Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng

1.Mục đích:

 - Nhiệm vụ về lý luận: Nghiên cứu tài liệu, chương trình SGK, nghiên cứu về phương pháp dạy văn bản Nhật dụng

 - Nhiệm vụ thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của việc dạy văn bản nhật dụng trong trường THCS .

 Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.

2.Đối tượng:

-Là những văn bản nhật dụng và những vấn đề liên quan.

-Học sinh lớp 7 và 9 của trường THCS Phú An

 

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được tạo theo phương thức biểu đạt tự sự thì hoạt động dạy học sẽ được tiến hành theo các yếu tố tự sự đặc trưng như: sự việc, nhân vật, lời văn, ngôi kể; từ đó hiểu chủ đề nhật dụng đặt ra trong văn bản này là vấn đề quyền trẻ em trong cuộc sống của gia đình thời hiện đại . - Còn khi văn bản được tạo lập bằng phương thức thuyết minh như “Ôn dịch, thuốc lá” thì hoạt động dạy học tương ứng sẽ là tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung văn bản từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh khoa học như: tiêu đề bài văn (Em hiểu như thế nào về đầu đề “Ôn dịch ,thuốc lá”? Có thể sửa nhan đề này thành “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” được không? Vì sao?); vai trò của tác giả trong văn bản thuyết minh (Theo em, tác giả có vai trò gì trong văn bản này); đặc điểm của lời văn thuyết minh (Đoạn văn nào nói về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người? Tác hại này được phân tích trên những chứng cớ nào? Các chứng cớ được nêu có đặc điểm gì? Từ đó cho thấy mức độ tác hại như thế nào của thuốc lá đến sức khoẻ con người )... - Mặc dù các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản nhật dụng là thuyết minh và nghị luận nhưng các văn bản này thường đan xen các yếu tố của phương thức khác như: tự sự ,biểu cảm. Khi đó GV cũng cần chú ý đến yếu tố này. VD: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” có kết hợp phương thức lập luận với biểu cảm thì người dạy sẽ chú ý phân tích lí lẽ và chứng cớ, từ đó tìm hiểu thái độ của tác giả, ví dụ khi phân tích phần cuối của văn bản: - Phần cuối của văn bản có hai đoạn. Đoạn nào nói về “chúng ta” chống vũ khí hạt nhân? Đoạn nào là thái độ của tác giả về việc này? - Em hiểu thế nào về “bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình ,công bằng”? - Ý tưởng của tác giả về việc mở “một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân” bao gồm những thông điệp gì? - Em hiểu gì về thông điệp đó của ông? - GV có thể giảng tóm tắt: Bản đồng ca ....đó là tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, là tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới. Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất và về những kẻ đã xoá bỏ cuộc sống trên trái đất này bằng vũ khí hạt nhân. Tác giả là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng và công phẫn cao độ. Như thế với việc căn cứ vào phương thức biểu đạt của mỗi văn bản, giáo viên và học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận nội dung từ đó hiểu được mục đích giao tiếp trong các văn bản ấy. 2.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của phân môn văn học Trong dạy học văn có nhiều phương pháp: phương pháp đàm thoại, đọc diễn cảm, giảng bình. Trong đó chú trọng nhất phương pháp đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo mức độ từ dễ đến khó rồi liên hệ với đời sống. VD: Khi dạy bài: “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau: +Văn bản cho ta thấy vẻ đẹp nào của Hồ Chí Minh? +Vì sao có thể nói phong cách của Bác Hồ là sự nhào nặn của 2 nguồn gốc văn hoá và quốc tế? +Trong tình hình hội nhập và giao thoa nền văn hoá ngày nay, em học tập được điều gì từ Bác? Khi dạy văn bản nhật dụng, GV không nên quá coi trọng phương pháp giảng bình. Bởi bình văn là bày tỏ lời hay ý đẹp về những điểm sáng thẩm mĩ trong văn chương, đối tượng bình phải là những tác phẩm mang vẻ đẹp văn chương. Theo tôi, một số văn bản giàu chất văn chương (như: Mẹ tôi, Cổng trường mở ra, Ca Huế trên sông Hương, Cuộc chia tay của những con búp bê, Phong cách Hồ Chí Minh) giáo viên có thể sử dụng lời bình giảng nhưng không nên đi quá sâu. Còn đối với những văn bản nhật dụng không nhằm cảm thụ văn chương thẩm mĩ (như Bài toán dân số, Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá) thì GV không thể bình phẩm đựơc những vẻ đẹp hình thức nào cũng như những nội dung sâu kín nào trong đó. Do vậy, khi dạy GV cần chú ý điều này để tránh sa vào tình trạng khai thác kĩ lưỡng văn bản mà giảm đi tính chất thực tiễn, gần gũi và cập nhật của văn bản Nhật dụng. Giáo viên cần hướng học sinh biết liên hệ điều đã học vào đời sống nhỏ và đời sống lớn. VD: Khi dạy bài “Thông tin về Trái đất năm 2000”, giáo viên có thể làm như sau: +Tác hại của bao bì ni lông? +Hãy cho biết tình hình sử dụng bao bì ni lông nơi em đang sống? +Vậy: Điều gì sẽ xảy ra khi cả nước, trung bình 1 người sử dụng 1 bao bì ni lông trong 1 ngày ? +Từ đó, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ Trái đất? Mục đích của việc dạy văn bản nhật dụng là giúp học sinh hoà nhập hơn nữa với đời sống xã hội nên GV phải tạo ra không khí giờ học dân chủ, sôi nổi, kích thích sự hào hứng của học sinh. VD :Khi dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá”, giáo viên có thể nêu các câu hỏi sau: +Những người thân, bạn bè của em có hút thuốc lá không? +Theo em các bạn học sinh hút thuốc lá là vì lí do gì? +Vậy em nghĩ như thế nào về những người công chức đi làm việc vẫn hút thuốc lá? (họ đang bỏ từ từ, giảm dần để không hút, không thể bỏ ngay được). VD: Khi dạy bài “ Động Phong Nha” có thể cho học sinh đóng vai là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về Động Phong Nha cho khách đến tham quan. VD: Khi dạy bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, có thể cuối tiết cho học sinh vẽ tranh về các hoạt động đảm bảo quyền trẻ em. VD: khi dạy bài “Bài toán dân số” hay bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”, sau tiết học có thể cho học sinh vẽ tranh tuyên truyền hạn chế sự gia tăng dân số,các hình thức bảo vệ hoà bình. Qua các tiết học như thế rõ ràng học sinh có hứng thú và dành thời gian tìm tòi, vẽ tranh và giờ học trở nên sinh động hơn. Kết luận : Như vậy để giờ dạy văn bản nhật dụng đạt kết quả cao, đáp ứng mục tiêu bài học, người giáo viên cần phải đa dạng hoá các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học theo hướng hiện đại hoá: thu thập, sưu tầm các nguồn tư liệu để minh hoạ và mở rộng kiến thức. Coi trọng đàm thoại cá nhân và nhóm, chú ý tới câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn của cá nhân và cộng đồng xã hội hiện nay. Sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, nhanh gọn để minh hoạ cho chủ đề của văn bản. Tăng cường phương tiện dạy học điện tử như máy chiếu để gia tăng lượng thông tin trong bài học, tạo không khí dân chủ, hào hứng trong giờ học. IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Từ những giải pháp trên tôi đã áp dụng vào quá trình giảng dạy văn bản nhật dụng lớp 7/3; 7/4;9/4 và 9/5 . Qua bài kiểm tra, kết quả đạt được như sau. Điểm Lớp Điểm 8-10 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % Lớp 7 ( 62 HS) 3 18,8 10 62,5 3 18,7 Lớp 9 ( 60 HS) 4 22,2 11 61,1 3 16,7 Như vậy, qua kết quả giảng dạy trên tôi nhận thấy rằng những giải pháp tôi đưa ra trong đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được đối với học sinh trường PTCS Bãi Thơm. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh có sự hào hứng với giờ học, gắn bài học với thực tiễn nhanh và hiệu quả. Giờ học trở nên sôi nổi hơn, tạo tâm lý nhẹ nhàng thoải mái cho học sinh ở những tiết học sau. PHẦN KẾT LUẬN. 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Qua thực hiện đề tài tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: -Giáo viên cần tăng cường đầu tư cho việc sưu tầm tư liệu, tranh ảnh. -Giáo viên cần chọn giải pháp thích hợp, những trò chơi đơn giản cho từng văn bản chứ không nên sử dụng hết. -Giáo viên không nên lạm dụng các hình thức để kích thích hứng thú học sinh vì sẽ chiếm hết thời gian không làm rõ trọng tâm bài. -Không nên gò ép học sinh mà nên khuyến khích học sinh tham gia tiết học như vẽ tranh, kể chuyện. -Không phải lúc nào cũng có thể vận dụng băng hình vì khó kiếm, chiếm thời gian nếu văn bản có nhiều nội dung cần làm rõ. -Khuyến khích, động viên các em trong việc sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài học. 2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. Tóm lại việc học tập các văn bản nhật dụng là rất cần thiết vì qua đó đã giúp các em vừa nắm được những vấn đề bức thiết và cấp thiết đòi hỏi cần giải quyết, từ đó liên hệ vào cuộc sống. Có thể nói qua văn bản nhật dụng học sinh tiếp cận được rất nhiều điều để sống tốt hơn và biết cùng cộng đồng tạo lập một cuộc sống văn minh, tiến bộ, hoà bình và trong sạch về môi trường. Do đó việc vận dụng các giải pháp trên vào giảng dạy sẽ góp phần giúp cho giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt hơn về văn bản nhật dụng 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT. -Cần tạo ra nhiều sân chơi hơn nữa để học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào cuộc sống. -Cần đầu tư thêm về tranh ảnh, băng hình dành giảng dạy về văn bản nhật dụng. Trong sự phát triển đi lên của đất nước và của văn học nước nhà, văn học nhân loại, trong đó có không ít các nhân tài đất nước là giáo viên, là học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy việc dạy chữ, dạy người là rất cần thiết. Đặc biệt trong nhà trường THCS việc hình thành nhân cách, việc tiếp cận với kiến thức nhân loại, phân biệt cái tốt, cái xấu, cái phải cái trái đối với học sinh cũng là vấn đề then chốt. Hơn nữa, giúp các em ham học, thích học môn văn (trong đó có văn bản nhật dụng) cũng là vấn đề mà giáo viên cần nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa để phát huy những tài năng sẵn có còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân học sinh, giúp các em hoàn thiện nhân cách, phát huy vốn tri thức của nhân loại làm giàu cho quê hương đất nước. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN MỞ ĐẦU I/ BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI. 3 II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 III. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 5 1.Mục đích: 5 2.Đối tượng: 5 IV.NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ MẶT LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 6 PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: 6 1 .Cơ sở lý luận 6 2. Các nội dung cụ thể trong đề tài. 7 II . THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 11 1/ Vài nét về địa bàn nghiên cứu 11 2/ Thực trạng: 12 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 14 1. Phương pháp nghiên cứu 14 2. Các biện pháp đã tiến hành: 14 IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 19 PHẦN KẾT LUẬN. 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 20 2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. 20 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT. 20

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem 2014.doc
Giáo án liên quan