NỘI DUNG
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
I. Lý do chọn đề tài.
II. Nhiệm vụ chọn đề tài.
III. Lịch sử vấn đề.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
V. Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
1. Chính tả là gì.
2. Thế nào là chuẩn chính tả.
3. Một số vấn đề tâm lí học và ngôn ngữ học liên quan đế việc dạy chính tả.
3.1.Về tâm lí học.
3.2.Về ngôn ngữ học.
3.3. Một số nguyên tắc chính tả Tiếng Việt.
24 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi chính tả về phụ âm đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảng dạy chính tả. Cụ thể là giáo viên phải biết vận dụng kién thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi. Đặc biệt là xây dựng các qui tắc chính tả, các “mẹo” chính tả cho học sinh. Giúp các em ghi nhớ cách viết một cách có hệ thống tiết kiệm được thời gian mà lại nhớ lâu, gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Trên lớp giáo viên cần đưa ra nhiều loại bài tập rèn luyện, ghi nhớ chính tả công thức và hướng dẫn các em cách học thuộc công thức chính tả như:
- Khi đứng trước các nguyên âm hàng trước thì:
+ âm vị “k” có chữ thể viết hiện là “k”
+ âm vị “Y” có chữ viết thể hiện là “ngh”
+ âm vị “fv” có chữ viết thể hiện là “gh”
- Khi đứng trước các nguyên âm hàng sau: a, o, ô, ơ,
+ âm vị “k” có chữ viết thể hiện là “c”
+ âm vị “Y” có chữ viết thể hiện là “ng”
+ âm vị “fv” có chữ viết thể hiện là “g”
Đứng trước âm đệm có chữ viết thể hiện “u” thì âm vị”k” có chữ viết thể hiện là “q”
Mặt khác từ thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh địa phương mình tôi nhận thấy giáo viên cần phải dạy cho học sinh học cách phân biệt l/n như:
“N” không hoặc ít kết hợp với âm đệm. Chỉ có ở một số ít (noa, noãn) nhưng “L” lại kết hợp với âm đệm dễ dàng (loè loẹt, nở loét, loà xoà, loang lổ, loắt choắt, luẩn cuẩn, liên lụy, luyến tiếc,)
“N” xuất hiện trong các từ láy âm : no nê, nóng nảy, nao núng, còn “L” xuất hiện trong các từ láy vần: Lệt bệt, lộp độp, lờ đờ, lai rai, lim dim, lơ mơ.
Bốn là : Ngoài hiện tượng chính tả có ý thức, chính tả Tiếng Việt còn có hiện tượng chính tả không có ý thức (bất quy tắc). Với hiện tượng chính tả
này giáo viên cần cho học sinh làm nhiều bài tập, phát huy tốt vai trò chủ động của học sinh. Với yêu cầu của bài tập có thể nhiều em có cách làm khác nhau. Để tôn trọng ý kiến cá nhân giáo viên cho các em phát biểu sau đó cả lớp cùng phân tích lựa chọn ý kiến đúng. Làm như vậy các em sẽ nhớ được lâu.
Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn học sinh hình thành “Mẹo” chính tả.
Ví dụ: Từ chỉ cây cối, con vật thường viết bằng phụ âm đầu “s” : sim, sồi, sấu, sến, sung, sò, sóc, sện, sắn
+ Những từ chỉ vật trong nhà thường được viết bằng phụ âm đầu là “ch” ; chén, chum, chĩnh, chổi, chiếu, chăn, chạn, chậu, chảo
Ngoài ra học sinh còn phải nhớ máy móc các từ tồn tại hai cách viết song song : rập rờn / dập dờn; sum suê / xum xuê Tuy nhiên hướng dẫn học sinh ghi nhớ như vậy giáo viên phải cần nhiều thời gian đầu tư cho việc giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả.
Để rèn cho học sinh viết đúng chính tả không có ý thức trong cấu trúc trong mỗi tiết dạy chính tả giảo viên cần đầu tư thời gian cho việc luyện viết đúng bằng các hoạt động cụ thể đối với từng bài (bảng con, bảng lớp, giấy nháp, phiếu học tập) hay các trò chơi thì tìm tiếng có phụ âm ở đầu, vần, thanh cho trước, chữa lỗi viết sai Nhằm hướng dẫn các em tập viết chính xác từ ngữ khó thì viết sai trong bài chính tả.
Song song với các bước luyện viết đúng, sau khi học song viết bài chính tả giáo viên phải cho học sinh luyện tập thông qua phiếu bài tập.
Ví dụ : Điền vào chỗ trống.
- ch hay tr : iến tranh; ...ung thành; chiến .ường
- s hay x : ử lý; san ..ẻ ; .ung ướng; ả thân
- l hay n : lặng lẽ ; .ôn .ao ; ung inh ; ..ao .úng
- c, k hay q : ..ấp .ứu ; ĩu .ịt ; ..uấn .uýt
- ng hay ngh : ....ào ...ạt ; .e ..óng ; úng .uẩy
- g hay gh : .e thuyền ; ật gù ; bàn .ế ; ...ồ ề
- r/ d hay gi : a vào ; ạo ..ực ; ..ập ờn ; ..àn .ụa
..ực ..ỡ ; ận ỗi ; an ..íu; ..àm ...ăn
Qua những bài tập tương tự như trên các em sẽ rèn được cách viết đúng những phụ âm đầu dễ mắc phải do đặc điểm phát âm địa phương. Đồng thời nó cung cấp và củng cố kiến thức chính tả theo chương trình của mỗi lớp.
Ngoài biện pháp nêu trên trong khi dạy chính tả cho học sinh, giáo viên phải biết phối hợp nguyên tắc dạy chính tả có ý thức với dạy chính tả không có ý thức một cách hợp lý nhằm đạt tới một hiệu quả dạy học cao. Trong nhà trường việc sử dụng phương pháp có ý thức được coi là chủ yếu. Những phương pháp không có ý thức vẫn được khai thác và sử dụng hợp lý nhất là ở lớp đầu bậc tiểu học. Nó thường gắn với kiểu bài tập viết, tập chép, giúp học sinh nhanh chóng làm quen với hình thức của các con chữ (tự dạng), hình thức chữ viết của các từ. Đây là tiền đề xuất phát điểm cần thiết đối với học sinh.
Phương pháp này phát huy tác dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không gắn với một quy luật nào hay qui tắc nào (chính tả bất qui tắc)
Năm là : Muốn hạn chế đến mức thấp nhất lỗi chính tả của học sinh, giáo viên cần dạy chính tả cho các em theo nguyên tắc: Phối hợp giữa nguyên tắc tích cực và tiêu cực để xây dựng cái đúng và loại bỏ cái sai
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm bài tập để hình thành kỹ xảo chính tả cho các em đồng thời đưa ra những trường hợp viết sai chính tả để hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai từ đó hướng các em đi đến cái đúng (chữa lại lỗi sai cho đúng)
Việc hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả cần phải tiến hành đồng thời với việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai để loại bỏ lỗi sai sửa lại thành đúng.
Ví dụ: Giáo viên có thể nêu ra những đoạn văn, đoạn thơ có nhiều từ viết sai để học sinh tự phát hiện, tìm nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
Phương pháp phối hợp này giúp học sinh phát triển óc phân tích, phân đoạn đồng thời kiểm tra củng cố được kiến thức chính tả cho học sinh.
Sáu là : Đề học sinh viết đúng chính tả giáo viên hướng dẫn các em đưa vào nghĩa của từ. Đây là một đặc trưng rất quan trọng của chính tả Tiếng Việt
Vì vậy trong một số cuốn sách hướng dẫn học sinh làm các bài tập về “Chính tả so sánh” tác giả đã chủ động cung cấp những thông tin cần thiết về ý nghĩa của từ cho học sinh lấy đó làm cơ sở, làm chỗ dựa để các em viết đúng chính tả các từ này.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh các cặp từ:
chú/ trú ; chung /trung ; (SGK Tiếng Việt 4) tác giả đã gợi ý :
+ Phân biệt: chú / trú
“trú” có nghĩa là “ở” , “ở tại, dừng lại hoặc lánh vào một nơi nào đó” : cư trú, tạm trú, ngoại trú
“chú” có nghĩa là : “em trai bố” : chú bác, chú thím, .
Kiểu bài chính tả trên được áp dụng rất thường xuyên chủ yếu ở các bài chính tả so sánh, phân biệt của sách Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5.
Mặt khác để học sinh có cơ sở dựa vào nghĩa của từ đó mà viết chính xác. Giáo viên cần chú ý khi đọc bài viết cho học sinh, nếu đọc câu dài thì phải ngắt từng phần, phải rõ nghĩa, không nên đọc từng từ riêng lẻ hoặc ngắt từ không rõ nghĩa, như thế các em sẽ thiếu chỗ dựa ngữ nghĩa để xác định cách viết.
Ví dụ: Bài viết “chú Chín” Tiếng Việt lớp 4 có câu “Mảnh mặt trời bẻ đôI đặt trên núi như một luồng lửa cháy rực rực qua sông” giáo viên có thể ngắt sau tiếng “núi”.
Tóm lại : Muốn cho học sinh viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa của từ là rất quan trọng. Khi hiểu được nghĩa của từ các em sẽ có cơ sở để viết đúng chính tả.
Phần III
Kết luận chung
Hiện nay việc kế thừa có chọn lọc phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại là hoạt động hướng vào người học giúp học sinh tự giác tích cực, chủ động, sáng tạo lĩnh hội tri thức. Không thụ động nhất nhất lắng nghe ghi nhớ lời thầy. Giáo viên chỉ là người tổ chức điều khiển, hướng dẫn, uốn nắn dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh được tri thức, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo viết chính tả. Do đó giáo viên phải nghiên cứu nội dung tứng tiết dạy, phải điều tra, thống kê, phân loại các lỗi chính tả phổ biến của học sinh từng vùng miền, từng đối tượng. Để làm được điều đó giáo viên phải có lòng nhiệt tình cao tâm huyết với nghề nghiệp. Đặc biệt giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và vận dụng linh hoạt các phương pháp vào từng bài, từng đối tượng để kích thích được hứng thú học tập tạo cơ hội cho học sinh tiếp thu bài có hiệu quả. Thực tế cho thấy rằng: Lời nói tồn tại ở cả hai dạng “Nói và Viết” hai dạng lới nói này có liên quan mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Muốn học sinh nói chuẩn (chuẩn chính âm) và viết đúng (chuẩn chính tả), khi dạy chính tả ngoài nguyên tắc đặc thù, giáo viên phải dạy theo đúng các nguyên tắc chính tả. Bởi nguyên tắc chính tả là cơ sở cho việc tổ chức dạy học chính tả. Là nhân tố quyết định sự thành bại của quá trình dạy chính tả nói riêng và quá trình dạy Tiếng Việt nói chung.
Việc rèn luyện sửa lỗi cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên liên tục trong tất cả các môn học cũng như trong thực tế giao tiếp. Bởi : Có xuất phát từ thực tiễn nếu phản ánh đúng bản chất của việc dạy học chính tả mới phát huy được tác dụng thực sự. Trong lĩnh vực này giao tiếp là hoạt động thường ngày không thể thiếu của con người. Chỉ có trong giao tiếp thì
các yếu tố ngôn ngữ mới bộc lộ hết đặc điểm của mình. Vì vậy trong dạy học cần phải hướng quá trình dạy chính tả vào giao tiếp để thực hiện mục đích của việc dạy chính tả. Dù dạy bất cứ yếu tố chính tả nào cũng phải hướng dẫn học sinh thấy chúng được sử dụng trong giao tiếp như thế nào và liên hệ với bản thân mình để có phương pháp tự sửa chữa. Đặc biệt giáo viên phải hướng dẫn cho các em có ý thức nói, viết chính tả ở mọi lúc, mọi nơi (ở trường cũng như giao tiếp ở gia đình và ngoài xã hội). Đó là quá trình “gắn Tiếng Việt với quá trình giao tiếp mà những nhà giáo dục đang quan tâm”.
Với trình độ còn hạn chế em đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài song không khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự bổ sung, góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn ./.
Tài liệu tham khảo
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả : Lê Phương Nga – NXB GD 1998
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả : Nguyễn Trí – NXB GD 1999
3. Cơ sở ngôn ngữ và Tiếng Việt
Tác giả : Mai Ngọc Chừ – Hoàng Trọng Phiếm – NXB GD 1997
4. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả : Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng – NXB GD 2000
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả : Lê Phương Nga – Lê Hữu Tỉnh – NXB ĐHSP Hà Nội 1 1995
6. SGK Tiếng Việt lớp 2, lớp 3, lớp 4 , lớp 5 – NXB GD.
7. Giáo trình học môn học ngữ âm
File đính kèm:
- SKKN Sua loi chinh ta HS Tieu hoc.doc