Sáng kiến kinh nghiệm- Một số giải pháp nhầm nâng cao chất lượng dạy – học môn Hình học lớp 9

 I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN

- Họ và tên: Nguyễn Thị Mộng Điệp Năm sinh: 20.10.1978

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm

- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp

- Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở Mỹ Hội

II. NỘI DUNG

Tên đề tài sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:

Tên đề tài: “Một số giải pháp nhầm nâng cao chất lượng dạy – học môn Hình học lớp 9”.

 Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Toán lớp 9.

 Nội dung: Cải thiện thực trạng dạy – học môn Hình học nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán lớp 9 góp phần nâng cao kết quả thi tuyển vào lớp 10.

 Trên đây là bảng đăng ký đề tài sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản thân tôi trong năm 2014.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm- Một số giải pháp nhầm nâng cao chất lượng dạy – học môn Hình học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: “Một số giải pháp nhầm nâng cao chất lượng dạy – học môn Hình học lớp 9”. Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Toán lớp 9. Nội dung: Cải thiện thực trạng dạy – học môn Hình học nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán lớp 9 góp phần nâng cao kết quả thi tuyển vào lớp 10. Trên đây là bảng đăng ký đề tài sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản thân tôi trong năm 2014. Mỹ Hội, ngày 4 tháng 4 năm 2014 Thủ trưởng đơn vị Người đăng ký Nguyễn Thị Mộng Điệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ NĂM 2014 Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Cao Lãnh I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên: Nguyễn Thị Mộng Điệp Năm sinh: 20.10.1978 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp - Đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở Mỹ Hội. II. NỘI DUNG 1. Nêu thực trạng tình hình của tập thể cá nhân trước khi lập thành tích, có sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu; Qua các bài kiểm tra, bài thi môn Toán của khối lớp 9 trong năm học 2012 – 2013 thì kết quả cho thấy phần lớn học sinh không đạt điểm cao là do các em không giải đúng các bài toán phần Hình học, thậm chí là có em không giải được, không vẽ đúng hình. Bản thân được phân công giảng dạy lớp 9 qua nhiều năm, trước thực trạng trên tôi quyết định nghiên cứu các giải pháp làm sao để nâng cao chất lượng dạy – học môn Hình học lớp 9. Bước đầu thực hiện các giải pháp thì có sự cải thiện theo hướng nâng cao được kết quả. Với sáng kiến này bản thân tiếp tục tìm thêm những giải pháp khả thi nhất để thực hiện trong thời gian tới để nâng cao chất lượng dạy – học nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán lớp 9 góp phần nâng cao kết quả thi tuyển vào lớp 10. 2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng; Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhầm nâng cao chất lượng dạy – học môn Hình học lớp 9”. Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Toán lớp 9. 3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến; Nội dung của sáng kiến là nêu thực trạng, kết quả đạt được qua việc giảng dạy các bài toán Hình học cũng như kết quả giải các bài toán hình học trong các đề kiểm tra, đề thi trong năm học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014 để so sánh kết quả đạt được. Sáng kiến này nêu lên một số giải pháp giúp học sinh hứng thú hơn đối với việc học tập môn Toán, đặc biệt là phân môn Hình học (chủ yếu đối với học sinh lớp 9); sâu hơn nữa là giúp giáo viên thực hiện triệt để và có hiệu quả tối ưu trong đổi mới phương pháp giảng dạy, ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến; Sáng kiến này áp dụng cho toàn trường và có thể nhân rộng trong toàn huyện. 5. Nêu những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến; - Giúp học sinh nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện, giúp các em chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động; cuốn hút học sinh vào những hoạt động học tập, tự lực khám phá những điều chưa biết; tự lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân. - Giúp giáo viên xác định và thực hiện đúng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức; thông qua đó giáo dục nâng cao ý thức học tập cho học sinh. Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2014 Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp cơ sở. Mỹ Hội, ngày 4 tháng 4 năm 2014 Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo Nguyễn Thị Mộng Điệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Mỹ Hội, ngày 4 tháng 4 năm 2014 BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ NĂM 2014 Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Cao Lãnh Họ và tên: Nguyễn Thị Mộng Điệp Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở Mỹ Hội Những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung là sáng kiến) các đề án, dự án góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của đơn vị năm 2014 STT Nội dung sáng kiến Hiệu quả của sáng kiến 1. 2. Thực trạng và nguyên nhân: * Thực trạng Cụ thể theo kết quả tìm hiểu ở 54 học sinh lớp 9 tôi giảng dạy trong năm học 2012 – 2013 thu được kết quả như sau : +Việc giải bài tập ở nhà của học sinh đối với môn hình học : - Tự giải : 18 hs, 33,3 % - Trao đổi với bạn bè để giải: 8 hs, 14,8% - Chép bài giải từ sách hoặc từ tập của bạn : 28 hs, 51,9% +Việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh khi học môn Hình học (compa, êke, thước thẳng, thước đo độ) : - Đầy đủ : 19 hs, 35,2 % - Thiếu dụng cụ : 35 hs, 64,8% +Hứng thú của học sinh đối với việc học môn Hình học: - Hứng thú : 13 hs, 25,1% - Bình thường : 17 hs, 31,5% - Không thích : 24 hs, 44,4% * Nguyên nhân: - Phía giáo viên : Phương pháp dạy chưa thực sự khơi gợi được hứng thú học tập cho học sinh, các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động cho nên dẫn đến tình trạng kiến thức thì có nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. - Phía học sinh: Chưa chuẩn bị tốt dụng cụ học tập khi đến lớp; không học bài hoặc không nhớ các kiến thức cũ; khi giải quyết một bài toán, HS không biết phải bắt đầu từ đâu, lời giải chưa khoa học, thiếu căn cứ và ngộ nhận; mang tư tưởng học để đối phó; chưa thấy được lợi ích mà môn hình học mang lại; Các biện pháp, giải pháp thực hiện: *Giải pháp khắc phục việc chuẩn bị dụng cụ của học sinh: - Thường xuyên kiểm tra dụng cụ của học sinh trước khi vào bài học mới; - Chỉ ra những điều cần thiết phải có dụng cụ khi học môn hình học; - Hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ một cách có hiệu quả; -Thường xuyên trao đổi với cán sự bộ môn Toán hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng để theo dõi, khắc phục những khó khăn trong quá trình chuẩn bị của HS; - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để có biện pháp hợp lí đối với những em không có dụng cụ. * Giải pháp kiểm tra việc tự học của HS : - GV hình thành các tổ hoặc nhóm học tập và phân công (hoặc cho HS tự bầu trưởng nhóm) nhiệm vụ các thành viên trong tổ hoạt động theo sự hướng dẫn của GV; - GV cử một HS giỏi bộ môn hình học làm cán sự bộ môn để giúp các bạn giải các bài tập khó; - Đầu giờ học cho các trưởng nhóm hoặc tổ trưởng kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS. Các bài tập dễ, đơn giản bắt buộc HS làm hết. Có biện pháp giúp đỡ hoặc phối hợp GVCN xử lý những HS thường xuyên không làm bài tập; - Ngăn ngừa việc học theo kiểu đối phó của HS bằng cách gọi lên bảng giải lại các bài tập về nhà. * Giải pháp dạy các tiết hình học : Đối với các tiết dạy kiến thức mới: - Hãy đặt vị trí của mình vào vị trí của học sinh, không nên xem nhẹ bất cứ một kiến thức nào vì điều đó có thể là dễ đối với giáo viên nhưng lại khó với HS - Cố gắng tạo ra tình huống có vấn đề làm xuất hiện ở HS nhu cầu nghiên cứu kiến thức mới, tạo hứng thú hơn trong học tập. - Chọn câu hỏi phải hợp lí có tác dụng lôi cuốn HS tham gia vào bài học - Đừng bỏ qua mà hãy khai thác ngay câu trả lời của HS. Khuyến khích các câu trả lời tốt. - Tăng cường những câu hỏi mà học sinh phải phán đoán lựa chọn, tổ chức các cuộc tranh luận về đề tài toán học (đối với đối tượng HS khá giỏi) - Nên vừa giảng vừa luyện, vận dụng kiến thức là cách tốt nhất để nắm vững kiến thức Đối với các tiệt luyện tập: - Đối với tiết làm bài tập thì GV phải tổ chức, điều khiển HS vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập để khắc sâu kiến thức, HS thấy được mối quan hệ giữa lí thuyết và bài tập, đồng thời qua tiết học giải bài tập rèn luyện cho HS kĩ năng giải toán và diễn đạt vấn đề toán học thông qua ngôn ngữ của bản thân, hình thành tính cách và phẩm chất đạo đức cho học sinh. 1. Qua quá trình triển khai thực hiện giải pháp trên trong các năm học 2012 – 2013; 2013 – 2014, tôi nhận thấy HS hứng thú hơn trong việc học tập môn hình học, chất lượng giải toán hình được cải thiện đáng kể, học sinh bước đầu hình thành thói quen tự tìm tòi sáng tạo trong việc giải toán. * Cụ thể qua kết quả khảo sát, thống kê cuối năm học 2012 – 2013 là: Làm bài tập ở nhà : - Tự giải : 27 hs, 50 % - Trao đổi với bạn bè để giải: 18 hs, 33,3% - Chép bài giải từ sách (hay chép của bạn) : 9 hs, 16,7% Chuẩn bị dụng cụ học tập - Đầy đủ : 49 hs, 90,7 % -Thiếu dụng cụ : 5 hs, 9,3% Mức độ hứng thú học môn hình học : - Hứng thú : 28 hs, 51,9% - Bình thường : 19 hs, 35,2% - Không thích : 7 hs, 12,9% * Năm học 2013 – 2014 này, tôi tiếp tục áp dụng các giải pháp trên và mở rộng khối lớp đối với các lớp được phân công ( 7a1, 7a2, 9a2 với tổng số 105 hs). Cụ thể qua kết quả khảo sát, thống kê cuối tháng 2 năm học 2013 – 2014 là: Làm bài tập ở nhà : - Tự giải : 54 hs, 51,4 % - Trao đổi với bạn bè để giải: 36 hs, 34,3% - Chép bài giải từ sách (hay chép của bạn) : 15 hs, 14,3% Chuẩn bị dụng cụ học tập - Đầy đủ : 96 hs, 91,4 % -Thiếu dụng cụ : 9 hs, 8,6% Mức độ hứng thú học môn hình học : - Hứng thú : 58 hs, 55,2% - Bình thường : 35 hs, 33,3% - Không thích : 7 hs, 11,4% 2. Song song với việc nâng cao ý thức học tập của học sinh thì chất lượng bộ môn toán cũng được cải thiện và nâng cao rõ rệt, cụ thể như sau: *Chất lượng đầu năm học 2012- 2013 ở các lớp tôi phụ trách: -Giỏi: 11,5% -Khá: 18,4% -TB: 34,5% -Yếu, kém: 35,6% *Chất lượng cuối năm học 2012- 2013 ở các lớp tôi phụ trách: -Giỏi: 17,3% -Khá: 26,4% -TB: 50,6% -Yếu: 5,7% *Chất lượng cuối tháng 2 năm học 2013- 2014 ở các lớp tôi phụ trách: -Giỏi: 23,8% -Khá: 27,6% -TB: 43,8% -Yếu: 4,8% Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2014 Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt và công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. XÁC NHẬN NGƯỜI BÁO CÁO (của Thủ trưởng đơn vị) Nguyễn Thị Mộng Điệp

File đính kèm:

  • docMot so giai phap nham nang cao chat luong day hoc mon Hinh hoc lop 9.doc