1. Cơ sở lý luận:
Sinh học là môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm, nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự vật hiện tượng sinh học sảy ra trong tự nhiên mà còn tìm ra các giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố sinh học (Thực vật, động vật, con người), cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác sinh học còn góp phần vào việc xây dựng kinh tế xã hội nước nhà.
Để phù hợp đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh,việc dạy và học môn sinh ở trường phổ thông muốn đạt chất lượng cao thi đi đôi với phần lý thuyết việc sử dụng kênh hình là một yêu cầu bắt buộc và có tác dụng lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Tăng cường sử dụng tranh vẽ (nhận xét, phân tích, giải thích, so sánh các cơ quan, các hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật) sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu thêm bài học. đồng thời còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy và học đặc trưng của bộ môn có hiệu quả.
Trong giảng dạy sinh học ở trường phổ thông nói chung và sinh học lớp 7 nói riêng để giúp học sinh nắm và hiểu bài người giáo viên phải sử dụng triệt để kênh hình (tranh vẽ). Đây là một trong các yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh giúp học sinh dễ hiểu bài, dễ dàng nhận biết, ghi nhớ kiến thức có lôgic không máy móc.
Trong những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã có những cố gắng trong việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học nghĩa là tăng cường việc phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Một trong những biện pháp đo là tăng cường đồ dùng trực quan nhất là tranh vẽ. Tranh vẽ là một giáo cụ trực quan không thể thiếu trong một tiết giảng dạy về cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thế sinh vật. Nếu giáo viên chỉ dạy chay mà không có tranh vẽ thì sẽ rất trìu tượng và học sinh sẽ không nắm trắc bài. Do đó sử dụng tranh vẽ để tìm ra nội dung bài học là một phương pháp đặc thù của bộ môn sinh học nói chung,sinh học lớp 7 nói riêng.
27 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình qua môn sinh học 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bài này, học sinh phải nắm được:
1) Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo hoạt động của hệ cơ quan: Tiêu hoá, Tuần hoà, Hô hấp, Bài tiết và Hệ thần kinh của cá chép.
- Phân tích những đặc điểm giúp cá thịch nghi được với môi trường nước.
2) Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát kênh hình, tìm kiếm kiến thức.
3) Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, yêu và bảo vệ động vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ cấu tạo Hệ tiêu hoá của Cá chép phóng to.
- Trang vẽ sơ đồ Hệ tuần hoàn của Cá.
- Trang vẽ sơ đồ Hệ thần kinh của Cá.
- Tranh vẽ bộ não Cá chép.
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Bài trước đã tiến hành mổ cá, quan sát đặc điểm cấu tạo các cơ quan bên trong và phần nào dự đoán chức năng của các cơ quan bên trong đó. Bài học hôm nay chúng ta kiểm tra lại dự đoán đó xem đúng hay sai:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Tg
Nội dung
I. Các cơ quan dinh dưỡng.
1) Hệ tiêu hoá.
GV
Cho học sinh hoạt động nhóm.
- Quan sát tranh vẽ cấu tạo Hệ tiêu hoá của cá chép, hãy thảo luận cho biết:
?
- Thành phần cấu tạo của Hệ tiêu hoá?
?
- Xác định chức năng của mỗi thành phần.
?
- Giải thích tại sao cá chép chìm, nổi trong nước dễ dàng?
HS
- Dựa ào tranh vẽ và chú thích của tranh thảo luận thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi của giáo viên, điền vào vở bài tập
GV
Cho đại diện 2 nhóm trình bày câu trả lời trên tranh, nhóm khác bổ xung nhận xét, giáo viên hoàn chỉnh nội dung và cho học sinh ghi
- Có sự phân hoá: thực quản, dạ dày, ruột, gan.
2) Hệ Tuần hoàn và Hô hấp
GV
- Yêu cầu cá nhân học sinh quan sát sơ đồ cấu tạo Hệ tuần hoàn của cá chép hoàn chỉnh thông tin trong SGK ở mục 2, sau đó trả lời các câu hỏi:
?
- Nêu cấu tạo, chức năng của Hệ tuần hoàn ?
HS
- Trình bày trên tranh vẽ, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV
- Hoàn chỉnh câu trả lời, cho học sinh ghi bài
- Hệ tuần hoàn: Tim 2 ngăn, tâm nhĩ và tâm thất giúp máu vân chuyển trong các mao mạch thành 1 vòng tuần hoàn kín.
GV
- Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức bài thực hành cho biết:
?
Cá hô hấp bằng gì, nhiệm vụ của cơ quan hô hấp
HS
Trả lời, nhận xét, bổ sung
GV
Chuẩn kiến thức
- Hệ hô hấp:
+ Hô hấp bằng mang
+ Thực hiện trao đổi khí giữ máu với dòng nước chảy qua các lá mang
3) Hệ bài tiết
GV
Yêu cầu cá nhân học sinh nghiên cứu SGK, nêu cấu tạo, nhiệm vụ cơ quan bài tiết
HS
Trình bày
GV
Nhận xét, lưu ý: Cá có thận giữa, khả năng lọc máu chưa cao
- Thận giữa ở cá: bài tiết các chất không cần thiết.
II. Thần kinh và giác quan của cá:
GV
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm nghiên cứu hình vẽ hệ thần kinh và bộ não của cá chép, thảo luận
?
So sánh vị trí của hệ thần kinh cá (Đại diện của ĐVCXS thấp) với hệ thần kinh của tôm đồng (1 đại diện của ĐVKXS) nêu lên điểm sai khác cơ bản.
?
Nêu các bộ phận của hệ thần kinh cá.
?
Nêu thành phần cấu tạo bộ não của cá chép
GV
Cho đại diện 2 đến 3 nhóm trả lời, mỗi nhóm trả lời một vấn đề. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS
Cử đại diện nhóm trình bày trên tranh vẽ các bộ phận của hệ thần kinh, bộ não cá
1) Hệ thần kinh
GV
Hoàn chỉnh nội dung cho học sinh ghi:
- Vị trí: nằm ở phía lưng
+ Cấu tạo gồm
+ Bộ não đã phân hoá nằm trong hộp sọ
+ Tuỷ sống trong cung đốt sống
+ Các dây thần kinh
- Vai trò: điều khiển các hoạt động của cá
2) Giác quan
?
Nêu các giác quan quan trọng của cá
HS
Nêu các giác quan quan trọng của cá
GV
Chuẩn kiến thức:
- Mắt
- Mũi
- Cơ quan đường bên
* Tổng kết - đánh giá:
? Qua bài học này em nắm được điều gì?
HS (..)
GV: Yêu cầu học sinh đọc kết luận chung trong SGK.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập.
TT
Hệ cơ quan
Đặc điểm
cấu tạo
Chức năng
Ý nghĩa thích nghi
1
Tiêu hoá
2
Tuần hoàn
3
Hô hấp
4
Bài tiết
5
Thần kinh – giác quan
Sau khi học sinh làm song bài tập, yêu cầu 1 học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét, giáo viên nêu đáp án đúng, các em trao đổi bài cho nhau, chấm chéo.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 109.
- Tìm hiểu về đời sống, cấu tạo một số loài cá.
- Kẻ bảng SGK trang 111 vào vở Bài tập.
4. Kết quả bước đầu vận dụng:
Qua việc áp dụng biện pháp: sử dụng triệt để đồ dùng trực quan, kết hợp với câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề vào mỗi bài soạn, mỗi tiết dạy tôi thấy so với đầu năm, tỷ lệ học sinh nắm được bài tăng lên, học sinh yếu giảm đi. Đồng thời khả năng sử dụng tranh vẽ của học sinh được tăng cường. khi giáo viên sử dụng triệt để tranh vẽ trong mỗi tiết học đã giúp cho học sinh không còn phải sợ môn Sinh học nữa mà ngược lại các em cảm thấy thích học hơn, từ đó chất lượng môn học được tăng lên rõ rệt. Cụ thể:
* Kết quả học kỳ I năm học 2006 – 2007:
Lớp
Tổng số
Học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
7A
24
7B
24
* Kết quả năm học 2006 – 2007.
Lớp
Tổng số
Học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
7A
24
7B
24
5. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình áp dụng đề tài, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm khi rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh vẽ cho học sinh trong giảng dạy Sinh học như sau:
- Hướng dẫn hóc inh quan sát tranh vẽ: học sinh phải nắm được đồ dùng dạy học này cho biết về loại kiến thức nào: cấu tạo, chức năng, sự thích nghi,
- Giúp học sinh nhận biết các kí hiệu tranh vẽ ( ghi chú ), muốn vậy giáo viên phải chỉ trên thật chính xác nội dung kiến thức cần tìm.
- Giáo viên giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản trên tranh vẽ: bằng cách đặc các câu hỏi gợi mở, gợi ý, để thời gian cho học sinh nghiên cứu từ đó tự các em rút ra được kiến thức mới và liên hệ kiến thức cũ.
- Học sinh phải nghiên cứu bài ở nhà và nghiên cứu tranh vẽ trong SGK để khi lên lớp xây dựng kiến thức mới đỡ bị bỡ ngỡ và nắm chắc bài hơn.
- Qua đó dùng trực quan giúp các em nhận xét, mô tả các kiến thức trên tranh vẽ. Muốn vậy giao viên phải truyền thụ kiến thức cơ bản của bài cũ liên quan đến tranh vẽ để giúp học sinh nhận xét, mô tả kiến thức mới.
- Giáo viên phải nắm vững nội dung kiến thức lý thuyết để chắt lọc kiến thức cần thiết nhất cho sự ghi bài của học sinh. Tất nhiên sự nắm vững kiến thức này giúp cho giáo viên chủ động trong quá trình sử dụng đồ dùng trực quan.
- Giáo viên phải có phần chuẩn bị đồ dùng dạy học thật tốt, rõ ràng mới có tính thuyết phục.
- Việc rèn luyện kỹ năng sử dụng trang vẽ phải được thực hiện thường xuyên.
C. KÕT LUËN
Như vậy quá trình truyền thụ bài trên lớp trên cơ sở kết hợp các loại đồ dùng trực quan, thực chất là việc tạo điều kiện và khả năng đổi mới. Phương pháp dạy học trong tình hình hiện nay cũng như dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn phát huy tốt nhất tính tích cự độc lập suy nghĩ của học sinh trên cơ sở tranh vẽ song cần lưu ý số lượng tranh vẽ trong mỗi tiết học cho hợp lý phục vụ thiết thực cho bài học. Có thể kết luận nếu thầy cô giáo sử dụng tốt tranh vẽ, dạy và học bằng sơ đồ trực quan, học sinh sẽ được trang bị kiến thức một cách chắc chắn phát huy năng lực, tư duy lôgic tổng hợp đồng thời hạn chế ghi nhớ máy móc, giảm tối thiểu thời gian học ở nhà dẫn hình thành hứng thú học tập môn sinh ở trường phổ thông hiện nay.
Qua một thời gian nghiên cứu mặc dù chưa được dài (chỉ trong một năm học 2004 – 2005) với đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình cho học sinh qua môn sinh học” bản thân tôi tiến hành điều tra khảo sát chất lượng học tập của học sinh đã có thể rút ra nhận xét: về cơ bản học sinh đã có kỹ năng sử dụng tranh vẽ, biết khai thác tranh vẽ để xây dựng kiến thức mới, qua đó kích thích được tính tích cực học tập bộ môn của học sinh giúp các em nắm bài một cách chủ động.
Tóm lại: Việc nghiên cứu đề tài chỉ dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và tài liệu tham khảo là chủ yếu nên còn rất nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng học tập môn sinh học cho học sinh.
* Một số kiến nghị:
Để tạo điều kiện cho giáo viên đạt kết quả hơn nữa trong giảng dạy bộ môn sinh học đồng thời phát huy được khả năng tư duy, tính tích cực của học sinh tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Đối với Phòng Giáo dục:
+ Quan tâm trang bị cho tất cả các trường học có đầy đủ các tranh vẽ, mô hình (theo SKG) để tiện cho việc giảng dạy cũng như học tập cho giáo viên và học sinh.
+ Tạo điều kiện có phòng thí nghiệm thực hành dành riêng cho bộ môn, có kinh phí để để tạo điều kiện cho bài thực hành có hiệu quả cao.
+ Bổ sung thêm sách tham khảo, sách hướng dẫn giáo viên, học sinh để giáo viên có thêm tài liệu nghiên cứu phục vụ cho bài giảng.
+ Tạo điều kiện để giáo viên được tham quan học hỏi kinh nghiệm giản dạy cảu các trường chất lượng cao giúp giáo viên nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Đối với nhà trường.
+ Quan tâm hơn nữa đến chất lượng học sinh khi tuyển sinh.
+ Tăng cường hơn nữa việc dự giờ rút kinh nghiệm cho đề tài.
- Đồi với phụ huynh học sinh.
+ Quan tâm hơn đến việc tự học, tự bồi dưỡng của học sinh tại gia đình.
+ Tích cực tìm mua tài liệu tham khảo cho con em mình.
+ Động viên khuyến khích các em yêu thích môn học.
Mường La, ngày 30 tháng 9 năm 2006
Người thực hiện
§« ThÞ DÞu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Bộ Giáo dục.
2. Tài liệu phát huy tính tích cực của học sinh - Bộ Giáo dục.
3. Tài liệu chuyên đề đỏi mới phương pháp dạy và học ở bậc Trung học - Bộ Giáo dục.
4. Sách giáo khoa Sinh học 7 – Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Sách giáo viên Sinh học 7 – Nhà xuất bản giáo dục.
MỤC LỤC
Đề mục
Nội dung
Trang
A
Phần mở đầu
1
I
Lý do chọn đề tài
1
II
Mục đích nghiên cứu
3
III
Nhiệm vụ nghiên cứu
3
IV
Phương pháp nghiên cứu
3
V
Thời gian nghiên cứu
3
VI
Đối tượng
3
VII
Cấu trúc đề tài
4
B
Nội dung
5
Chương 1
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
5
Chương 2
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
6
Chương 3
Một số biện pháp trong việc rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình cho học sinh.
10
1
Khảo sát tình hình học tập của học sinh
10
2
Biện pháp
11
3
Bài soạn mẫu
16
4
Kết quả áp dụng
20
5
Bài học kinh nghiệm
21
C
Kết luận
22
Kiến nghị
5. Bài học kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem sinh 9.doc