Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời nói đầu:
Năm học 2010 – 2011 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thấm nhuần
cuộc vận động “ Hai không trong giáo dục”, mỗi chúng ta - những người làm công
tác giáo dục luôn lo lắng, trăn trở, tập trung nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp
ứng yêu cầu hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục, góp phần phổ cập giáo dục có chất
lượng để đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chìa khoá mở đường cho học
sinh đi vào tất cả các lĩnh vực khoa học khác. Và nhờ sự hướng dẫn, tổ chức
của giáo viên, các em đọc, hiểu, và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay
trong sách giáo khoa, từ đó mở mang thêm tri thức, phong phú về tâm hồn. Đặc
biệt môn học này có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho
học sinh, được thể hiện ở bốn dạng hoạt động tương ứng với bốn kĩ năng cơ
bản: Nghe - nói - đọc - viết. Trong đó kĩ năng viết là quá trình tổng hợp hình
thức tư duy khái quát cao nhất. Song, đối với văn viết thì văn miêu tả đóng một
vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong chương trình Tập làm văn lớp 5.
Dạy tốt thể loại văn miêu tả có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, văn miêu
tả góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của học sinh đối với thiên
nhiên và cuộc sống, yêu cái đẹp và phát triển khả năng sử dụng ngôn từ mang
tính thẩm mĩ cao cho học sinh. Miêu tả là sự thể hiện bằng lời văn, nét vẽ,
động tác làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể, rõ nét và sinh
động về sự vật, sự việc, hiện tượng và con người. Nghệ thuật miêu tả là cách
dùng từ ngữ của mình để trình bày những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự
vật, sự việc, con người, phong cảnh nhằm làm cho cái được miêu tả như
hiện lên trước mắt người đọc, người nghe; giúp người đọc có thể hình dung ra
chúng một cách sinh động.
Trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao, nhiều đồng chí đã đạt
trình độ trên chuẩn đối với trình độ giáo viên Tiểu học. Tuy nhiên, khi tiến
hành giảng dạy cho học sinh viết văn, nhất là dạng văn miêu tả, giáo viên vẫn
gặp khó khăn trong việc xác định được chắc chắn phương pháp dạy học và
các mạch kiến thức cần truyền thụ cho học sinh dẫn đến hiệu quả giảng dạy
chưa cao. Vì thế nhiều học sinh chưa thật sự yêu thích phân môn Tập làm văn
nói chung, văn miêu tả nói riêng. Đa phần học sinh làm bài mới chỉ đạt ở mức
độ đúng dạng bài. Từ ngữ mà các em dùng trong bài viết còn khô khan, cách
miêu tả còn mang nhiều tính kể lể, liệt kê, chưa biết sử dụng linh hoạt các từ
ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ mang tính nghệ thuật.
Xuất phát từ những lí do trên, với tư cách là một giáo viên Tiểu học,
đồng thời mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 1 SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
văn miêu tả ở Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 5, nên tôi chọn đề tài “ Một số kinh
nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả”. Hi vọng sáng kiến
của tôi sẽ giúp các em viết văn miêu tả tốt hơn.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1. Thực trạng:
a. Về phía giáo viên:
Giáo viên dạy văn miêu tả vẫn có các biểu hiện sau:
Một số giáo viên mới chỉ hình thành những khái niệm về mặt lí thuyết,
các kĩ năng làm bài qua việc phân tích các bài văn mẫu, câu văn mẫu trong
tiết học mà chưa mở rộng được nhiều những ví dụ ngoài sách giáo khoa.
Nhiều giáo viên chưa thật sự chú trọng đến việc bồi dưỡng năng lực,
tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và năng lực cảm thụ, cảm xúc
thẩm mĩ, tính nghệ thuật của văn miêu tả để tạo nên sự nhạy cảm trong tâm
hồn học sinh giúp các em viết văn nói chung, viết văn miêu tả nói riêng thêm
sinh động, gợi cảm.
b. Về phía học sinh :
Hiện nay, sách tham khảo nhiều, các bài văn mẫu được bán rộng rãi
ngoài nhà trường. Nên gần như các em ỷ lại, không chịu suy nghĩ, tìm tòi
sáng tạo, trau rồi kĩ năng và kiến thức để viết bài. Một số học sinh thiên về
sao chép văn mẫu. Nhiều em chưa thật yêu thích phân môn Tập làm văn, và
cho rằng đây là một phân môn khó học.
Phần lớn học sinh mới chỉ viết được những câu văn, đoạn văn miêu tả
rất đơn giản, thiếu hình ảnh sinh động, hấp dẫn , miêu tả lời hợt, chung
chung. Nhiều học sinh chưa miêu tả được những nét đặc sắc, những sắc thái
độc đáo, riêng biệt của đối tượng được miêu tả.
Khi tôi ra một số đề cho học sinh lớp 5A ( Năm học 2009-2010- HKII)
để khảo sát chất lượng học sinh cho phân môn này, cụ thể là chất lượng học
và viết văn miêu tả thì tình trạng cụ thể như sau:
Đề 1 : Tả cô ( thầy) giáo mà em yêu quý nhất :
Đa số học sinh tả như sau :
- Cô giáo em hiền và rất đẹp..
- Khuôn mặt cô tròn, mái tóc cô đen và dài. Đôi mắt cô đen, to và tròn
- Cô rất yêu quý em.
Đề 2: Tả một cây cho bóng mát mà em thích:
Học sinh tả:
- Thân cây to, rễ cây mộc trên mặt đất..
- Ngọn cao vượt khỏi luỹ tre làng..
- Trong tán cây nhiều loài chim đến làm tổ.
Đề 3: Tả cảnh trường em trước buổi học:
Học sinh tả như sau:
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 2 SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
- Sân trường tương đối vắng vẻ..
- Vài học sinh đến sớm làm trực nhật..
- Bác lao công cần cù quét lá cho sân trường sạch sẽ.
2. Kết quả của thực trạng trên:
Khảo sát học sinh lớp 5A (Đầu năm học 2010-2011) với 2 đề bài sau:
Đề 1: Tả một cây cho bóng mát ở sân trường em.
Đề 2: Tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.
Đề 3: Em hãy tả lại buổi sinh nhật gần đây nhất của em.
Sau khi cho học sinh làm bài, tôi đã thu được kết quả như sau:
TSHS Tỉ lệ
Chất lượng bài viết Số lượng
khảo sát %
Số bài chưa đạt yêu cầu 5 em 20
Số bài đạt yêu cầu 15 em 60
Số bài có sử dụng từ ngữ nghệ thuật
25 em 3 em 12
làm cho câu văn sinh động
Số bài đạt yêu cầu cao ( giàu hình
2 em 8
ảnh, gợi cảm, mang tính nghệ thuật...)
Qua tìm hiểu và phân tích nguyên nhân, động cơ dẫn đến tình trạng trên, tôi
nhận thấy sở dĩ như vậy là do học sinh chưa biết cách quan sát tinh tế, cách liên
tưởng và tưởng tượng phù hợp khi viết văn miêu tả. Ngoài ra, các em còn hạn chế
về mặt biểu lộ cảm xúc, nghệ thuật sử dụng từ ngữ và các thủ pháp nghệ thuật tu
từ để viết câu văn, đoạn văn và bài văn có cảm xúc, sinh động, thu hút người đọc.
Vì thế, câu văn, đoạn văn của các em ít giá trị biểu cảm mà mới chỉ đủ giá trị nội
dung thông báo.
Để khắc phục, hạn chế tình trạng trên, tôi đã nghiên cứu và rút ra được một
số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả sinh động, gợi cảm
mang tính nghệ thuật.
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 3 SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nhóm các giải pháp thực hiện:
1. Giải pháp 1: Dạy học sinh biết quan sát bằng nhiều giác quan, quan sát có
chọn lọc và luôn đặt đối tượng được miêu tả trong tình trạng “ có vấn đề”.
2. Giải pháp 2: Dạy học sinh biết tưởng tượng và liên tưởng khi miêu tả.
3. Giải pháp 3: Dạy học sinh bộc lộ cảm xúc khi miêu tả.
4. Giải pháp 4: Dạy học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ và những
từ ngữ giàu biểu cảm, giàu hình ảnh và gợi tả.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Biện pháp 1: Dạy học sinh biết quan sát bằng nhiều giác quan, quan sát có
chọn lọc và luôn đặt đối tượng được miêu tả trong tình trạng “ có vấn đề”.
Quan sát là hình thức cao nhất của tri giác, là tổng thể các hoạt động
của các giác quan, là cửa ngõ kết nối thế giới bên ngoài với thế giới nội tâm
bên trong của người viết. Vì vậy, trong qua trình giảng dạy cho học sinh, tôi
luôn giúp các em hiểu: Quan sát phải có chủ đích, có hứng thú, có động cơ để
đi đến kết quả. Đó là việc đem đến cho học sinh một thế giới mới, một cảm
xúc mới mang tính thẩm mĩ trong cảm nhận của các em về đối tượng được
miêu tả. Người viết quan sát không chỉ để cảm nhận vẻ bên ngoài mà còn phải
nhập tâm, hoá thân vào đối tượng miêu tả. Muốn quan sát tốt, học sinh luôn
phải biết chọn cho mình một điểm nhìn, một góc nhìn hợp lí từ đó đem đến
cho bạn đọc những hình ảnh độc đáo, hấp dẫn và sinh động.
Tuy nhiên, người giáo viên luôn phải nhận thức một điều: Cái nhìn của
học sinh Tiểu học là cái nhìn ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên để từ đó có
cách đánh giá đúng đắn và hướng dẫn các em sao cho đạt hiệu quả cao nhất
khi miêu tả về một đối tượng cụ thể nào đó.
Ở giải pháp này, tôi giúp các em biết cách quan sát một cách tinh tế và
học tập cách quan sát của các nhà văn một cách linh hoạt. Và để giúp học sinh
có kĩ năng quan sát, tôi hướng dẫn các em cụ thể như sau:
1.1. Dạy học sinh biết quan sát bằng nhiều giác quan như xúc giác, thính
giác, vị giác, khứu giác .Từ đó, tôi giúp các em hiểu rằng quan sát không
phải chỉ nhìn thấy, mà là tổng thể các hoạt động của các giác quan: mắt nhìn,
tai nghe, mũi ngửi, tay sờ Làm được điều đó các em sẽ giúp cho đối tượng
miêu tả được hiện lên sắc nét với những đặc điểm nổi bật, những sắc thái độc
đáo, những cảm xúc thẩm mĩ mới mẻ, tinh tế và cuốn hút người đọc.
Tôi đưa ra nhiều ví dụ và phân tích cho học sinh hiểu và nhận thấy
được hiệu quả của kĩ năng quan sát bằng nhiều giác quan. Từ trên cơ sở tiền
đề này, các em được trang bị thêm tri thức và làm giàu vốn hiểu biết về văn
chương và thực tế cuộc sống.
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 4 SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
Ví dụ:
* Dùng thị giác:
Nhờ sự quan sát tinh tế bằng thị giác của mình mà nhà văn Tô Hoài đã
nhìn thấy được những màu sắc, những trạng thái tâm lí, những hình khối để
“vẽ” lên hình ảnh một con chim gáy thật đáng yêu:
“ Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm, ngơ ngác.
Cái bụng thì mịn mượt. Cổ yếm quàng tạp dề công nhân đầy những hạt cườm
đen biếc..”
* Dùng thính giác:
Âm thanh náo nhiệt, nhịp điệu khẩn trương, tấp nập ồn ào như một bản
hoà tấu của cuộc sống đô thị sẽ không thể được diễn tả chính xác, độc đáo nếu
nhà văn Tô Ngọc Hiến không biết sử dụng thính giác để nghe:
“Tiếng những thùng nước va vào nhau loảng xoảng ở một vòi nước
công cộng. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng xả hơi của một đầu máy
hơi nước. Tiếng còi tàu hoả thét lên và tiếng bánh xe tàu hoả đập vào đường
ray ầm ầm như sắp lao vào thành phố. Rồi tất cả im lặng hẳn để nghe tiếng
đần vi-ô-lông trên một ban công, tiếng pi-a-nô ở một gác ba hay một giọng
nam trầm của một nghệ sĩ đơn ca đang luyện thanh ’’.
* Dùng vị giác
Để phân biệt mùi vị khác nhau của cây trái, nhà văn Mai Văn Tạo đã
miêu tả hương vị đặc biệt của trái sầu riêng như sau:
“ sầu riêng béo cái béo của trừng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạt”.
Đã ăn “trứng gà”, đã ăn “ mật ong già hạt” cho nên khi ăn “sầu riêng”
nhà văn Mai Văn Tạo mới có thể tả cái vị ngọt đặc biệt của trái sầu riêng chín
hay và chính xác đến như thế.
* Dùng khứu giác:
Miêu tả hương thơm của rừng hồi xứ Lạng nhà văn Tô Hoài viết:
“ Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Những
cơn gió đẫm mùi hồi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng
Thúc Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi
Lăng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm....”.
Nhà văn Tô Hoài ngửi trong không khí, trong từng cảnh vật của rừng
hồi. Và dường như ông còn ngửi cả trong hơi thở của chính mình. Vì thế mà
hương thơm của rừng hồi xứ Lạng trong văn của tác giả là một mùi thơm đặc
biệt như bám diết cảnh vật, dượt đuổi theo gió và quyết liệt như người nơi
đây. Đó là hương thơm còn mài trong tâm trí bạn đọc. Mùi hương còn mãi
vương vấn trong từng câu, trên từng con chữ của nhà văn. Ông không chỉ
quan sát bằng các giác quan mà bằng cả tâm hồn của chính mình. Hình ảnh
một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm đã giúp ông lột tả được tất cả sức mạnh, sự
hấp hẫn ma lực của hương hồi Lạng Sơn mà không nơi nào có được.
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 5 SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
* Dùng xúc giác:
Miêu tả đôi bàn tay lao động cần mẫn của mẹ Bình, nhà văn Nguyễn
Thị Xuyến viết:
“Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Tay mẹ không trắng đâu Hai bàn tay
sao mà cứ ran rát nhưng không hiểu sao Bình rất thích ”.
Nhà văn Nguyễn Thị Bình miêu tả được đôi bàn tay của mẹ Bình “ ran rát” là
do sự tiếp xúc trực tiếp mà có được sự cảm nhận đó. Vì vậy, chúng ta có thể cảm nhận
được sự gần gùi, tình cảm chân thành sâu nặng, niềm tự hào của người con đối với
người mẹ. Và chính điều đó đã tạo nên sự xúc động đối với người đọc về đôi bàn tay
lam lũ, vất vả nuôi con của mẹ Bình.
Sau đó, tôi cho học sinh thực hành, vận dụng vào các đề bài cụ thể.
Ví dụ:
Quan sát tìm ý cho đề bài: “ Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi”:
- Quan sát bằng thị giác: ánh nắng, từng nhóm học sinh vui đùa
- Tri giác bằng thính giác : tiếng chim hót, tiếng cười nói của các bạn
- Tri giác bằng khứu giác : hương thơm của hoa, mùi của đất, bụi bẩn
Nhờ kĩ năng trên mà khi tả chiếc cặp của em, học sinh tả được như sau:
“ Chiếc cặp mới của em được may bằng vài giả da, màu tím, nắp màu
đen. Nó khá to và nặng hơn chiếc cặp cũ nhiều. Bề ngang cặp bằng hai gang tay
của em. Quai sách vừa vặn với nắm tay em. Phía sau cặp có hai quai để đeo trên
lưng giống chú bộ đội đeo ba lô vậy. Phía trước cặp là hình búp bê Barlie với mái
tóc vàng óng ả, và đôi mắt xanh biếc thật đẹp”( Trần Thu Trang – Lớp 5A,
Trường Tiểu học Thị trấn Hà Trung).
Chắc rằng khi người giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát như vậy, thì bài
văn miêu tả của các em sẽ sinh động và phong phú hơn, diễn tả được nhiều cung bậc
cảm xúc thẩm mĩ khác nhau. Để tạo nên cái hay, cái say của bài viết.
1.2. Giúp học sinh phải biết quan sát có chọn lọc và luôn đặt đối tượng được
miêu tả trong tình huống “có vấn đề”:
Giáo viên luôn phải hướng dẫn học sinh chọn lọc những nét tiêu biểu,
tìm ra nét chính, thấy được nét riêng, móc được những ngóc ngách của vấn đề
và đối tượng. Làm được điều đó, đối tượng được miêu tả sẽ hiện lên sinh
động với những nét độc đáo, riêng biệt và gây được ấn tượng sâu sắc cho
người đọc nhằm tránh tình trạng kể lể, liệt kê.
Ví dụ:
Tả một đồ vật:
Khi quan sát ta có thể quan sát ở nhiều góc độ, với từng bộ phận cụ thể.
Song khi miêu tả phải tránh lối liệt kê đầy đủ các chi tiết, nặng nề về lí trí.
Không chỉ nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết về cấu tạo,công
dụng, lợi ích của nó mà nhằm mục đích thông qua những nét đặc sắc, nổi bật
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 6 SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
của đồ vật. Do vậy, đồ vật được miêu tả để lại ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc
chân thật đối với người đọc.
Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra rất quen thuộc. Nhưng,
nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ, thì chúng ta
sẽ không thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống quanh ta và cũng
không nhận thấy được vẻ đẹp của nó.
Chính vì vậy, tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác
quan là một thói quen cần thiết của người học sinh. Ngoài ra, người giáo viên
phải hướng dẫn học sinh nên quan sát kĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của đối
tượng một cách tinh tế và sâu sắc.
Quan sát cái bình thường để tìm ra cái không bình thường trong đó, lấy hình
ảnh này để tả đối nghịch với hình ảnh kia của đối tượng miêu tả là một nghệ thuật
thú vị, đầy sức hút. Điều này đem lại sự bất ngờ cho người đọc.
Ví dụ :
Khi quan sát mảnh vườn với những loài cây bình thường, rất đỗi thân quen,
nhưng nhà văn vẫn viết lên những câu văn miêu tả rất hay:
“ Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời
cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít chín ..”.
Nhờ sự quan sát tinh tế và luôn đặt đối tượng miêu tả trong những tình
huống “ có vấn đề” đã giúp ông nhìn thấy “ cái không bình thường” ở những loài
cây bình thường đó.
Như vậy, quan sát trong văn học không chỉ giúp học sinh biết mà còn
giúp các em hiểu,“ đọc” bản chất bên trong của sự vật, con người, hiện tượng.
Vì vậy, trong quá trình quan sát tôi giúp học sinh tạo được hứng thú, sự say
mê trước đối tượng quan sát để miêu tả đạt hiệu quả cao nhất. Có hứng thú và
cảm xúc, học sinh mới dễ dàng tìm từ, chọn ý để có thể diễn tả sinh động và
hấp dẫn hơn. Học sinh càng hứng thú khi viết văn, càng thêm yêu quý tiếng
Việt và ngày càng có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Biện pháp 2: Dạy học sinh biết tưởng tượng và liên tưởng khi miêu tả:
Trong văn miêu tả, tưởng tượng và liên tưởng có một vai trò rất quan
trọng. Bởi vì, nếu “ liên tưởng là nhân sự việc , hiện tượng nào đó mà nghĩ tới
sự việc, hiện tượng khác có liên quan”, thì " tưởng tưởng là tạo ra trong trí
hình ảnh những cái không có ở trước mặt hoặc chưa hề có” ( Từ điển Tiếng
Việt- Viện ngôn ngữ học).
2.1. Giúp học sinh hiểu và nhận thấy được vai trò quan trọng của nghệ
thuật liên tưởng và tưởng tượng trong văn miêu tả:
Nhờ hai thủ pháp này mà người viết có thể miêu tả, sáng tạo nên những
hình ảnh lung linh rực rỡ hiếm có trong thực tế, tạo nên nhiều tầng vỉa giá trị
của câu văn, đoạn văn.
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 7 SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
Mặt khác, liên tưởng và tưởng tượng còn giúp người đọc cảm nhận
được hiện thực, sự vật được miêu tả sống động. Vì thế, dù không có điều kiện
trực tiếp quan sát, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng thì người viết vẫn có thể
miêu tả sự vật, sự việc, hiện tượng và con người một cách rõ nét, cụ thể và
sinh động.
Ví dụ :
Ngoài sự hiểu biết về cuộc sống ở làng quê Việt Nam, bạn Nguyễn Thị
Bích Đào đã bằng sự tưởng tượng và liên tưởng của mình mà viết được những
câu văn đầy xúc động và hay đến thế này:
“ Hạt gạo đã tích tụ bao chất phù sa màu mỡ đượm đầy sức sống của
dòng sông Kinh Thầy. Vị phù sa như người mẹ hiền nuôi nấng, chăm sóc từng
hạt gạo nhỏ bé. Lẫn trong phù sa là cả vị hương đài sen thơm ngát. Hạt còn
nhuốm cả hương thơm ngọt ngào, cả sự trong trắng, tinh khiết của đoá hoa
sen nữa. Hạt gạo quyện lẫn tiếng hát ngọt bùi ấm êm của người mẹ hiền, của
tiếng sáo vi vu, vi vu trên cánh đồng bát ngát trong những buổi chiều lộng
gió. Hạt gạo thật đáng quý biết bao!”.
Tưởng tượng hoặc liên tưởng sẽ giúp các em miêu tả được những đặc
tính, những đặc điểm, những tính chất mà tác động đến thẩm mĩ, xúc cảm
của bạn đọc.
Từ đó, tôi giúp học sinh biết cách tự xác định nội dung và phương pháp
luyện tập về năng lực tưởng tượng và liên tưởng cho bản thân.
Ví dụ :
Tả một ca sĩ mà em yêu thích nhất:
Dù chưa phải là thân thuộc, giáo viên vẫn hướng dẫn các em có cái
nhìn ấm áp tình người và phải tưởng tượng hoặc liên tưởng đến những nét
riêng, những điểm nổi bật, những đức tính tốt..mà nó tác động đến cảm xúc
của bản thân và người đọc.
Giáo viên nên dẫn dắt học sinh từ quan sát gián tiếp ( qua các phương
tiện truyền thông đại chúng) đến tưởng tượng hoặc liên tưởng theo một lôgic
phù hợp, không được liên tưởng và tưởng tượng ra những điều không đúng,
lệch lạc để miêu tả.
Với cách hướng dẫn trên, thì học sinh đã viết được:
“ .Từ trong khán đài, cô Cẩm Ly đĩnh đặc bước ra chào kháng giả
với nụ cười rạng rỡ. Thân hình nhỏ nhắn của cô khẽ cúi chào. Với giọng nói
dịu dàng đầy tự tin, cô giới thiệu bài hát sẽ trình bày “Vọng cổ buồn”. Cô
mặc bộ bà ba màu xanh nhạt tôn lên làn da trắng trẻo, mịn màng Giọng hát
của cô thật ngọt ngào. Nó rất phù hợp với âm hưởng dân ca. Khán giả đang
say sưa thưởng thức giọng ca mượt mà, sâu lắng của cô, thì cô lại bất chợt
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 8 SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
chuyển sang một câu vọng cổ thật mùi mẫn để kết thúc tiết mục của mình”(
Cao Thiên Hương -Lớp 5A, Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung).
Lớp 5, ở giai đoạn này, đối với học sinh là một điều khó khăn, bởi vì
đây là quá trình hoạt động tư duy ở mức độ cao. Chính vì vậy, giáo viên cần
phải hướng dẫn học sinh tiếp cận dần dần, từng bước một.
2.2. Giúp học sinh trau rồi trí tưởng tượng và liên tưởng cho học sinh viết
văn miêu tả:
Muốn có năng lực tưởng tượng và liên tưởng, ngoài việc tôi giúp học
sinh biết quan sát trong thực tế để tích luỹ vốn hiểu biết và có được nội tâm
phong phú. Để từ đó học sinh thể hiện được cá tính và cách nhìn riêng của
mình. Tôi còn hướng dẫn cho học sinh của mình quan sát bên ngoài phải gắn
liền với trí tưởng tượng, liên tưởng để hình dung ra những diễn biến bên trong
của sự vật, hiện tượng và con người được miêu tả. Làm được điều đó trong
văn thì đối tượng được miêu tả sẽ chở nên sinh động, tinh tế và tạo nên sức
cuốn hút của một bài văn hay.
Tôi lấy một số ví dụ ngoài sách giáo khoa để phân tích về nghệ thuật
liên tưởng và tưởng tượng của các nhà văn, nhà thơ nhằm giúp học sinh hiểu
vai trò, công dụng của nghệ thuật này và biết cách học tập.
Ví dụ: :
Bằng sự tưởng tượng khi ngắm nhìn một cành mai, nhà văn Lê Tấn đã viết:
“Nụ mai không chúm chím phô hồng như nụ đào, mà ngời xanh như
màu ngọc bích. Khi nở cánh hoa xoè ra mịn như lụa. Ánh lên một sắc vàng
muốt, nuột nà và “ thấp thoáng” một mùi hương ”.
Nghệ thuật liên tưởng và tưởng tượng đã tạo cho nhà văn Lê Tấn sáng
tạo và thể hiện rõ nét nhất, cụ thể nhất, sinh động và đầy đủ nhất đối tượng
trung tâm của bài viết : cành mai. Cành mai ngày tết hiện lên trong vẻ đẹp
mơn mởn, căng tròn nhựa sống. Từng nụ mai, từng cánh hoa mai đều tràn đầy
sức sống trong sự sinh sôi, nảy nở. Và chính nhờ thủ pháp nghệ thuật này đã
giúp ông thể hiện được tình cảm đang thôi thúc trong tim, trong gan của mình
niềm tin yêu cuộc sống.
Trí tưởng tượng đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn. Trí
tưởng tượng nhiều khi dẫn học sinh đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị. Tuy
vậy mỗi học sinh muốn học tốt cần phải rèn luyện nhiều mặt. Và vì thế tôi
hướng dẫn học sinh tưởng tượng, hoặc liên tưởng khi viết văn miêu tả nhưng các
em luôn phải gắn với suy nghĩ, cảm nhận, sự đánh giá của các em về đối tượng.
Tránh tưởng tượng hoặc liên tưởng đến những điều xa vời, không khách quan,
xáo rỗng, không thiết thực.
Học sinh luôn phải tưởng tượng hoặc liên tưởng theo một lôgíc của suy
nghĩ và cảm nhận của chính các em.
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 9 SK: Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả
Từ sự hướng dẫn, phân tích của tôi, học sinh chủ động tiếp cận, học tập
được cách tưởng tượng và liên tưởng của các nhà thơ, nhà văn. Và khi ra đề “
Tả một loại cây ăn quả mà em thích”, học sinh đã viết được như sau:
“ Vú sữa là một loài cây ăn trái, không những quý hiếm mà còn mang
một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi làn cầm trái vú sữa trên tay, dẫu
chưa ăn mà em đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào chảy ra từ bầu sữa “
kì diệu” ấy. Ôi! Tình yêu của người mẹ thật như nước trong nguồn mà suốt cả
cuộc đời chúng con không bao giờ đền đáp được”( Cao Thu Hương- Lớp 5A,
Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung).
Như vậy, hướng dẫn học sinh biết liên tưởng và tưởng tượng là điều
cần thiết để một bài văn, một đoạn văn miêu tả hay và sinh động. Tuy nhiên
giáo viên cần lưu ý học sinh phải biết liên tưởng và tưởng tượng sao cho đúng
và phù hợp. Có như vậy thì bài văn mới đảm được yêu cầu và hấp dẫn người
đọc, người nghe.
3. Biện pháp 3: Bộc lộ cảm xúc khi miêu tả:
Miêu tả không phải là tái hiện lại đối tượng một cách khô khan không có
cảm xúc. Đối tượng không phải chỉ là hình ảnh được “ chụp” mà khi miêu tả người
viết phải bộc lộ “ cảm xúc, cảm nghĩ” của mình về đối tượng được miêu tả một
cách chân thành. Sức hấp dẫn của một đoạn văn, một bài văn hay chính là ở đó.
3.1. Dạy cho học sinh hiểu được tình cảm, cảm xúc trong văn miêu tả có ý
nghĩa rất lớn:
Sau bài văn miêu tả là cả một thế giới tâm hồn của người viết. Nhờ cảm
xúc mà hình ảnh đi sâu vào lòng người đọc. Vì lí do đó, nên trong qúa trình
giảng dạy, tôi đưa ra các ví dụ và phân tích cho học sinh thấy được vai trò của
cảm xúc, tình cảm trong văn miêu tả để các em học tập và vận dụng vào bài
viết của mình.
Ví dụ :
Bằng sự say sưa, rung cảm với cảnh vật khi quan sát và cảm xúc mãnh
liệt đã giúp nhà văn Ma Văn Kháng cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp của thiên
nhiên, hương thơm của rừng thảo quả mà viết lên những câu văn trìu mến,
bộc lộ được tình cảm sâu nặng đối với quê hương như thế này:
“Gío tây lướt thướt bay qua rừng quyến hương thảo đi, dải theo triền
núi đưa hương quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chim San. Gío
thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm
đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn ”.
Đọc đoạn văn, chúng ta cảm nhận rõ nhất tình cảm dạt dào của nhà văn
theo từng cung bậc cảm xúc, dần dần càng mãnh liệt hơn theo hương thảo quả.
3.2.Giúp học sinh phải bộc lộ được tình cảm chân thành khi miêu tả :
Nhận thức đúng, tình cảm đẹp từ đó đến với văn học tự giác, say mê. Vì
lẽ đó nên tôi giúp học sinh phải biết bộ lộ tình cảm luôn gắn với cảm nhận, suy
Trần Thị Mai - Trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung. 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_giup_hoc_si.doc