Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1 - Phan Thị Cẩm Vân

 

 Bậc Tiểu học là tiền đề cơ bản để đào tạo và dạy dỗ các thiếu nhi Việt Nam trở thành người có ích, người công dân tốt của xã hội.

 Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên nên trong quá trình giáo dục trẻ chúng ta cần hết sức xem trọng việc giảng dạy và càng xem trọng việc phụ đạo học sinh yếu, nhất là học sinh đọc yếu để nâng cao chất lượng một cách toàn diện. Song công tác phụ đạo học sinh đọc yếu vẫn chưa đạt đến chuẩn mực cao nhất do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

 Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc phụ đạo học sinh đọc yếu lớp 1 (vì lớp 1 là lớp nền tảng để các em học tốt các lớp và các cấp bậc tiếp theo) tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm đã tích lũy được qua quá trình phụ đạo học sinh đọc yếu. Hy vọng sẽ mang đến cho các giáo viên đồng nghiệp những kinh nghiệm cần thiết trong công tác phụ đạo học sinh đọc yếu.

 Trong quá trình nghiên cứu đôi khi cũng mắc phải thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo cùng các giáo viên đồng nghiệp.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1 - Phan Thị Cẩm Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – Kết quả Hết phần học âm (chữ) 100% học sinh trung bình, yếu lớp tôi dạy đều nắm vững âm, chữ và đọc được tiếng, từ một cách chắc chắn. Đến phần vần: Học sinh nắm vần và cấu tạo của vần tốt - Xây dựng tiếng, từ mới rất phong phú và dần dần đọc được các đoạn văn hay bài văn dài. - Cuối Học Kì I số học sinh yếu bước đầu đã tiến bộ và đọc tốt, lưu loát hơn. Song cũng có 1 – 2 học sinh đôi lúc còn phải đánh vần. + Qua một thời gian Chất lượng các kì thi có kết quả cụ thể như sau : số lượng lớp 27 – 2KT còn dự xếp loại 25 em Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Thời gian SL TL SL TL SL TL SL TL Khảo sát đầu năm 4 16% 7 28% 8 32% 6 24% Kiểm tra giữa kì I 6 24% 9 36% 5 20% 5 20% Kiểm tra cuối kì I 8 32% 11 44% 4 16% 2 8 % Kiểm tra giữa kì II 10 40% 8 32% 4 16% 1 4% Kiểm tra cuối kì II 12 48% 10 40% 3 12% 0 0 II - Bài học kinh nghiệm: Qua những năm thực hiện kế hoạch, biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1 tôi thấy đã có những thay đổi đáng mừng cho những bậc thầy, cô giáo như tôi cũng như là niềm vui cho những bậc phụ huynh. Các em đọc không tốt, đọc yếu dần dần tiến bộ và số lượng cũng giảm hơn so với đầu năm, các em đọc tốt hơn, mạch lạc hơn trước và có thể đảm bảo được chất lượng đọc khi lên các lớp tiếp theo. Từ đó, bản thân tôi cũng rút ra được một bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như để các thầy cô đồng nghiệp tham khảo, góp ý như sau: + Khi ta biết chia sẻ, giải quyết được tận gốc nguyên nhân mà học sinh trở nên học yếu, kém thì mới có thể vực dậy các em được, chúng ta phải nắm được các em bị hỏng kiến thức ở chỗ nào để kịp thời bổ sung kiến thức cho các em chỗ ấy. Có khi để bổ sung kiến thức cho các em chúng ta phải quay về những kiến thức sơ đẳng ở cấp mẫu giáo để cho các em có đầy đủ kiến thức hơn để học tiếp chương trình. + Thực hiện chuyên đề về phân môn Học vần trong tổ chuyên môn, trao đổi cùng đồng nghiệp trong tổ các phương pháp thực hiện để cùng nhau tiến bộ. + Các học sinh yếu thường ngại học, ngại hỏi và lười học nên giáo viên phải chủ động đề ra kế hoạch kiểm tra khi mình nghi ngờ các em hiểu sai hoặc thậm chí là không hiểu. Ngoài ra còn phải động viên, an ủi các em, khuyên các em cố gắng học tập để giỏi hơn. + Lòng yêu nghề, yêu học sinh, tận tâm với nghề nghiệp, tận tụy với học sinh của giáo viên cùng với sự nổ lực phấn đấu trong học tập của học sinh sẽ có được những kết quả tốt. Người giáo viên đối với học sinh vừa là người thầy truyền đạt những kiến thức cũng vừa là người cha, người mẹ chăm sóc, thương yêu và động viên, an ủi. Với tình thương chân thành của chúng ta sẽ giúp các em tiến bộ dễ hơn. + Trong việc phụ đạo học sinh yếu, giáo viên không nên đưa ra những bài đọc khó hoặc những bài đọc dành cho học sinh khá, giỏi để cho các em đọc. Những bài đọc phải từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp sẽ giúp các em đọc tốt hơn. Học sinh phải có quyết tâm rèn luyện để đọc tốt, còn giáo viên phải có quyết tâm giúp các em đọc tốt hơn, phải cùng nhau rèn luyện một cách kiên nhẫn, bình tĩnh, cẩn thận và không được nóng vội. + Sử dụng phương pháp động viên, khen ngợi hợp lí, khi các em có một điểm đúng hay tiến bộ dù là rất nhỏ thì giáo viên cũng cần khen ngợi để tăng sự cố gắng vươn lên học giỏi của các em. Cả gia đình, nhà trường, xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu mà không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên. Phụ huynh cần đồng tình ủng hộ, tránh áp đặt giáo viên một cách máy móc. + Phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để chính quyền cùng với phụ huynh học sinh chung tay góp sức, hỗ trợ tích cực cho nhà trường và giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt công tác, trách nhiệm giảng dạy và việc rèn đọc cho học sinh yếu. + Giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên trì rèn luyện học sinh, thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng học sinh và giảm đi học sinh yếu không đọc được; cần phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội; và cần phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm cùng phụ huynh học sinh để tốt hơn. + Khi giảng dạy hay giao tiếp với học sinh giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa dễ hiểu, đơn giản và phù hợp với từng đối tượng học sinh. + Phải đầu tư thật tốt vào bài giảng, kế hoạch bài học, chọn phương pháp phù hợp để tạo hứng thú trong giờ học, giờ luyện đọc trong những trường hợp từ dễ đến khó, yêu cầu học sinh phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. + Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tìm những ví dụ thực tế gần gũi với cuộc sống học sinh để các em dễ hiểu hơn. + Động viên học sinh yêu thích, cố gắng rèn đọc để tiến bộ. Giáo viên cần giáo dục học sinh có ý thức cao trong học tập, tạo hứng thú cho các em trong học tập bằng cách tìm kiếm các bài văn hay, dễ đọc với nhiều dạng khác nhau như: thơ, các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn, mang tính chất giáo dục cao. + Muốn học sinh đọc đúng, phát âm chuẩn chính xác thì trước hết thầy, cô phải tự rèn đọc sao cho chuẩn, phát âm tốt, rõ ràng, chính xác. + Tích cực đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho học sinh và qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Học Vần và kể cả các giờ học khác. + Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Học vần, tổ chức chuyên đề giảng dạy Học Vần ở khối 1. + Tạo cho học sinh không khí thoải mái, sinh động trong bài học để các em tiếp thu bài tốt. Nhất là phần thực hành, giáo viên cần tìm thêm những trò chơi để gây hứng thú và khắc sâu kiến thức cho các em hơn. + Chú ý đến từng đối tượng học sinh, quan tâm đến các hoạt động học ở trong lớp , học sinh đó đã học được gì và còn phần nào chưa biết để kịp thời phục hồi ngay không bỏqua dần theo ngày, tháng. +Giúp học sinh đọc viết được 24 chữ cái khi bước sang học vần để khi gặp các em không còn ngần ngại phải học ngược lại âm chữ. + Học sinh cần hoàn thành bài tập luyện thêm ở lớp hoặ nhờ phụ huynh kèm thêm ở nhà mang lại hiệu quả. + Vận động phụ huynh tổ chức giúp đỡ các em đọc viết được nhất là ở đầu năm , nếu học sinh không nắm được phần đầu thì sẽ không thích học, không hoạt động tham gia với các bạn trong lớp mà lại làm việc riêng hoặc nói chuyện làm phiền các bạn xung quanh + Ở lớp thì có giáo viên , ở nhà thì có phụ huynh để hai mối quan hệ này kết hợp lại thì học sinh yếu mới tiến bộ. + Cần chịu khó tập cho các em có thói quen biết hoạt động theo yêu cầu của bài học, từ đó các em sẽ biết tự lo cho việc học. + Thường tồn tại học sinh yếu là do sức học của các em hạn chế không có khả năng tiếp thu cần sự trợ giúp của người khác , nếu ta không kịp thời hổ trợ cho các đối tượng này thì sẽ bị hỏng kiến thức dẫn đến không học được các bài kế tiếp. + Việc phụ đạo học sinh yếu giáo viên phải kiên trì có em đến một học kỳ mới tiến bộ , trí nhớ các em chưa tiến bộ và rồi các em sẽ theo kịp các bạn. + Học sinh phải cố gắng và giáo viên phải kiên trì , cần có sự liên kết với nhau nhà trường , gia đình, thì việc phụ đạo học mang lại hiệu quả ngay, giảm đi tỉ lệ học sinh yếu trong trường Tiểu học. III – Kết luận - Tóm lại, ở tất cả các trường hợp rèn đọc cho học sinh yếu lớp Một cũng rất quan trọng, việc quan tâm của giáo viên đến từng học sinh và có phương pháp giảng dạy sát đối tượng sẽ kịp thời khích lệ động viên các em, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kỹ năng nhận chữ nhanh, kỹ năng đó sẽ giúp các em dần theo kịp yêu cầu về chất lượng đọc ở Tiểu học - Song nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên vẫn là sự tiến bộ chung của cả lớp. Vì thế tôi nghĩ: trong tất cả các khâu soạn bài, giảng bài, kiểm tra học sinh người giáo phải lấy trình độ tiếp thu chung của toàn lớp làm chuẩn mực để hướng tới. Vấn đề ở đây là trong cái chuẩn mực chung ấy người giáo viên còn phải luôn luôn chú tâm đến những em học sinh yếu, luôn dành cho các em sự quan tâm, ưu ái, một thái độ khích lệ, động viên, những lời chỉ bảo ân cần, và sự tiến bộ của các em trong học tập là một phần thưởng vô giá đối với mỗi người giáo viên chúng ta. - Trong chương trình học ở Tiểu học môn Tiếng Việt có trách nhiệm rèn luyện cho học sinh bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, trong đó phân môn Học Vần là môn chính giúp rèn kỹ năng đọc, hỗ trợ kiến thức cơ bản về cách phát âm và kỹ năng nói, giúp cho học sinh rèn luyện năng lực đọc to, rõ ràng, phát âm chuẩn, chính xác cho học sinh và nó giúp các em vận dụng vào thực tế bây giờ và mai sau. Giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu đặt ra cho từng bài học theo chương trình quy định mà giảng dạy cho học sinh nhưng không phải vì thế mà áp dụng học sinh một cách cứng nhắc và đó còn giúp cho năng lực học của các em trở nên tốt hơn, tiến bộ hơn. - Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học tập, vui chơi, được học đọc, học viết, được thầy cô khen và được bạn bè yêu quý. Các em biết đọc, biết viết tốt là như cả một tương lai đang rộng mở trước mắt các em. Tôi thiết nghĩ, kỹ năng đọc, nói của học sinh được cải tiến nếu có được sự tận tụy chăm sóc, chỉ bảo của giáo viên và vai trò mẫu mực của thầy cô là tấm gương sáng cho các em noi theo. Cách đọc và cách phát âm đúng, chuẩn, rõ ràng của giáo viên sẽ để lại dấu ấn sâu đậm lâu dài trong cuộc đời các em. Cách đọc, cách phát âm đúng, chuẩn, rõ ràng trở thành một phẩm chất chuyên môn cần phải có của những người giáo viên Tiểu học. * Vấn đề đọc sai, phát âm không chuẩn, không dúng của học sinh không thể ngày một, ngày hai là khắc phục tốt được, không thể đạt 100% theo yêu cầu đề ra một cách nóng vội. Đây là lần đầu tiên tôi tiến hành thực hiện biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1, một đề tài mang tính lý luận khoa học và thực tiễn. Đó là một đề tài tương đối rộng trong quá trình nghiên cứu này. Mong rằng các đồng nghiệp xem xét, ghi nhận và góp ý bổ sung cho tốt để chúng ta cùng thực hiện biện pháp này và góp vào kiến thức, kinh nghiệm của mình (khi đã chỉnh sửa hoàn chỉnh) để chúng ta cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Quảng Thạch ngày 25 tháng 4 năm 2014 Người viết Trần Thị Lương

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan