Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, phát triển học sinh giỏi Quốc gia môn Tiếng Anh

docx50 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 08/04/2025 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, phát triển học sinh giỏi Quốc gia môn Tiếng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 1. Mở đầu 01 1.1. Lý do chọn đề tài 02 1.2. Mục đích nghiên cứu 02 1.3. Đối tượng nghiên cứu 02 1.4. Phương pháp nghiên cứu 03 1.5. Phạm vi nghiên cứu 03 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận 03 2.2. Thực trạng vấn đề 04 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết 05 2.3.1. Khơi dậy đam mê cho học sinh. 05 2.3.2. Chọn học sinh 06 2.3.3.Chọn giáo viên. 06 2.3.4. Lên thời khóa biểu, quan tâm tới những môn học khác của học 09 sinh. 2.3.5. Rèn tính tự học của học sinh, hướng dẫn học sinh học đúng 10 phương pháp. 2.3.6. Cung cấp tài liệu, kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của đội tuyển. 10 2.3.7. Phối hợp với phụ huynh học sinh 13 2.3.8. Phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển quốc gia một cách hợp 13 lý. 2.3.9. Chiến lược đối với đội tuyển. 15 2.4. Kết quả đạt được 16 3. Kết luận và kiến nghị. 17 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ chung mà còn là yếu tố thúc đẩy phong trào học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh. Thông qua giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi mà năng lực của giáo viên, học sinh được nâng lên. Và chính những kết quả thi học sinh giỏi đã góp phần khích lệ giáo viên cũng như học sinh tự tin hơn vào năng lực bản thân, mạnh dạn và năng động hơn trong giảng dạy và học tập. Đặc biệt là giúp học sinh vững tin hơn khi tham gia các kì thi chọn học sinh giỏi. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh, những năm học vừa qua tôi được nhà trường tín nhiệm, giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi đã trăn trở, học hỏi kinh nghiệm và nghiên cứu, tìm ra các phương pháp để làm sao giúp học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Trong năm học 2013-2014 đội tuyển HSG mà tôi đảm nhận là lớp 11AV, năm học 2014-2015 tôi tiếp tục giảng dạy lớp 12AV, các em đã tham các kỳ thi HSG cấp tỉnh đạt kết quả tốt, nhưng đối với kỳ thi HSG quốc gia kết quả chưa thành công. Khi lên lớp 12 một số em quyết định bỏ kỳ thi HSG quốc gia, số khác nếu đồng ý tham gia thì các em cũng chẳng thiết tha vì các em lo lắng cho kỳ thi đại học nhiều hơn. Tôi tự hỏi phải chăng do bản thân tôi chưa thật sự có những phương pháp phù hợp trong việc bồi dưỡng HSG. Từ lí do trên, tôi chọn vấn đề MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG, PHÁT TRIỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN TIẾNG ANH làm đề tài nghiên cứu. 1. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sẽ giúp người dạy nhận ra những hạn chế ở phương pháp và chiến lược bồi dưỡng, từ đó biết điều chỉnh để đạt hiệu quả cao. Với mục đích là rút kinh nghiệm cho chính mình, chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường tôi đã viết đề tài này. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu 2 Trong phạm vi đề tài này tôi tập trung phân tích về tính hiệu quả của phương pháp, chiến lược bồi dưỡng HSG mà tôi đã áp dụng. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học, phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp. 1. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề sau: Những biện pháp đã áp dụng có hiệu quả vào việc bồi dưỡng và phát triển HSG quốc gia. Thời gian nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm từ đầu năm học 2015-2016 đến hết học kỳ I, năm học 2016-2017. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được việc giảng dạy cho học sinh nắm bắt được chương trình nhưng việc bồi dưỡng HSG không phải giáo viên nào cũng đảm nhận được. Theo tôi, một giáo viên bồi dưỡng HSG muốn có hiệu quả thì cần đảm bảo được các yếu tố sau: - Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và có tính chất quyết định trong quá trình bồi dưỡng HSG, bởi lẽ nguồn kiến thức mà học sinh lĩnh hội được cần phải chuẩn xác, phong phú. - Tinh thần trách nhiệm: Muốn có kết quả tốt, người dạy phải có tinh thần trách nhiệm đối với chất lượng học tập của học sinh mình, trách nhiệm với sự tin tưởng của ban giám hiệu và đồng nghiệp. Giáo viên phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu và có tấm lòng hy sinh, không tính toán, luôn xem thành tích của học sinh là niềm vui trong công việc giảng dạy của mình. - Uy tín: Để học sinh nhiệt tình theo học đội tuyển, giáo viên phải tạo được niềm tin cho các em, cho các em thấy được việc bồi dưỡng HSG là quyền lợi, là vinh dự của các em. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải có được uy tín đối với học sinh. Uy tín của giáo viên không chỉ thể hiện ở chuyên môn mà còn thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp. 3 - Thời gian: Vấn đề thời gian là một yêu cầu rất quan trọng, nếu giáo viên không có đủ thời gian thì việc bồi dưỡng không thể đảm bảo được. Đăc biệt là thời gian dành để nghiên cứu chuyên môn, tìm tòi tài liệu phù hợp, soạn đề kiểm tra khảo sát chất lượng đội tuyển, thời gian chấm bài v,v Nếu tôi dành nhiều thời gian cho hoạt động khác như năm học 2013-2014, 2014-2015 thì tôi không thể đầu tư nhiều cho công tác bồi dưỡng như hai năm này. Hơn nữa, việc bồi dưỡng HSG là là một quá trình lâu dài, do vậy chúng ta cần có kế hoạch ôn thi từ lớp 10. 2. 2. Thực trạng vấn đề Trong quá trình bồi dưỡng tôi nhận thấy học sinh không nỗ lực hết mình để tham gia đội tuyển học sinh giỏi vì các em còn có nhiều mối lo ngại, đặc biệt là khi các em lên lớp 12. Các em cảm thấy để đạt được giải HSG quốc gia là một vấn đề quá hão huyền, ngoài tầm với của các em. Thực tế này có lý do riêng của nó, thứ nhất là chất lượng đầu vào chưa cao nhưng trong thời gian học THPT các em phải tham gia nhiều kỳ thi HSG. Vì vậy các em phải học dồn dập quá nhiều kiến thức trong thời gian ngắn khiến các em choáng ngợp, chán nản. Thứ hai là các kỳ thi HSG có nội dung yêu cầu hoàn toàn khác nhau khiến các em không tài nào xoay xở kịp. Nội dung kỳ thi Olympic khu vực khác hẳn kỳ thi HSG quốc gia. Do đó các em dốc sức ôn luyện nhưng hiệu quả không cao vì các kỳ thi khá gần nhau. Cụ thể, kỳ thi HSG tỉnh lớp 12 tổ chức vào đầu tháng 11, kỳ thi HSG quốc gia vào đầu tháng 1, kỳ thi HSG Olympic cấp tỉnh vào đầu tháng 3, còn kỳ thi Olympic khu vực vào đầu tháng 4. Khi học sinh liên tiếp thất bại trong những kỳ thi HSG, các em sẽ thất vọng về bản thân và không thể không thất vọng về giáo viên và nhà trường. Lý do thứ ba là học sinh không tự tin khi thi đại học vì các em đã phải mất rất nhiều thời gian để ôn thi HSG, các em đã học loa qua những môn còn lại. Chính vì lẽ đó phần lớn các em quyết định bỏ đội tuyển giữa chừng. Điều đó hoàn toàn hợp lý bởi mọi học sinh cũng như mọi bậc phụ huynh đều mong muốn các em có được tấm vé vào trường đại học. Thứ tư là vấn đề phân công giáo viên bồi dưỡng bồi dưỡng hợp lý. 4 Trong năm học 2013-2014, đội tuyển mà tôi đảm nhận đầu tiên của trường chuyên Nguyễn Chí Thanh là khối 11 (các em được chuyển từ trường THPT Chu Văn An sang). Sau khi được bồi dưỡng 2 tháng, các em tham dự kỳ thi HSG tỉnh vào đầu tháng 11, có hai em tiếp tục tham gia thi HSG quốc gia vào đầu tháng 1. Kết quả không cao (9.2 và 9.0). Sau đó các em lại thi Olympic khu vực vào đầu tháng 4. Các em học rất chăm chỉ nhưng kết quả cũng chỉ gần đạt huy chương đồng mà thôi. Học sinh rất buồn, các em đã khóc khi biết kết quả. Sau đó các em chán nản vì thất bại liên tiếp. Lên lớp 12, không em nào muốn thi HSG quốc gia nữa vì năm lớp 11 các em dành thời gian quá nhiều để luyện thi Anh văn, những môn khác bị sa sút rõ rệt. Tuy nhiên có một em quyết định tham gia thi HSG quốc gia chỉ vì thương cô giáo phụ trách. Theo tôi được biết, trong thời gian luyện đội tuyển quốc gia em ấy đã dành thời gian ôn thi đại học môn Toán, Lý cũng bằng với thời gian ôn thi Anh văn. Tôi không có quyền ngăn cản em được vì em phải quyết định cho tương lai của chính mình. Các em không muốn bị thi trượt kỳ thi đại học, gia đình các em cũng vậy, đó là điều đương nhiên. Điều này khiến tôi phải suy nghĩ đề có chiến lược phù hợp đối với đội tuyển của năm học tiếp theo. Kết quả kỳ thi HSG quốc gia của hai năm học đầu tiên. TT Họ tên Lớp Năm học Lớp Năm học 2013-2014 2014-2015 1 Trần Thiện Vĩnh 11TO 9.0 12TO 7.9 2 Phạm Minh Tiến 11AV 9.2 12AV Không tham gia 3 Nguyễn Thị Như Quỳnh 11AV Không tham gia 12AV 9.8 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.3.1. Khơi dậy đam mê cho học sinh Đây là bước đầu tiên tôi thực hiện đối với học sinh trong lớp mà tôi đảm nhận. Đam mê là yếu tố quyết định sự thành công của một học tham gia đội tuyển. Tôi kể cho học sinh nghe về quá khứ của tôi, phương pháp học tập và thành tích của tôi khi còn là học sinh cấp I,II,III và thời sinh viên, thậm chí là cả khoảng thời gian làm nghề giáo giáo viên. May mắn cho tôi là đã từng học hai 5 ngoại ngữ tại trường đại học, tôi đã gặp khó khăn như thế nào khi bắt đầu học ngoại ngữ thứ hai (tiếng Anh) vì tôi chưa hề học tiếng Anh ở thời phổ thông và tôi đã làm gì để tiến xa bạn bè. Tôi truyền lại kinh nghiệm của mình cho các em và tôi kết luận rằng: “Không có gì là không thể, chỉ có thiếu thời gian thôi các em ạ. Các em cứ cố gắng nỗ lực như cô đã từng làm xem được không nhé!”. Thật đơn giản, một tấm gương rất thực để các em noi theo. Lý thuyết phải đi đôi với thực hành, việc quan trọng hơn để học sinh đam mê thật sự là giáo viên dạy bồi dưỡng phải vững vàng về chuyên môn, kiến thức phải sâu, rộng, am hiểu về những lĩnh vực khác ngoài chuyên môn. Trong quá trình học bồi dưỡng, học sinh càng ngưỡng mộ giáo viên về trình độ chuyên môn thì các em lại càng đam mê. Sự tận tâm của giáo viên đối với học sinh đội tuyển cũng góp phần không kém để khơi dậy niềm đam mê nơi các em. Một khi giáo viên dốc hết nhiệt huyết để giảng dạy, quan tâm tới hoàn cảnh và động viên các em đúng mức, đúng lúc các em sẽ rất trân trọng và tự nhủ mình cố gắng học giỏi hơn để không phụ lòng cô giáo. Ngoài ra, trong những tuần nghỉ hè của năm lớp 10 tôi dành tất cả những buổi rảnh rỗi của tôi để đưa học sinh về nhà dạy cho các em. Mặc dù xa xôi, các em trân trọng sự quan tâm của tôi và các em đi học đều đặn. 2.3.2. Chọn học sinh Dĩ nhiên một tiêu chí không thể thiếu khi tôi tìm chọn học sinh là những em có niềm đam mê. Nếu phát hiện thấy một số em năng lực ban đầu chưa tốt nhưng các em thực sự muốn vươn lên vì các em yêu thích thật sự, tôi mạnh dạn chọn các em vào đội tuyển để phát triển dần dần. Bởi nguồn học sinh giỏi thực sự đầu lớp 10 hầu như rất ít. Sau khi có kết quả tuyển sinh khối 10, ban giám hiệu phân công tôi dạy một số chuyên đề cho lớp 10 chuyên Anh trong hè khoảng một tháng. Trong thời gian này tôi quan sát để chọn những học sinh nào tiếp thu tốt chuyên đề mà tôi đã dạy, đồng thời tìm hiểu để biết thêm về thành tích học tập ở cấp II của 6 những em đó. Nếu có thể, tôi liên lạc với giáo viên đã dạy các em ấy ở cấp II để rõ thêm về tinh thần học tập của các em. Vào thời gian học chính khóa của đầu năm lớp 10, trong quá trình giảng dạy vài tuần đầu, tôi theo dõi để biết thêm về kỹ năng nghe, nói, viết của các em để lưu tâm phát triển sớm những em có ưu thế về một số kỹ năng năng cần thiết khi học ngoại ngữ. 2.3.3. Chọn giáo viên Giáo viên là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác bồi dưỡng HSG. Chúng ta cần chọn giáo viên bồi dưỡng theo đúng thế mạnh của họ. Tôi chọn cô giáo trẻ Trần Thị Ngọc Linh phụ trách phần Listening ngay từ đầu năm lớp 10. Thực tế học sinh lớp tôi chưa hề luyện listening khi còn học THCS nên cần có giáo viên dìu dắt các em từ bước cơ bản. Tôi nghĩ kỹ năng này cần một giáo viên trẻ để có thời gian tìm tòi tài liệu dạy trên lớp, giao bài tập về nhà, chấm bài. Ngoài ra, giáo viên trẻ tuổi có khả năng nghe tốt hơn giáo viên lớn tuổi. Đồng thời với việc phát huy điểm mạnh của giáo viên trẻ, tôi phải có trách nhiệm giúp họ nghiên cứu nâng cao chuyên đề khác. Vì vậy tôi mạnh dạn phân công cô Ngọc Linh dạy phần cấu tạo từ (Word formation) sau khi hướng dẫn tỉ mỉ cách soạn chuyên đề cho cô Ngọc Linh. Thực ra, theo tôi hai chuyên đề này có liên quan mật thiết với nhau nên tôi phân công một giáo viên đảm nhận. Nếu dạy phần cấu tạo từ, cả giáo viên và học sinh đều có vốn từ vựng phong phú, điều này giúp ích rất nhiều cho việc luyện nghe của cô và trò. Lịch bồi dưỡng HSG khối 10 năm học 2015-2016 ( 32 tuần: từ 9/2015 – 5/2016) TT Thời gian Giáo viên Chuyên đề giảng dạy 1 Chiều thứ 2 Lê Thị Liên Reading Lexico-grammar 2 Chiều thứ 4 Lê Thị Liên Speaking Writing Describing graphs 3 Chiều thứ 6 Trần Thị Ngọc Linh Listening 7 Word formation Giáo viên phụ trách đội tuyển cực kỳ quan trọng, phải có khả năng bao quát hết tất cả mọi lĩnh vực ngữ pháp cũng như các kỹ năng nghe, nói đọc, viết. Với tư cách là giáo viên phụ trách, tôi đảm nhận tất cả những phần còn lại: dạy tất cả những chuyên đề ngữ pháp, luyện đọc hiểu, nói, viết luận, viết biểu đồ, từ vựng. Hơn thế nữa, giáo viên phụ trách cần thỉnh thoảng kiểm tra chất lượng học sinh học chuyên đề do giáo viên khác đảm nhận để biết các em đang ở mức độ nào và tiếp tục hướng dẫn giáo viên điều chỉnh cách dạy. Và nếu cần, giáo viên phụ trách tự chủ động bồi bổ thêm cho các em các chuyên đề do giáo viên khác đảm nhận. Nếu giáo viên phụ trách chỉ nắm được vài chuyên đề mình đảm nhận thôi thì không đủ khả năng để đánh giá năng lực học sinh khi tiếp cận đề HSG quốc gia. Tiến hành bồi dưỡng cấp tốc trong vòng 2 tháng 9, 10, tôi chọn hai em khá nhất đội tuyển tham gia kỳ thi HSG cấp tỉnh lớp 12. Kết quả rất tốt: em Phạm Quang Duy đạt giải nhì, em Huỳnh Tiến Đạt đạt giải khuyến khích. Từ tháng 11 đến hết năm học lớp 10, tôi và cô Ngọc Linh tiếp tục bồi dưỡng như đã phân công để phát triển dần những em khác nữa vì lực học của các em chênh lệch nhau quá nhiều, đồng thời nâng tầm cho những em giỏi hơn và chăm hơn. Kết quả thi chọn HSG lớp 12 cấp tỉnh năm học 2015-2016: TT Họ và tên Lớp Điềm Giải 1 Phạm Quang Duy 10AV 15.3 Nhì 2 Huỳnh Tiến Đạt 10AV 12.5 KK Tuy nhiên có một số kỹ năng cần cho học sinh được học giáo viên khác nữa để học sinh có thể học được những kinh nghiệm khác nhau từ những giáo viên khác nhau. Hơn nữa, khi một giáo viên đảm nhận quá nhiều lĩnh vực thì không đủ thời gian để nghiên cứu thực sự chuyên sâu tất cả các chuyên đề. Do đó thời gian bồi dưỡng HSG trong hè cuối năm lớp 10, tôi phân công cô Dương Thị Thùy Trang dạy phần Speaking và Writing essays trong 10 buổi. Đây cũng là những kỹ năng thuộc về thế mạnh của cô Thùy Trang. Và hai kỹ năng này có 8 sự liên quan hỗ trợ nhau, tiện lợi cho việc chuẩn bị của giáo viên và việc học của học sinh. Có một điều may mắn là năm học 2016-2017 có một giáo viên nước ngoài về dạy tại trường chuyên Nguyễn Chí Thanh. Đây là cơ hội để học sinh làm quen với giọng nói của người bản xứ, đồng thời cách dạy của thầy Michael chủ yếu thiên về hoạt động trò chơi, giải trí nên cũng góp phần bớt căng thẳng cho học sinh. Thầy Michael rất hay khen dù học sinh chưa nói tốt, phần nào giúp học sinh tự tin khi học cùng thầy. Vào năm học 2016-2017, các em lên lớp 11. Tôi và cô Trần Thị Ngọc Linh tiếp tục bồi dưỡng các phần tương tự năm học cũ đã phân công. Lịch bồi dưỡng HSG khối 11 năm học 2016-2017 ( 6 tuần: Từ 12/9 – 26/10/2016) TT Thời gian Giáo viên Chuyên đề giảng dạy 1 Chiều thứ 2 Lê Thị Liên Lexico-grammar Reading Writing Describing graphs Speaking Mock Tests 2 Chiều thứ 4 Michael Li Wang Speaking 3 Chiều thứ 6 Trần Thị Ngọc Listening Linh Word formation 2.3.4. Lên thời khóa biểu, quan tâm tới những môn học khác của học sinh Lịch bồi dưỡng HSG là lịch ngoài giờ chính khóa, nên giáo viên cần lưu tâm để không ảnh hưởng nhiều đến việc học môn khác của các em. Theo quy định của trường, bồi dưỡng HSG 2 buổi / tuần (chiều thứ 2, 4). Tuy nhiên tôi động viên các em học bồi dưỡng thêm một buổi ( chiều thứ 6). Thỉnh thoảng học sinh cần kiểm tra định kỳ nhiều môn vào chiều thứ 7, tôi cho các em nghỉ học bồi dưỡng chiều thứ 6. 9 Một khi các em thấy việc bồi dưỡng HSG không mất quá nhiều thời gian, không ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các môn khác thì các em mới yên tâm tham gia đội tuyển và gia đình các em cũng yên tâm cho phép các em tiếp tục. Trong quá trình dạy bồi dưỡng tôi luôn theo dõi kết quả học tập các môn khác của học sinh, thỉnh thoảng tôi trao đổi với các em về tình hình tiếp thu các môn khác và nhắc nhở các em không bỏ lơ một số môn quan trọng trong khối thi đại học mà các em đã chọn. Thực ra việc này rất quan trọng, bởi vì nếu học sinh lơ là những môn khác, các em sẽ không yên tâm với khối thi đại học và không sớm thì muộn, các em sẽ bỏ đội tuyển giữa chừng. 2.3.5. Rèn tính tự học của học sinh, hướng dẫn học sinh học đúng phương pháp Tự học là yếu tố tiên quyết đối với những em học sinh muốn đạt giải quốc gia. Nếu học thông minh nhưng không có tính tự học sẽ thất bại hoàn toàn. Nhưng giáo viên không thể bảo các em tự học là các em sẽ thực hiện. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy, một khi học sinh cảm thấy khâm phục giáo viên bồi dưỡng, các em sẽ có khát khao được thông thạo tiếng Anh như giáo viên, các em tự nhủ mình cố gắng chăm học. Tuy nhiên, phương pháp tự học cũng không kém phần quan trọng và cần có sự chỉ dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Tôi hướng dẫn kỹ cho học sinh tự học, tự luyện từng kỹ năng cụ thể như thế nào cho hiệu quả. Ví dụ: muốn luyện kỹ năng viết luận, trước hết học sinh phải nâng cao sự am hiểu về kiến thức xã hội. Do đó các em cần xem thời sự trong nước, thời sự nước ngoài, tăng cường đọc báo tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ghi nhận thông tin qua các bài đọc hiểu tiếng Anh v,v Những việc này các em có thể tự học mọi nơi, mọi lúc qua TV, điện thoại, báo chí hoặc bất cứ phương tiện truyền thông nào. Trong quá trình đọc tài liệu tiếng Anh, các em cần thu thập những cụm từ đã được tác giả dùng rất hay và rất tự nhiên trong văn phong viết để học tập. Nếu học sinh làm được như vậy, sau khi các em được giáo viên dạy phương pháp viết luận xong, các em viết bài với những lập luận thuyết phục người đọc. 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_phat_trie.docx
Giáo án liên quan