cao kĩ thuật và thành tích nhảy xa của học sinh nữ khối lớp 9 .
Trước khi áp dụng những bài tập và phương pháp mới, tôi chọn 10 học sinh nữ lớp 9A làm nhóm đối chứng(A1) và 10 học sinh nữ lớp 9B làm nhóm thực nghiệm (A2). Để kiểm tra kết quả ban đầu với nội dung kiểm tra kỹ thuật và thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi”. Phần kiểm tra kỹ thuật tôi chia thành các mức cho điểm như sau: (Tính theo bảng tiêu chuẩn RLTT).
- Điểm 9 -10: Thực hiện đúng kỹ thuật cả bốn giai đoạn và thành tích đạt mức “Giỏi” là : 290 cm trở lên.
- Điểm 7 -8: Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn trên không và thành tích đạt mức “Khá” là : 270 cm - 289 cm.
- Điểm 5 - 6: Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn trên không, nhưng chưa đạt thành tích mức “Đạt”là 230 cm hoặc thành tích đạt mức “Đạt”nhưng kỹ thuật giai đoạn trên không thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Điểm 3 - 4: Thực hiện không đúng kỹ thuật và thành tích không đạt ở mức “Đạt”là 230 cm.
Trước khi thực nghiệm kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Kết quả kiểm tra ban đầu
(Nhóm đối chứng A1)
TT
Họ và tên
Kỹ thuật đạt được
Thành tích đạt được (cm)
1
Phạm Thị Định
5 - 6
265
2
Hoàng Thị Hằng
5 - 6
230
3
Nguyễn Thị Thu Hằng
5 - 6
288
4
Nguyễn Thị Hường
7 - 8
270
5
Dương Thị Ngọc Huyền
5 - 6
268
6
Hoàng Ngọc Lan
5 - 6
270
7
Hoàng Thị Liêm
5 - 6
270
8
Nguyễn Thanh Nga
3 - 4
228
9
Đinh Thị Anh Thư
3 - 4
215
10
Dương Thị Quyến
7 - 8
290
(Nhóm thực nghiệm A2)
TT
Họ và tên
Kỹ thuật đạt được
Thành tích đạt được (cm)
1
Dương Hoàng Anh
7 - 8
285
2
Dương Thị Bình
3 - 4
227
3
Hoàng Minh Hiền
5 - 6
273
4
Đặng Thị Hương
7 - 8
290
5
Hoàng Thị Huyền
3 - 4
225
6
Lý Thị Việt Linh
7 - 8
285
7
Dương Thảo Nguyên
5 -6
267
8
Tạ Lan Phương
5 - 6
270
9
Bàn Thị Thoan
3 - 4
266
10
Nguyễn Thị Thương
5 - 6
268
Sau khi tôi tiến hành kiểm tra ban đầu thì thấy thành tích và kỹ thuật của hai nhóm tương đương nhau. Cụ thể nhóm A1 chỉ đạt được 80% điểm trung bình trở lên còn lại là yếu. Nhóm A2 cũng chỉ đạt được 80% điểm trung bình trở lên còn lại là yếu. Tính theo tỷ lệ %
Nhóm đối chứng A1
Số lượng
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
02
20
03
30
04
40
01
10
Nhóm thực nghiệm A2
Số lượng
Yếu, kém
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
02
20
03
30
04
40
01
10
Để xây dựng cho học sinh có thái độ học tập đúng, học sinh tích cực chủ động sáng tạo, hiểu kỹ thuật trong từng giai đoạn để tập luyện kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”, của nhóm thực nghiệm ( A2), tiết đầu tiên trong chương Nhảy xa, tôi cho học lý thuyết bằng giáo án điện tử, để tiện việc phân tích kĩ thuật từng giai đoạn, qua trình chiếu học sinh dễ nắm bắt được điểm then chốt của động tác. Ví dụ : Giảng giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa là một trong những giai đoạn quan trọng nhất nó quyết định đến thành tích của người nhảy. Góc độ giậm nhảy phải hợp lý đạt từ 70-800 ( số 6, H13a )
a) b)
Hình 13
Nếu góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá sẽ ảnh hưởng đến thành tích . Trên hình 14, khi người nhảy giậm nhảy với góc độ 2 đúng góc độ giậm nhảy sẽ đạt thành tích xa nhất, khi giậm nhảy với góc độ 1hoặc 3 chưa đúng góc độ giậm nhảy, do vậy thành tích thấp hơn.
Hình 14
Từ cơ sở của lý thuyết, kết hợp với động tác mẫu của giáo viên các em nắm vững kiến thức và biết vận dụng vào thực hành, tạo cho các em tính hứng thú trong học tập, từ đó thực hiện đúng kỹ thuật động tác, thành tích sẽ được nâng cao. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng là một trong những phương tiện để đạt được hiệu quả học tập cao hơn.
* Phương pháp tập luyện và hiệu quả tập luyện của hai nhóm.
Muốn đổi mới phương pháp tập luyện, trước tiên phảI đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy cho học sinh để đạt được kết quả cao, trước khi tập luyện phải xây dựng khái niệm: Thế nào là nhảy xa? Nhảy xa xuất phát từ đâu? Nhảy xa có tác dụng gì cho sức khoẻ?... Sau đó mới tiến hành giảng giải phân tích, làm mẫu động tác đẹp, chính xác, cho học sinh xem tranh ảnh. Cuối cùng tôi mới cho các em tập luyện theo phương pháp mà tôi và các đồng nghiệp đã đúc rút ra trong những năm công tác tại trường.
Biện pháp này cũng chính là đi giải quyết nhiệm vụ 2. Để làm tốt công việc này tôi đã bố trí thời gian tập luyện 7 tiết trong 7 tuần (một tiết dạy 2 nội dung), tiết thứ 8 kiểm tra kết thúc cho cả hai nhóm. Trong đó nhóm đối chứng (A1) tập các bài tập theo PPCT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn nhóm thực nghiệm (A2) tập theo phương pháp mới mà tôi và các đồng nghiệp đã đúc rút ra trong quá trình giảng dạy và công tác.
Qua 7 tuần áp dụng giảng dạy cho nhóm thực nghiệm theo phương pháp mà tôi đã lựa chọn. Thêm vào đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn nhắc nhở động viên các em về nhà tập luyện. Vì điều kiện ở nhà không có sân bãi tập luyện nên các em chỉ tập các bài tập bổ trợ kỹ thuật và tập thể lực do giáo viên đề ra. Trong giờ dạy tôi luôn áp dụng luân phiên các phương pháp tập luyện, đặc biệt là phương pháp trò chơi, thi đấu, gây hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh trong tập luyện nhảy xa.
* Các phương pháp tập luyện:
- Làm mẫu kết hợp với giảng giải.
- Phân đoạn và hoàn chỉnh.
- Luyện tập bắt chước.
- Luyện tập lặp lại.
- Luyện tập nâng cao dần yêu cầu.
- Trò chơi và thi đấu.
- Trực quan gián tiếp (xem tranh ảnh), băng hình qua giáo án điện tử.
- Sửa sai và giúp đỡ.
Đặc biệt trong quá trình tập luyện cho học sinh hình thành giai đoạn bước bộ trên không tôi sử dụng bục giậm nhảy, để tăng độ cao của cơ thể so với hố cát. Từ đó học sinh có thời gian trên không được lâu hơn để hình thành động tác bước bộ trên không, để củng cố giai đoạn giậm nhảy và giai đoạn trên không, tôi vận dụng bài tập giậm nhảy vượt chướng ngại vật ( sử dụng xà ngang, cột nhảy cao) để đạt được đúng góc dộ giậm nhảy( 70-800) và thu cao 2 gối hình thành tư thế ngồi xổm trên không. Bên cạnh đó tôi luôn áp dụng phương pháp chia nhóm tập luyện, có quay vòng để tăng cường lượng vận động, các em sẽ có thời gian tập luyện nhiều hơn, giảm được thời gian chờ đợi, đồng thời cũng phát huy được khả năng tự quản của học sinh trong giờ học. Trước khi chia nhóm tập luyện, tôi thường đưa ra yêu cầu về kỹ thuật và an toàn, hướng dẫn cho học sinh về đội hình tập luyện và các khẩu lệnh.... Đưa những điều này thành một trong những nội dung thi đua cho từng tổ để các em tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Điều quan trọng hơn là phải đảm bảo an toàn cho các em trong tập luyện và thi đấu.
VI. Kết quả ứng dụng
áp dụng những phương pháp và các bài tập trên, sau 7 tuần tập luyện tôi đã kiểm tra và thu được kết quả như sau:
Bảng 2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
(Nhóm đối chứng A1)
TT
Họ và tên
Kỹ thuật đạt được
Thành tích đạt được (cm)
1
Phạm Thị Định
7 - 8
275
2
Hoàng Thị Hằng
5 - 6
235
3
Nguyễn Thị Thu Hằng
7 - 8
295
4
Nguyễn Thị Hường
7 - 8
269
5
Dương Thị Ngọc Huyền
5 - 6
272
6
Hoàng Ngọc Lan
7 - 8
272
7
Hoàng Thị Liêm
7 - 8
272
8
Nguyễn Thanh Nga
5 - 6
232
9
Đinh Thị Anh Thư
3 - 4
220
10
Dương Thị Quyến
9 -10
297
(Nhóm thực nghiệm A2)
TT
Họ và tên
Kỹ thuật đạt được
Thành tích đạt được (cm)
1
Dương Hoàng Anh
9 - 10
295
2
Dương Thị Bình
5 - 6
235
3
Hoàng Minh Hiền
9 - 10
285
4
Đặng Thị Hương
9 - 10
298
5
Hoàng Thị Huyền
5 - 6
232
6
Lý Thị Việt Linh
9 -10
296
7
Dương Thảo Nguyên
7 - 8
270
8
Tạ Lan Phương
7 - 8
277
9
Bàn Thị Thoan
7 - 8
272
10
Nguyễn Thị Thương
7 - 8
273
* Tính theo tỷ lệ % kết quả của 2 nhóm sau thực nghiệm :
Nhóm đối chứng A1
Số lượng
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
01
10
03
30
04
40
02
20
Nhóm thực nghiệm A2
Số lượng
Yếu, kém
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
0
0
02
20
04
40
04
40
VII. Kết luận:
So sánh kết quả của hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thì ta thấy phương pháp tập luyện của nhóm thực nghiệm có tính ưu việt hơn phương pháp tập luyện của nhóm đối chứng và có giá trị áp dụng vào thực tiễn trong giảng dạy nội dung Nhảy xa ở trường THCS .
Qua kết quả thu được ta thấy nhóm đối chứng A1 thành tích và kỹ thuật thấp hơn so với nhóm thực nghiệm A2, đã có sự khác biệt về kĩ thuật và thành tích giữa hai nhóm. Điều này chứng tỏ phương pháp cải tiến tôi đưa ra là hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh nữ lớp 9 tại trường THCS Thị trấn Bắc Sơn nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy./.
* Kết quả giảng dạy năm học 2010-2011 : Tổng số HS : 135
Trong đó : Giỏi 45 HS tỷ lệ 33,3 % ; Khá 53 HS tỷ lệ 39,3 % ;
TB 37 HS tỷ lệ 27,4 % ; Yếu : 0
Người viết
Nguyễn Văn Toan
Nhận xét và xác nhận của nhà trường
Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá, xếp loại .
Nhận xét và xác nhận của phòng giáo dục & đào tạo
Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá, xếp loại .
Nhận xét và xác nhận của hội đồng thi đua khen thưởng huyện bắc sơn
Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá, xếp loại .
Nhận xét và xác nhận của sở giáo dục & đào tạo
Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá, xếp loại .
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem mon The duc.doc