Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 10 năm 2011

I/ Mục đích- yêu cầu: - Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc dã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đạn văn dễ nhớ, hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ TĐ đã học từ tuần 1 đến tuần 9(theo mẫu trong SGK). HS K, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, văn; nhận biết được một số biện pháp sử dụng trong bài

*KNS: -Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê).

-Hợp tác(kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).

-Thể hiện sự tự tin(thuyết trình kết quả tự tin)

II/ Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học, để HS bốc thăm.

- Phiếu giao việc cho bài tập 2.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 10 năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang 43, sau đó giao nhiệm vụ: +Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt rét. +Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt xuất huyết. +Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh viêm não. +Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. - Vẽ xong các nhóm mang bài lên bảng dán. Nhóm nào xong trước và đúng, đẹp thì thắng cuộc. - GV kết luận nhóm thắng cuộc, nhận xét tuyên dương các nhóm. 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS thực hiện tốt việc phòng các loại bệnh. *Đáp án: - Câu 1: Tuổi dậy thì ở nữ: 10-15 tuổi Tuổi dậy thì ở nam: 13-17 tuổi - Câu 2: ý d - Câu 3: ý c HS lắng nghe. -HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. -Đại diện nhóm trình bày. Tập làm văn ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (tiết 6) I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghã để thay thế theo y/c BT1,2 (chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d,e) - Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa ( BT3,4 ). HS K, giỏi thực hiện được toàn bộ BT2 II.ĐDDH: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. - Tờ phiếu Bài tập 2. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu: YCCĐ 2. Hoạt động hướng dẫn giải bài tập: Bài tập 1: H: Vì sao phải thay những từ in đậm bằng những từ đồng nghĩa khác? - GV phát phiếu 3.4 HS. - GV và HS cả lóp nhận xét. Vì các từ đó được dùng chưa chính xác. - HS làm việc độc lập. - HS làm bài tập dán lên bản. Câu Từ dùng không chính xác Lý do (giải thích miệng) Thay bằng từ đồng nghĩa Hoàng be chén nước bảo ông uống. Bê (chén nước) bảo (ông) Chén nước nhẹ không cần bê cháu bảo ông là thiếu lễ độ. Bưng mời. Ông vò đầu Hoàng. Vò (đầu) Vò: chà đi xát lại, làm cho rối, nhàu nát không thể hiện đúng hành động Xoa Bài tập 2: - GV dán phiếu mời 2.3 HS lên bảng thi làm bài tập. - Thi học thuộc lòng tực ngữ, thành ngữ sau khi điều đúng. - Giải: no, chết, bại, đậu đẹp. Bài tập 3: - GV nhắc lại chú ý. + Mỗi em có thể đặt 2 mỗi câu chứa một từ đồng âm hoặc 2 từ. + Chú ý chọn đúng nghĩa đã cho là giá: (tiền) giá (đồ vật) (không mang nghĩa khác) TD: Quyển truyện này giá bao nhiêu tiền. - Trên giá sách của bạn Lan có nhiều quyển truyện hay. *Bài tập 4 (98): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền tin” để tìm các từ ngữ miêu tả +GV chỉ định 1 HS tìm từ, đọc to nếu đúng thì HS đó được quyền chỉ định HS khác. +HS lần lượt chơi cho đến hết. -Cho HS đặt câu vào vở. -Mời HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt 3- Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học: Dặn HS chuẩn bị giấy bút cho 2 tiết kiểm tra viết giữa học kì I. - HS làm việc độc lập. - HS làm việc độc lập. - HS đọc nối tiếp nhau các đoạn văn đã làm xong. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm vào vở. - HS đọc câu vừa đặt. a)Làm đau bằng cách dùng tay hoặc roi gậyđập vào cơ thể: Bố Em không bao giờ đánh con. Đánh bạn là không tốt. b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh: Lan đánh đàn rất hay. Hùng đánh trống rất cừ. c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng xát, xoa: Mẹ đánh xoong, nồi sạch bong. Em thường đánh ấm chén giúp mẹ. Thứ sáu ngày 28tháng 10 năm 2011 Toán TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Biết tính tổng của nhiều số thập phân. - Biết tính chất kết hợp của php cộng cc số thập phn. - Biết vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. - Giúp học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Phấn màu, bảng phụ. + HS: Bảng con, SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luyện tập. Học sinh lần lượt sửa bài (SGK). Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự tính tổng của nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân). Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não. • Giáo viên nêu: 27,5 + 36,75 + 14 = ? • Giáo viên chốt lại. Cách xếp các số hạng. Cách cộng. Bài 1(a,b): Giáo viên theo dõi cách xếp và tính. • Giáo viên nhận xét. Tính 5,27 + 14,35 + 9,25 = 28,87 6,4 + 18,36 +52 = 76,76 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng và biết áp dụng tính chất của phép cộng vào số thập phân tính nhanh. Phương pháp: Thực hành, động não, đàm thoại. Bài 2: Giáo viên nêu: Mẫu • Giáo viên chốt lại. a + (b + c) = (a + b) + c • Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng. Bài 2.b : Tính rồi so sánh giá trị của (a+b)+c và a +(b+c) : a b c (a+b) +c a+(b +c) 2,5 6,8 1,2 (2,5+6,8)+1,2 2,5+(6,8+1,2) 1,34 0,52 4 (1,34+0,52)+4 1,34+(0,52+4) Nhận xét : Phép cộng các số thập phân , tính chất kết hợp. Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta . (a+b) +c = a+(b +c) Bài 3(a,c): Giáo viên theo dõi học sinh làm bài – Hỏi cách làm của bài toán 3, giúp đỡ những em còn chậm. • Giáo viên chốt lại: để thực hiện cách tính nhanh của bài cộng tình tổng của nhiều số thập phân ta áp dụng tính chất gì? Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính. (12,7 + 1,3) + 5,89 = 19,89 (5,75+4,25) +(7,8 +1,2) = 19 -GV chấm và nhận xét Dành cho học sinh kh giỏi B 1c,1d B 3c,3d Hoạt động 3: Củng cố. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não. 5. Tổng kết - dặn dò: Học thuộc tính chất của phép cộng. Chuẩn bị: Luyện tập. Giáo viên dặn học sinh về nhà xem trước nội dung bài. Nhận xét tiết học Hát Lớp nhận xét. Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh tự xếp. Học sinh tính (nêu cách xếp). 1 học sinh lên bảng tính. 2, 3 học sinh nêu cách tính. Dự kiến: Cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên. Viết dấu phẩy của tồng thẳng cột dấu phẩy của các số hạng. Học sinh đọc đề. Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài – Học sinh lên bảng – 3 học sinh. Lớp nhận xét. Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh đọc đề. Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài. Học sinh rút ra kết luận. Học sinh nêu tên của tính chất: tính chất kết hợp. Học sinh đọc đề. -HS làm bài vào vở Tính nhanh. 1,78 + 15 + 8,22 + 5 ............................................ ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP A . MỤC TIÊU : Học xong bài này,HS : - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta + Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong SX nông nghiệp + Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất. + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên. - Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta. - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: Lúa gạo ở đồng bằng, cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên, trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ Kinh tế Việt Nam C. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ổn định: Hát II. Kiểm tra: III.Bài mới : Giới thiệu bài, nêu và ghi tên bài lên bảng Tìm hiểu bài: * Ngành trồng trọt: +Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) H: Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? GV kết luận. + Hoạt động 2: (làm việc theo N4) -Cho HS quan sát hình 1-SGK. +Kể tên một số cây trồng ở nước ta? +Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn? +Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? +Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo? -Mời HS trình bày. -GV kết luận +Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân) -Cho HS quan sát hình 1. -Cho HS trả lời câu hỏi cuối mục 1. -GV kết luận: *Ngành chăn nuôi: + Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp) -Vì sao số lượng gia súc, cầm ngày càng tăng? -Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta? -GV cho HS quan sát hình 1 và làm bài tập 2 bằng bút chì vào SGK -Mời một số HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. - HS đọc mục 1-SGK -Ngành trồng trọt có vai trò: +Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. +Ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. HS trao đổi theo nội dung các câu hỏi -Lúa gạo, ngô, rau, cà phê, cao su, hồ tiêu - Lúa gạo -Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới. -Đủ ăn, dư gạo xuất khẩu. Đại diện nhóm trình bày. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -Do lượng thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo. -HS làm bài tập 2-Tr. 88 Cây trồng Vật nuôi Vùng núi Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu Trâu, bò, dê, ngựa, Đồng bằng Lúa gạo, rau, ngô, khoai Lợn, gà, vịt, ngan, IV. Củng cố dặn dò: (3’) Tổng kết nội dung bài học. Đọc nội dung bài học SGK. GV nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài tiết sau. ................................................................... Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (tiết 7) Sinh hoạt KIỂM ĐIỂM Ý THỨC ĐẠO ĐỨC, HỌC TẬP ...TRONG TUẦN 10 I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua. - Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau. - Giáo dục học sinh thi đua học tập. 1. Ổn định tổ chức. 2. Lớp trưởng nhận xét. - Hs ngồi theo tổ - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp. - Tổ viên có ý kiến - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất. * Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua -> xếp loại các tổ 3. GV nhận xét chung: * Ưu điểm: - Nề nếp học tập :......................................................................................................................... - Về lao động: - Về các hoạt động khác: - Có tiến bộ rõ về học tập trong tuần qua : .................................................................................. * Nhược điểm: - Một số em vi phạm nội qui nề nếp:........................................................................................... ...................................................................................................................................................... * - Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng. 4. Phương hướng tuần11: - Phát huy các nề nếp tốt. - Đẩy mạnh thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam Chiều (Đ/c Thức dạy)

File đính kèm:

  • docGA tuan 10 CKTKNS.doc