Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp sửa sai trong tập luyện đội hình đội ngũ (Bản đẹp)

Hiện nay trong tất cả các nội dung học của bộ môn thể dục. tất cả các tiết học thực hành đều bắt đầu từ việc tập trung hàng ngũ, ổn định, báo cáo. Sau đó mới đến nội dung học cụ thể. Thế nhưng trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có những học sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, thậm chí còn có những em không nghe theo sự hướng dẫn của các em trong ban cán sự lớp.

Vì vậy ngoài việc rèn luyện giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe và thư giãn sau những giờ học lý thuyết căng thẳng thì việc rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tác phong nhanh nhẹn, tư thế cơ bản đúng góp phần hình thành nhân cách. Đó chính là những nội dung trong chương đội hình đội ngũ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp sửa sai trong tập luyện đội hình đội ngũ (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết học thực hành đều bắt đầu từ việc tập trung hàng ngũ, ổn định, báo cáo. Sau đó mới đến nội dung học cụ thể. Thế nhưng trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có những học sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, thậm chí còn có những em không nghe theo sự hướng dẫn của các em trong ban cán sự lớp. Vì vậy ngoài việc rèn luyện giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe và thư giãn sau những giờ học lý thuyết căng thẳng thì việc rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tác phong nhanh nhẹn, tư thế cơ bản đúng góp phần hình thành nhân cách. Đó chính là những nội dung trong chương đội hình đội ngũ. Một điều tôi muốn nhắc lại đó là trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có những học sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, thậm chí còn có những em không nghe theo sự hướng dẫn của em chỉ huy. Mà ở nội dung đội hình đội ngũ lại rất cần sự nhanh nhẹn, tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật cao. Không chỉ những em lớp 6 mới chuyển cấp vào bậc THCS còn bỡ ngỡ mà chính ngay các em đã được học lên đến lớp 8, lớp 9 cũng vẫn chưa có ý thức trong việc tập trung ổn định đội hình. Dù đã có nhiều giáo viên chọn nội dung đội hình đội ngũ ( ĐHĐN ) để làm đề tài thảo luận, trao đổi thế nhưng qua những lần tham khảo trao đổi và qua thời gian dạy tại trường cũng như quan sát các đồng nghiệp tôi nhận thấy vẫn có những thiếu sót, ý thức chấp hành hiệu lệnh tập trung của học sinh vẫn chưa cao. Dù vậy trong đề tài này tôi chỉ xin nêu ngắn gọn một số bước giảng dạy trong chương ĐHĐN nói chung và việc tập trung đội hình, dóng hàng và ổn định tổ chức mà qua 3 năm giảng dạy ở bặc THCS mà tôi đã đúc rút ra được để cùng trao đổi, đóng góp cùng với các Thầy ( Cô ), các bạn đồng nghiệp sắp và đang giảng dạy môn Thể Dục để cho bộ môn của chúng ta ngày càng phát triển, được coi trọng như các môn khác chứ không phải chỉ là 1 “ môn phụ ” mà 1 số em đã có suy nghĩ. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này. II/. ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1. Đối Tượng Nghiên Cứu : - Các em học sinh khối 6 – 7 – 8 – 9 đang học tập, rèn luyện trong nhà trường. - Sách giáo viên môn thể dục 6 – 7 – 8 – 9. - Phim : các tiết dạy mẫu của Trung Tâm Nghe Nhìn Giáo Dục. - Một số tài liệu tham khảo khác. 2. Nhiệm Vụ Nghiêu Cứu : - Chọn đề tài thích hợp với công tác giảng dạy của bản thân. - Góp phần vào hòan thiện nhân cách cho học sinh, giúp học sinh có tác phong nhanh nhẹn, tính kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần tập thể và tư thế cơ bản đúng. - Qua đó giúp cho các Thầy ( Cô ), các bạn đồng nghiệp dễ dàng quản lý, hướng dẫn học sinh tập luyện có hiệu quả trong thời gian tới. 3. Phương Pháp Nghiên Cứu : - Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. - Đọc, nghiên cứu tài liệm và xem phim tư liệu. - Quan sát và điều tra tình hình tham gia học tập trước và sau khi thực hiện đề tài. B. NỘI DUNG I/. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : 1. Thuận Lợi : - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ nhóm chuyên môn. - Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn. - Học sinh tiếp thu nhanh, hăng hái tập luyện, biết vượt khó, dễ uốn nắn, sửa sai. - Lực lượng giáo viên nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm trong công tác. - Hiện nay việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển và được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm.. - Ý thức tập luyện của học sinh đã hình thành từ những năm trước thông qua sự giáo dục, nhắc nhở của các giáo viên trong nhà trường. 2. Khó Khăn : - Vẫn còn 1 số giáo viên quản lý học sinh trong giờ học chưa nghiên túc, vẫn để các em chạy nhảy, nô giỡn mà không nhắc nhở hay xử lý. - Sỉ số học sinh quá đông ( 50 -56 học sinh/lớp ) nên việc bao quát lớp ở trong giờ thực hành còn hạn chế, việc sửa sai cho học sinh của giáo viên và mức độ tiếp thu của học sinh còn hạn chế. - Học sinh từ nhiều trường chuyển về nên mức độ tiếp thu của các em khá chênh lệch, không đồng đều. - Học sinh xuống sân vẫn chưa chủ động tập trung vào hàng theo quy định. - Sân bải tập luyện quá nhỏ, không có sân tập riêng. 3. Số Liệu Thống Kê : NỘI DUNG KHỐI 6 KHỐI 7 KHỐI 8 KHỐI 9 Ý thức tập trung nhanh – thực hiện đúng theo khẩu lệnh 18/44 40.9% 22/44 50% 28/55 50.9% 28/55 50.9% Đã tập trung nhưng chưa nghiêm túc - còn sai sót 14/44 31.8% 15/44 34% 20/55 36% 15/55 27.2% Tập trung chậm – không tập trung – thực hiện sai khẩu lệnh 12/44 27.2% 7/44 16% 7/55 13.1% 12/55 21.8% II/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI : 1. Cơ Sở Lý Luận : - Trong chương trình thể dục ở bậc THCS Bộ Giáo Dục đã đưa ra rất nhiều chương nhưng trong những tuần đầu của học kỳ 1 thì chương ĐHĐN chiếm phần đa số các tiết học ( từ 6 – 8 tiết ) và được thực hiện thường xuyên, sâu suốt đến hết năm học ( trong những lúc tập trung, phát triển đội hình tập các nội dung khác ). Vì vậy ngay trong những buổi đầu tôi đã chủ động tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường, họp tổ nhóm chuyên môn để cùng thống nhất cụ thể về chương trình dạy, từng phần nhỏ trong chương ĐHĐN, cũng như về phương pháp hướng dẫn, truyền đạt để các em tiếp thu bài 1 cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. - Hướng dẩn cho Ban cán sự lớp về cách chỉ huy, khẩu lệnh và cách thực hiện động tác chính xác. 2. Nội Dung, Biện Pháp Thực Hiện Các Giải Pháp Của Đề Tài : a. Yêu Cầu : * Về phía Giáo Viên : - Nắm chắc kiến thức cơ bản về ĐHĐN : cách thực hiện, khẩu lệnh của người chỉ huy. - Tham khảo sách giáo viên, sách tham khảo, xem tranh, phim tư liệu hướng dẫn giảng dạy. - Chọn phương pháp giảng dạy phù hợp : nội dung nào nên đưa lên trước – nội dung nào sau. - Thái độ, cách sử lý đối với những học sinh chưa chú ý, không nghiêm túc trong giờ học. sửa sai cho học sinh, đối với những học sinh tiếp thu chậm giáo viên cử 1 em kèm riêng để tập. * Về phía Học Sinh : - Chú ý nghe hướng dẫn và làm mẫu của giáo viên. - Thực hiện đúng theo khẩu lệnh của chỉ huy. - Tập trung và thực hiện thao tác nghiêm túc, không xô đẩy chen lấn. b. Cách Thực Hiện : Đầu tiên giáo viên cần phải xác định rõ với học sinh : không được chủ quan, coi thường, cho là đã biết nên tập qua loa, đại khái mà phải nghiêm túc tập luyện. * Bước 1 : - Giáo viên cần chọn trong một lớp mình dạy từ 6 – 8 em thực hiện tốt, nghiêm túc. Hướng dẫn cho các em về cách thực hiện các thao tác, những khẩu lệnh của người chỉ huy và một số yêu cầu khi thực hiện. - Tiến hành cho các em tập mẫu để lớp quan sát ( giáo viên nhắc các em chú ý về từng nội dung thực hiện và khẩu lệnh của người chỉ huy ). * Bước 2 : - Giáo viên là người chỉ huy để cho cả lớp cùng thực hiện. - Học sinh chú ý lắng nghe khẩu lệnh để thực hiện cho đúng. - Chia tổ cho các em thực hiện để ban cán sự sửa sai cho từng em, đồng thời giáo viên cũng quan sát cách các em thực hiện để sửa sai. * Bước 3 : - Giáo viên vẫn tiếp tục quan sát sửa sai uốn nắn những động tác sai cho các em, tăng cường cho các tổ tập dưới dạng thi đua có đánh giá. - Tạo điều kiện cho các em thay phiên nhau làm chỉ huy ( trọng tâm vẫn là các em trong Ban Cán Sự ). - Giáo viên cần có sự khích lệ, động viên các em phải thường xuyên tập luyện và có ý thức hơn trong mỗi tiết học qua đó dần dần hình thành ý thức tự giác tập luyện, tập trung và ý thức tập thể trong mỗi em. Bên cạnh những em tích cực tham gia tập luyện cũng sẽ còn những em ý thức chưa cao, giáo viên cần quan tâm giáo dục từ từ ( nếu cần nên có 1 số biện pháp chế tài cụ thể là đánh giá vào kết quả học tập của các em để cho các em chủ động quan tâm đến bộ môn ). c. Số Liệu Điều Tra Cụ Thể : NỘI DUNG KHỐI 6 KHỐI 7 KHỐI 8 KHỐI 9 Ý thức tập trung nhanh – thực hiện đúng theo khẩu lệnh 40/44 90.9% 41/44 93.1% 45/55 81.8% 54/55 98% Đã tập trung nhưng chưa nghiêm túc - còn sai sót 4/44 9.1% 3/44 6.9% 8/55 14.5% 1/55 2% Tập trung chậm – không tập trung – thực hiện sai khẩu lệnh 0 0 2/55 3.7% 0 Từ kết quả điều tra cụ thể ở trên việc áp dụng các bước giảng dạy chương đội hình đội ngũ như đã đưa ra đạt kết quả cao : học sinh đã có tiến triển tốt về ý thức học tập, đặc biệt các em đã ý thức hơn trong việc tập trung hàng ngũ, ổn định tổ chức. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : Sau khi thực hiện và duy trì cách giảng dạy và hướng dẫn này tôi nhận thấy : - Về phía học sinh : + Các em đã dần quan tâm và chú ý nhiều hơn đến việc nhanh chóng tập trung hàng ngũ, ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần tập thể cao dẫn đến kết quả học tập và tiếp thu bài tốt và các em không mất quá nhiều thời gian cho việc ổn định hàng ngũ. + Ban cán sự lớp làm việc có hiệu quả hơn, không còn tình trạng lúng túng khi thay đổi đội hình tập luyện. - Về phía giáo viên : + Đã bớt căng thẳng, mệt mỏi khi cứ phải “ la – hét ” học sinh tập trung vì các em đã có ý thức tự giác ổn định hàng ngũ ngay từ đầu. + Giáo viên cần phải bao quát lớp nhiều hơn nhằm phát hiện ra những em thực hiện chưa tốt hoặc sai để kịp thời uốn nắn, sửa sai cho các em. + Nên dạy phối hợp với nhiều kỹ năng khác trong 1 tiết học để tránh căng thẳng và tập đi tập lai 1 nội dung quá nhiều. + Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả quá trình tập luyện của các em ở từng nội dung, từng bài. + Cũng cần phải nói thêm 1 ý nữa đó là : bản thân các Thầy (Cô) cũng không nên có ý nghĩ “ vì môn thể dục là môn phụ nên cứ dạy cho có là được ” vì thế trong các tiết học thường dạy qua loa, sơ sài, quản lý học sinh lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến 1 phần không nhỏ vào ý nghĩ của học sinh trong khi đó ở lứa tuối các em đang dần hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Khi thực hiện xong đề tài này tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy ( Cô ) và các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy bộ môn Thể Dục tại các trường để cho các em học sinh cùng với những giáo viên bộ môn khác không quan niệm môn thể Dục là “ Môn Phụ ” trong thời gian tới đây. Chào đòan kết, thân ái và xây dựng. Xin chân thành cảm ơn. Người Viết TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên môn thể dục 6 – 7 – 8 – 9 của nhà xuất bản giáo dục 2. Phim : các tiết dạy mẫu của Trung Tâm Nghe Nhìn Giáo Dục. 3. Một số tài liệu tham khảo khác.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem TBL.doc
Giáo án liên quan