Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4,5

Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định hoá ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói, chữ viết là phương tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. Nét chữ là biểu hiện của nết người, nó phản ánh ý thức rèn luyện tư duy của người học. Vì “Nét chữ - nết người, luyện nét chữ - rèn nết người” đó là mục tiêu của mỗi một giáo viên đã và đang ngày đêm chăm lo đến thế hệ trẻ. Các học sinh thân yêu là niềm trăn trở của các nhà giáo, làm sao để học sinh mình có thể vươn tới tương lai với sự toàn diện về phẩm chất, nhân cách với những đức tính tốt, cẩn thận, biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ước mơ vươn tới cái đẹp. Đối với phụ huynh khi nhìn vào vở của con em mình, được thể hiện nét chữ trên những bài văn, bài toán, bài chính tả bên cạnh những điểm 10 sáng chói, là một trang vở trình bày sạch sẽ, đẹp mắt khiến phụ huynh thật hài lòng và yên tâm về ý thức của các em, cũng như mỗi giáo viên chúng ta sẽ cảm thấy vui và hạnh phúc khi có được thành quả do chính mình đào tạo.

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 13495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4,5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh các nhóm để rèn luyện dứt điểm.  Ví dụ: + Những em  chữ viết thiếu nét móc như: Duy Khánh, Ngọc Oánh, Như Thể,… tôi cho các luyện viết các nét móc ngược, móc xuôi và móc hai đầu qua việc rèn viết các chữ cái thuộc nhóm 3, 5.  + Những em viết các chữ: h, l, g,… bị gãy giữa thân như: Phương Sinh, Quang Trung, Thanh Hoàng,...tôi hướng dẫn các em luyện chữ theo nhóm 4. Mỗi nhóm chữ các em được luyện viết nhiều lần vào một quyển vở ô ly. Hàng ngày tôi trực tiếp kiểm tra, đối chiếu, nhận xét để các em rút kinh nghiệm.  Khi các em đã viết đúng các nét cơ bản và đúng mẫu. Tôi hướng dẫn các em viết liền nét để các em viết nhanh hơn.  Song song với việc luyện viết chữ thường tôi hướng dẫn các em viết chữ hoa sao cho đúng, đẹp (bằng cách chia nhóm chữ tương tự cấu tạo nét giống nhau).  Trong quá trình luyện chữ các em còn được luyện viết mẫu chữ nâng cao trong vở luyện viết chữ đẹp (do sở GD&ĐT phát hành). Mới đầu đa số các em viết chưa đúng, chưa đẹp nhưng sau khi được cô hướng dẫn, các em viết cẩn thận, nắn nót nên dần dần đã tiến bộ. Tôi gợi ý, hướng dẫn học sinh viết chữ nghiêng vào vở ô ly vì viết nghiêng dễ kéo nét thẳng, viết nhanh và chữ mềm mại hơn.  Khi học sinh đã viết đẹp tôi hướng dẫn cách viết có nét thanh nét đậm.  Với những em viết sai lỗi chính tả do phương ngữ tôi tìm tòi và hướng dẫn tỉ mỉ về cách viết và trình bày bài chính tả, giúp các em hiểu và phân biệt được nghĩa của các từ viết sai để từ đó viết đúng chính tả, ...  Ví dụ: + Đối với những em sai các tiếng có chứa vần ong và ông như: trong và trông tôi giúp các em phân biệt bằng cách viết trong với các từ có nghĩa trong ngoài hoặc trong trẻo,... viết trông với các từ có nghĩa là trông nhìn... + Đối với những em sai các tiếng chứa vần in và inh như: nấu chín -> nấu chính tôi giúp các em hiểu nấu chín ở đây là nấu thức ăn đến độ ăn được khác với nấu chính là nấu món quan trọng nhất trong bữa ăn,... 2.2.3. Hướng dẫn học sinh trình bày bài viết đúng thể loại:  Để học sinh viết đẹp tôi còn hướng dẫn các em tư thế ngồi viết đúng: lưng thẳng, đầu cúi, mắt cách vở khoảng 25 - 30 cm, ngực không tì vào cạnh bàn, hai chân để thoải mái, ...  Hướng dẫn các em cách cầm bút, để vở, kỹ thuật viết như: lia bút, điểm đặt bút, điểm dừng bút, cách đánh dấu thanh, viết liền mạch ...  Tư thế ngồi viết thoải mái cũng là một trong những điểm giúp các em viết đẹp hơn và ít cảm thấy mỏi mệt, viết được lâu hơn, say mê luyện viết tốt hơn. Ngoài những việc làm trên tôi còn hướng dẫn các em cách trình bày một bài viết sao cho cân đối, hợp lý, đúng thể loại, phù hợp với trang viết. Hướng dẫn các em viết thêm mẫu chữ sáng tạo để các em viết đẹp hơn. Dần dần đa số các em đã biết trình bày một bài viết khoa học và có tính thẩm mĩ.  Ví dụ: - Cách trình bài viết chính tả: Giúp học sinh có thói quen trình theo đúng thể loại như: Văn xuôi, thể thơ lục bát, thơ tự do. Các em viết hoa các chữ đầu câu, đầu dòng, độ cao và khoảng cách giữa các chữ trong bài, viết đúng tốc độ, trình bày tên bài cân đối, cách viết tên tác giả, viết đúng mẫu chữ, viết đẹp,… - Cách trình bài viết về Tập làm văn: Biết cách trình bày bố cục bài văn, đoạn văn, câu văn. Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, miêu tả, tường thuật,…Bên cạnh đó mỗi học sinh cần phải viết đúng, viết đẹp, viết đạt tốc độ theo yêu cầu mục tiêu. - Cách trình bài viết về môn Toán: Đối với bài toán thì các em phải biết cách viết đúng độ cao của các số, các dấu phép tính, lời giải và trình bài một bài giải khoa học,… 2. 2.4.Phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn chữ cho học sinh: Việc rèn chữ tiến hành ở lớp chưa đủ vì thời gian trên lớp còn hạn hẹp mà còn phải rèn chữ ở nhà. Mỗi em đều có 2 loại vở rèn chữ ở nhà: vở ô ly, vở luyện viết chữ đẹp, có như vậy các em mới có ý thức rèn luyện thường xuyên.  Ngoài ra, để giúp cho việc rèn luyện chữ ở nhà đúng yêu cầu mà cô giáo hướng dẫn. Tôi đã giới thiệu mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện cho phụ huynh thảm khảo thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm để phối hợp giúp đỡ con em mình viết chữ cho đúng mẫu. Mỗi em đều có bảng mẫu chữ treo ở góc học tập. Để đạt được chất lượng chữ viết, ngay từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh chuẩn bị những yêu cầu tối thiểu các điều kiện vật chất cho con em như: góc học tập, bàn ghế đúng quy cách, chỗ ngồi học phải đảm bảo đủ ánh sáng. Ngoài ra còn chuẩn bị các dụng cụ như: vở, bút, vở luyện viết …vv ... nhằm giúp các em có điều kiện luyện ở nhà tốt hơn. Tôi luôn thông tin kịp thời với phụ huynh về ý thức và sự tiến bộ của học sinh để bố mẹ các em giúp đỡ, tạo điều kiện cho con mình rèn chữ có hiệu quả hơn.  2. 2.5. Tổ chức phong trào thi đua : “Rèn ý thức giữ gìn vở sạch đẹp”  Song song với việc luyện chữ, tôi còn dạy cho các em biết tiết kiệm giấy, giữ vở sạch đẹp. Việc làm này sẽ giúp các em cẩn thận hơn trong việc rèn chữ và giữ vở. Hướng dẫn các em sắp xếp vở ngăn nắp để vở khỏi bị quăn góc, nhàu nát. Khi viết một số học sinh tay thường đổ mồ hôi thì giáo viên thường nhắc học sinh đó luôn phải có giấy kê để khỏi bị nhòe.Tập cho các em tính cẩn thận trong khi viết. Đặc biệt sau mỗi bài luyện viết, tôi tích cực chấm chữa để động viên và tuyên dương những em viết chữ tiến bộ một cách kịp thời. Không những hướng dẫn các em viết đẹp ở vở mà còn viết đẹp ở bảng nhóm trong khi thảo luận, tôi thường nhận xét thêm về chữ viết và cách trình bày chữ viết để các nắm bắt thêm và sửa chữa những lỗi sai về chữ viết mà các em còn m¾c phải.  Hàng tuần tôi dành thời gian cho các em thi viết và trình bày một bài văn, bài thơ. Sau khi học sinh hoàn thành bài viết tôi cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau, giáo viên kết hợp động viên khen thưởng kịp thời. Những bài viết đẹp trong tuần được treo trưng bày ở bảng theo dõi thi đua của lớp nhằm khích lệ các em phát huy hết khả năng và lòng say mê của mình để không thua bạn bè.   Việc “ Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” phải thường xuyên liên tục và xuyên suốt trong quá trình dạy học. Các em cần được luyện tập, thực hành nhiều trong các giờ học chính khoá và ngoại khoá.  Giáo viên phải kiên trì, tận tình, mềm dẻo nắm được đặc điểm tâm lý của các em để kịp thời uốn nắn, giúp đỡ từng em. Khen thưởng và nhắc nhở kịp thời để các em phấn đấu vươn lên. Ngay từ khi bắt tay vào rèn chữ cho các em tôi đã chia nhóm gồm 1 em viết chữ đẹp, 1 em viết chữ chưa đẹp, chưa đúng, cẩu thả, sai nhiều lỗi và xếp các em ngồi chung một bàn để các em sẽ tự rèn luyện với nhau vào các giờ học nhóm, nhóm nào tiến bộ sẽ được cộng điểm thi đua trong tuần. Các nhóm học sinh đã làm việc rất hiệu quả. Ở nhà các em tranh thủ cùng nhau luyện chữ viết đúng, viết đẹp để thành đôi bạn cùng tiến, học đi đôi với hành. Kết hợp “vừa học thầy, vừa học bạn”, đưa lại kết quả khả quan rất nhiều. Tiêu biểu có đôi bạn: Hữu Tiến - Thế Tài; Hoàng Anh - Thanh Hoàng; Ngọc Ánh - Phương Sinh; Thanh Thảo - Quang Trung,... Giáo viên phải kiên trì, tận tình, mềm dẻo nắm được đặc điểm tâm lý của các em để kịp thời uốn nắn, giúp đỡ từng em. Khen thưởng và nhắc nhở kịp thời để các em phấn đấu vươn lên. 3. Phần kết luận: 3.1. Kết quả đạt được: - Thông qua việc rèn chữ giúp học sinh nhận thức đúng đắn về việc “ rèn chữ, giữ vở ”. - Có sự kiên trì và say mê rèn luyện về chữ viết, không những thế các em còn phải chuẩn bị đầy đủ các loại vở, bút theo yêu cầu của giáo viên. - Các em có tinh thần thi đua lẫn nhau và cùng giúp nhau rèn luyện. Sau một thời gian “ thực nghiệm” trong năm học 2013 - 2014, cô trò chúng tôi đã gặt hái được thành công, số bộ vở đạt loại A được tăng lên so với chỉ tiêu đăng kí đầu năm. Tôi tham gia bồi dưỡng các em học sinh khối 3,4,5 dự thi “ Ngày Hội viết chữ đẹp cấp Tiểu học ” có 6 em đạt giải cấp Cụm, 2 em đạt giải cấp Huyện và 1 em đạt giải Ba cấp Tỉnh. Kết quả đó mặc dù đạt chưa cao nhưng quả là niềm vui cho học sinh khối 4,5 nói chung và lớp tôi nói riêng. Qua hội thi học sinh càng hăng hái luyện chữ viết đẹp hơn nữa. Cuối năm học, lớp tôi là một trong những lớp được nhà trường kiểm tra và công nhận lớp đạt chuẩn “Vở sạch - Chữ đẹp”. Đạt giải Nhất cấp trường. B¶n th©n ®¸ ¸p dụng các biện pháp trên thÊy chất lượng chữ viết của lớp 5B và kết quả bồi dưỡng mũi nhọn trong năm học 2013 - 2014 đạt được như sau: + Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến: - Học sinh viết đúng mẫu, viết đẹp và đúng tốc độ: 26 em Học sinh viết đúng mẫu nhưng nét chữ chưa đẹp: 2 em Học sinh viết thiếu nét ý thức cầu tiến chưa cao: 0 em Kết quả bồi dưỡng mũi nhọn: - Học sinh đạt chữ viết đẹp cấp huyện gồm: 3 em (Hồng Nhung - lớp 5 ; Thu Huyền - lớp 4; Minh Tuấn - lớp 3) - Học sinh đạt giải chữ viết đẹp cấp tỉnh gồm: 1 em ( Thu Huyền - đạt giải Ba) 3.2 Bài học kinh nghiệm: Với niềm đam mê rèn chữ viết của bản thân tôi, với lòng nhiệt huyết yêu nghề và tận tâm rèn chữ viết cho học sinh bên cạnh chuẩn kiến thức theo yêu cầu các môn học, tôi đã đúc rút được một vài kinh nghiệm trên. Tôi chỉ mong sao, những bàn tay xinh xinh và bé nhỏ của học trò sẽ viết nên một tương lai tươi sáng, các em lớn lên trong vòng tay chúng ta như những đứa con bé bỏng, sẽ trưởng thành và mang theo bên mình một hành trang vào đời với những dòng chữ tròn trịa, xinh xắn là một con người vẹn đức, trọn tài. Tuy nhiên không có giải pháp nào là tối ưu mà đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giải pháp. Điều quan trọng là phải có sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Làm được điều đó, đòi hỏi bản thân phải không ngừng rèn luyện trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu tìm tòi các tài liệu về chữ viết, vận dụng nhiều phương pháp rèn luyện. Không những thế việc đổi mới phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và cách đánh giá học sinh cũng góp một phần lớn trong việc rèn chữ cho các em. Với một số giải pháp trên, tôi đã thực hiện thành công trong năm học 2013 - 2014 tại lớp học của tôi trong trường Tiểu học. Để các giải pháp rèn chữ viết của tôi được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các đồng chí, đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docMOT SO BIEN PHAP REN CHU VIET CHO HOC SINH LOP 45.doc
Giáo án liên quan