Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 - Tuần 23

TẬP ĐỌC

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài sử kiện của ông quan án.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài sử kiện của vị quan án.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o? - 2 HS kể chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng và trả lời câu hỏi: Ông Nguyễn Khoa Đăng là người rất thông minh, tài trí trong xử án. Ông có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuọc sống yên bình cho dân. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài: 2' - Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của đề bài: Gv ghi đề lên bảng lớp. - GV gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài. - Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh. - Gv giải thích: Bảo vê. trật tự , an ninh là hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội, giữ tình trạng ổn định, có tổ chức ,có kỉ luật. b. Hướng dẫn HS kể chuyện (8’) - Cho HS đọc gợi ý. -Cho HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể c. Học sinh kể chuyện (22’) - Cho HS kể theo nhóm - Cho HS thi kể trước lóp. Gv đưa bảng phụ đã viết sãn tiêu chí đáng giá tiết kể truyện. - Đại diện các nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét và cùng hs bình chọn hs có câu chuyện hay, kể hay, hấp dẫn 3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học - Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tập đọc Chú đi tuần I. Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát , diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng , trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu hs miền Nam. - Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu hoàn cảnh ra đời của các bài thơ : Các chiến sĩ yêu thương các cháu hs miền Nam ;sãn sàng chịu gian khổ , khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. II. Đồ dùng dạy học: 1 . Kiểm tra bài cũ (2-3’) - Kiểm tra 2 hs đọc bài Phân xử tài tình và trả lời câu hỏi. - GV: Hai ngươì đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Kết quả ra sao? -HS : 2 người nhờ quan phân xử về việc mình bị mất cắp vải . Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình. - Cuối cùng người bị mất vải đã lầy lại được nhờ quan phán xử thông minh, tài tình. - GV : Câu chuyện nói lên điều gì? - HS : Ca ngợi trí thông minh , tài xử kiện của quan án. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (1 - 2’) Khi đất nước chưa thống nhất, một số học sinh miền Nam được cử ra học tập ở miền Bắc. Các bạn học ở trường nội trú. Các chú công an luôn đi tuần trong đêm để các cháu học sinh đựoc ngon giấc ngủ. Để thấy được tình cảm của các chú công an đối với các em hs miền Nam, chúng ta đi vào đọc, hiểu bài thơ Chú đi tuần của tac giả Trần Ngọc . b. Luyện đọc đỳng (10 - 12’): * GV hướng dẫn HS luyện đọc : Nhắc H có ý thức nhẩm thuộc - 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo, xỏc định đoạn (4đoạn) : Mỗi khổ một đoạn. - Đọc nối tiếp đoạn (1-2 lần) - Nhận xột * Đoạn 1: + Giải nghĩa: Đi tuần. HS đọc chú giải + Luyện đọc :Dòng 1,2 ,4 ngắt 3/2, dòng5 ngắt 2/3,dòng 6 ngắt 1/3/1/3. + Hướng dẫn: Đọc trôi chảy ,ngắt đúng nhịp thơ. - Đọc đoạn theo dóy * Đoạn 2: + Luyện đọc: dũng 2 nhịp 4/2 Dòng 3 nhịp 3/5 và đọc đúng từ lưu luyến + Hướng dẫn: ngắt giọng tự nhiờn, đọc rõ ràng rành mạch - Đọc đoạn theo dóy *Đoạn 3,4: + Hướng dẫn: Đọc trôi chảy ,tự nhiên. - Đọc đoạn theo dóy - Đọc theo nhúm đụi * Đọc cả bài: - Hướng dẫn :Đọc lưu loát ,ngắt đúng nhịp thơ . - Đọc mẫu - 1-2 HS đọc c. Hướng dẫn tỡm hiểu bài (10 - 12’) - Đọc thầm đoạn 1. ? Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? - Đi tuần trong đêm khuya gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say - Đọc thầm đoạn 2,3 ? Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh , tác giả muốn nói lên điều gì? - Tác giả ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ , quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ. - Đọc thầm khổ 4 : ? Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu hs thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? - Tình cảm của người chiến sĩ: Từ ngữ : Dùng những từ xưng hô thân mật : chú , cahú , các cháu ơi,.... Chi tiết :Hỏi thăm các cháu ngủ có ngon không, dặn các cháu cứ yên tâm ngủ, chú tự nhủ đi tuần để giữ cho cháu có giấc ngủ say. d. Luyện đọc diễn cảm (10ph- 12ph) * Đoạn 1: + Hướng dẫn: nhấn giọng tự nhiờn: hun hút ,lạnh lùng,đi tuần - Đọc đoạn theo dóy * Đoạn 2,3,4: + Hướng dẫn: ngắt giọng tự nhiờn, nhấn: yêu mến ,lưu luyến,Cao giọng sau câu hỏi ,thể hiện tình cảm sau câu cảm. - Đọc đoạn theo dóy * Cả bài :Đọc giọng nhẹ nhàng tình cảm trìu mến ,thiêt tha, vui nhanh hơn ở dòng 3 thể hiện ước mơ của người chiến sĩ an ninh. - Đọc mẫu . - Đọc từng đoạn hoặc cả bài. - Nhẩm ,đọc thuộc từng khổ thơ hoặc những câu thơ em thích. - Nhận xét , cho điểm. 3. Củng cố , dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ. Thứ năm ngày 22 tháng 2 năm 2007 Tập làm văn Lập chưong trình hoạt động I. Mục đích yêu cầu: - Dựa vào dàn ý đã cho , biết lập chương trình cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết vắn tắt cấu trúc ba phần của chương trình hoạt động. - Những ghi chép HS đã ghi chép được. - Bút dạ , một vài tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học: a. Giới thiệu bài: 2' b. Hướng dẫn học sinh lập chương trình hoạt động (33-34’). * Hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài (12’). - Cho HS đọc đề bài + gợi ý trong SGK. - GV lưu ý HS : khi lập chương trình hoạt động , em phải tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoạc la liên đội phó. Các em cần chọn hoạt động nào mà mình đã tham gia để việc lập chương trình hoạt động đạt hiệu quả cao. - Cho HS nói hoạt động mình chọn để lập chương trình. - GV treo bảng phụ đã viết sẵn cấu trúc chương trình của chương trình hoạt động. * HS lập chương trình hoạt động (22’). - Cho HS lập chương trình hoạt động . Gv phát phiếu cho một vài hs. - GV nhận xét từng chương trình hoạt động. GV hướng dẫn hs bổ sung thêm 1 chương trình hoạt động của hs để hoạt động. - GV cùng HS bình chọn hs lập được chương trình tốt nhất. c. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại CTHĐ đã viết ở lớp , viết lại vào vở. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I. Mục đích yêu cầu: - Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện sự tăng tiến. - Biết tạo ra các câu ghép mới thể hiện quan hệ tăng tiến bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, bằng thay đổi vị trí các vế câu. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp - Bút dạ + giấy khổ to III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (2-3’). - Kiểm tra 2 hs : Cho hs làm lại bài tập 2 , 3 của tiết Mở rộng vốn từ : Trật tự an ninh - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: 1' b. Hình thành kiến thức (12- 13’) + Bài tập 1 - Cho hs đọc yêu cầu của bài tập. - H đọc lại câu ghép đã cho. - Phân tích cấu tạo của câu ghép đó. - Cho hs làm bài + trình bày kết quả (gv ghi câu ghép lên bảng lớp). - Gv nhận xét + chốt lại kết quả đúng . Câu văn gồm 2 vế câu tạo thành. Cụ thể là: Chẳng những Hồng chăm học / mà bạn ấy còn rất chăm làm. c v c v V1 V2 . Quan hệ từ nối 2 câu : Chẳng những... mà còn... . Câu văn sử dụng cặp quan hệ từ Chẳng những ... mà còn thể hiện quan hệ tăng tiến. + Bài tập 2 - Cho hs đọc yêu cầu của bt. - Cho hs làm bài + phát biểu ý kiến. - Gv nhận xét + khẳng định những cặp quan hệ từ HS tìm đúng : . Không những ... mà còn... . Không chỉ ... mà còn... . Không phải chỉ ... mà còn... . Không những ... mà ... * H đọc ghi nhớ ( 54). c. Hướng dẫn luyện tập (10-12’) + Bài tập 1 - Cho hs đọc yêu cầu + đọc câu chuyện vui Người lái xe đãng trí. . Tìm câu ghép thể hiện sự tăng tiến. . Phân tích cấu tạo câu ghép đó. - Cho hs làm bài . Gv dán lên bảng lớp tờ phiếu đã ghi câu ghép cần phân tích - Cho hs trình bày kết quả. - Gv nhận xét + chốt lại kết quả đúng . Câu ghép có trong chuyện vui là: Vế 1 : Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái. c v Vế 2 : mà chúng còn lấy luôn bàn đạp phanh. c v - Gv : câu chuyện gây cười ở chỗ nào? HS: ở chỗ người lái xe ngồi nhầm vào hàng ghế sau của xe mà lại tưởng ngồi vào hàng ghế trước chỗ có tay lái nên cho là tay lái và phanh bị lấy cắp. + Bài tập 2 - H đọc yêu cầu bài - H làm vở - H làm bảng phụ - Cả lớp nhận xét ,bổ sung. - Kết quả đúng : Cặp quan hệ từ cần điền là: +/ Không chỉ...mà...còn... +/ Không những...mà...còn... Chẳng những...mà còn... +/ Không chỉ... mà... d. Củng cố dặn dò (2’). - Gv nhận xét tiết học. - Dặn hs ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép có quan hệ tăng tiến. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 23 tháng 2 năm 2007 Tập làm văn Trả bài văn kể chuyện I. Mục đích yêu cầu: - Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyệntheo 3 đề đã cho. - Nhận thức được ưu , khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi ; tự viết lại 1 đoạn hoặc cả bài cho hay hơn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi 3 đề bài + ghi loại lỗi hs mắc phải. III. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ ( 4 phút). 2. bài mới a/ Giới thiệu bài (1’) b/ Nhận xét chung ( 8’) * HĐ1: GV nhận xét về kết quả làm bài - GV đưa bảng phụ đã chép 3 bái và các loại lỗi điển hình lên. - Gv nhận xét chung: Những ưu điểm chính. Cho ví dụ cụ thể. Những hạn chế chính. Cho ví dụ cụ thể. * HĐ2 : Thông báo điểm số cụ thể. c. Chữa bài ( 23-24’). - Hướng dẫn HS chữa lỗi chung. - Gv cho hs lên chữa lỗi trên bảng phụ. Bảng phụ Chính tả từ câu a/ sai a/ sai a/ sai b/ đúng b/ đúng b/ đúng Ghi chú Cột A : GV ghi trước những lỗi chính tả. Cột B : HS sửa lỗi , GV chốt lại bằng phấn màu */ HĐ2 : hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài - Gv theo dõi , kiểm tra hs làm việc. */HĐ3 : Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay - GV : đọc những đoạn. nhẽng bài văn hay. */ HĐ4 : Hướng dẫn HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn - GV : Mỗi em chọn một đoạn văn mình viết còn mắc nhiều lỗi để viết lại cho hay hơn. - GV : Chấm 1 số đoạn viết của hs d. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học. Biểu dương những hs làm bài tốt. Yêu cầu những hs làm bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn ; chuẩn bị cho tiết Tập làm văn kế tiếp. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docTieng Viet - Tuan 23.doc