Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng làm quen, làm quen văn học cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Cùng với những năm tháng trôi qua đi trẻ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài được mở rộng ra. Rồi đến những ngày đầu tiên đi nhà trẻ được tiếp xúc với một thế giới cực kỳ đa dạng và phong phú của văn học. Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu muốn vươn xa thế giới xung quanh để tìm tòi và khám pháp những khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, khả năng tập trung chú ý khả năng nghi nhớ của trẻ chưa có chủ định còn phụ thuộc vào sự hứng thú mà hình ảnh, ngôn ngữ văn học lại rất trừu tượng, đang diễn ra:

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng làm quen, làm quen văn học cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thú, đa dạng, phong phú, sinh động, phù hợp, đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ và an toàn cho trẻ. Ví dụ: Bài thơ “ Con tàu sử dụng tranh, sử dụng đồ chơi đoàn tàu. Bài thơ: Cây bắp cải” Sử dụng vật thật Câu chuyện: “Thỏ ngoan” sử dụng tranh và mô hình. Đồ dùng là yếu tố quyết định thành công giờ dạy. Ngoài tranh, chuyện vật thật có sẵn, tuỳ từng câu chuyện, bài thơ mà tôi tiến hành làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng cho phù hợp. Có thể dùng để giới thiệu bài giải thích từ mới hay củng cố mở rộng hoặc kết thúc bài, mục đích chính vấn là thu hút sự chú ý, sự hứng thú của trẻ để truyền đạt kiến thức cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận tác phẩm. Ví dụ: Câu chuyện: “ Quả Thị” ( lần 1 ) Giới thiệu bài: Đưa quả thị ra giới thiệu. Kể lần 1: Sử dụng đạo cụ kết hợp với lời kể ( đạo cụ, mũ mèo, mũ vịt, khăn bà cụ, cái giỏ, cây thị có quả ) Kể lần 2: Dùng tranh minh hoạ ( tranh động ) Trích dẫn, đàm thoại: kết hợp dùng tranh. Diễn vở kịch lỗi: đồ dùng tranh nền, khay rỗi, rối tay, con vịt, con mèo, bà cụ, cái giỏ, cây thị có quả Kể lần 2: Dùng tranh minh hoạ ( tranh động ) Trích dẫn, đàm thoại, kết hợp dùng tranh Diễn vở kịch rối: Đồ dùng, tranh nềnm khay rối, rỗi tay, con vịt, con mèo, bà cụ, quả thị màu xanh, quả thị màu vàng. Xếp bàn bày đĩa quả: Mỗi trẻ một rổ có một cái đĩa, một quả thị, khối gễ vùng to nhỏ để xếp bàn. ( Khi sử dụng mô hình và rối tôi có gắng thể hiện diện mạo nhân vật trên nét mặt kết hợp hài hoà giữa lời kểt và động tác điều khiển. Tạo môi trường học tập không những ở trong tiết học mà trẻ còn được quan sát học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Tôi trang trí làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ điểm, có nội dung liên quan đến bài dạy nhằm cung cấp thêm kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Dạy bài thơ: Con cá vàng” tạo môi trường và các góc xung quanh, treo tranh cá vàng và các loại cá trên tường. Góc thao tác vai bày bàn những con cá vàng to – nhỏ. Góc hoạt động với đồ vật xám các vòng to nhỏ. Góc học tập ghép con cá từ những ảnh rời thân, mình, đôi. Với những tranh ảnh, màu sắc đẹp, mô hình, vật chất. Với những hình ảnh sinh động đưa ra ở những vị trí hợp lý, dễ nhìn, dễ lấy, dễ thấy, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, giúp trẻ dàng cảm thụ tác phẩm, trí nhớ có chủ định của trẻ được tăng lên khi lời nói của trẻ được cụ thể hoá bằng hình ảnh. Củng cố những điều trẻ được nghe nhìn, khắc sâu thêm ấn tượng giúp trẻ ghi nhớ truyện thơ tốt hơn. 3. Biện pháp. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua với sự tương tác và giúp đỡ của người lớn. ở trường mầm non hình thành ngôn ngữ cho trẻ qua các yếu tố bắt chước, mô phỏng lời nói của cô giáo. Cô giáo là người phát hiện hình thành những kỹ năng, ngôn ngữ và dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: Trong câu chuyện: “ Qủa thị” cô hỏi: Bạn vịt chạy như thế nào? Chạy lạch bạch. Cho trẻ tập nói theo cô từ chạy lạch bạch. Cho trẻ bắt chước bạn vịt chạy. Trẻ bắt chước động tác vịt chạy vừa làm vừa nói “ Lạch bạch, lạch bạch”. Ngoài việc bắt chước, mô phỏng lời nói phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phải tạo cơ hội được thực hành nói, trẻ được nói nhiều, tạo cho trẻ môi trường sống động, ngôn ngữ giữa trẻ với cô giáo để trò chuyện, đàm thoại. Sử dụng các câu hỏi gợi mở một cách tinh tế, phù hợp để giúp tự khám phá câu trả lời và nâng cao năng lực cảm thụ ngôn ngữ văn học cho trẻ. Việc hướng dẫn trẻ học nói mà diễn ra trong bối cảnh cô nói chủ yếu trẻ thụ động ngồi nghe và trả lời khi được phép thì không thể phát triển khả năng tích cực ngôn ngữ của trẻ. Trong thực tế tôi nhận thấy, trẻ chỉ nói nhiều về những điều trẻ thích. Qua tiếp xúc tôi thấy một số trẻ rất mạnh dạn, tự tin trong khi trò chuyện đàm thoại, trong trường hợp này tôi sử dụng phương pháp nêu gương để phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Còn những trẻ nhút nhát tôi luôn đặc biệt chú ý đến phương pháp dùng tình cảm. Luôn động viên để tạo cảm giác an toàn cho trẻ và khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Trẻ ở độ tuổi này khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ không đồng đều, trẻ cùng một độ tuổi nhưng có sự chênh lệch về tháng tuổi nhiều mà trẻ nói đầy đủ, rõ ràng, song cũng có một số trẻ mới chỉ nói 1 – 2 từ cuối cầu. Trên cơ sở đó giáo viên phải đề ra yêu cầu phù hợp với từng cá nhân trẻ. Đối với trẻ phát triển ngôn ngữ sớm cô không những tập cho trẻ đọc thuộc bài thơ mà còn hướng dẫn trẻ biết đọc diễn cảm, biết kể chuyện hiểu được nội dung tác phẩm. Với những trẻ phát triển ngôn ngữ chậm thì khuyến khích trẻ hứng thú nhẩm đọc thơ theo cô và đọc được vài từ cuối câu. Đối với trẻ khả năng tập trung chú ý có chủ định còn hạn chế, trẻ chỉ ý thức được hành vi của trẻ. Cô giáo là người xử lý các tình huống và tạo ra các tình huống để trẻ có cơ hội trải nghiệm những hiểu biết của trẻ. Ví dụ: Một số cháu trong giờ đọc thơ, trẻ đọc rất nhanh, rất to làm sai lệch cả nhịp điệu bài thơ. Tôi nhẹ nhàng gọi trẻ đứng dậy và khẽ nhắc con đọc lại bài thơ nhẹ nhàng, vừa phải giống cô nhé. Đọc xong tôi hỏi trẻ các con nghe bạn đọc có hay không? Các con vỗ tay khen bạn đi nào? Thông qua đó giáo dục trẻ nói cũng như đọc phải nhẹ nhàng, rõ ràng có ngữ điệu thì mới hay. 4. Biện pháp 4: Làm quen văn học với các hoạt động. Dựa vào đặc điểm của độ tuổi trẻ 2 – 3 tuổi, khả năng chú ý kém nhưng lại ham thích hoạt động, thích mới lạ. Vì vậy để tạo tâm thế sự thu hút hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động, tích cực giao tiếp với cô, thì giáo viên phải biết sử dụng các tình huống thủ thuật để vào bài băng hình thức trực tiếp hày gián tiếp. Quá trình hưỡng dẫn thì giáo viên phải biết vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo, thích hợp nội dung môn học để cho trẻ làm quen văn học nhằm kích thích trẻ hoạt động, trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức kỹ năng trong một thời gian luyện tập mà không bị nhàm chán. Ví dụ: Câu chuyện “ Quả Thị” ổn định giới thiệu bài Chơi trò chơi gieo hạt trồng cây thị Đưa quả thị ra cho trẻ xem Trò chuyện với trẻ về quả thị Tích hợp bài hát quả thị “ Quả thị thơm, quả thị thơm ấy là quả thị màu vàng xinh xinh Quả thị thơm quá, ấy là quả thị thơm Em cầm em ngửi chứ em không ăn. Tích hợp xếp hình, xếp bàn bày đĩa quả Tích hợp nhận biết phân biệt màu vàng, màu xanh Tích hợp nhận biết tập nói, luyện từ khó. Các hoạt động được đan xen kết hợp với nhau tạo nên các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng lôgíc, kích thích tính tò mò ham hiểu biết cuả trẻ và duy trì sự hứng thú sự tập trung chú ý của trẻ. Ví dụ: Chủ điểm động vật Bài thơ: “ Con cá vàng”, “ Con voi”, “ Gà gáy” Câu chuyện: “ Quả Thị”, “ Quả Trứng” Kết hợp với âm nhạc có nội dung phù hợp đó là bài hát “ Cá vàng bơi”, “ Gà Gáy”, “ Chú voi”, “ Quả Thị”, “ Gà gáy”. Tổ chức cho trẻ hoạt đọng với thơ, chuyện ở mọi nơi mọi lúc trong một số môn học khác. Ví dụ: Nhận biết tập nói với chủ đề “ Thực vật” Tôi kết hợp đọc cho trẻ nghe các bài thơ: “ Hoa nở”, “ Hoa sen”, “ Chuối”, “ Phế”, “ Quả Thị”, hoặc chuyện “ Cây táo”, “ Quả thị”. * Trong hoạt động ngoài trời trẻ được qua sát bắt gặp các hiện tượng trong thiên nhiên những cảnh vật đời sống động như hoa, quả, cá chim Tôi chọn thời điểm thích hợp khi trẻ mi lặng tập trung chú ý tới đối tượng quan sát, thì tôi có thể gợi ý bằng nhiều câu hỏi. Ví dụ: Trong vườn hoa có những loại hoa gì? ( Trẻ kể tên ) Hoa màu gì? Lá màu gì? Hoa có mùi gì? Cho trẻ đọc thơ “ Hoa nở” Hoặc cho trẻ qua sát con chim, đọc bài thơ” Chim hót” Qua sát bể cá, đọc bài thơ “ Con cá vàng” đọc câu đố về con cá. Trong hoạt động góc tôi tiếp cận với từng nhóm trẻ, với từng cá nhân trẻ, quan sát bao quát hướng dẫn trẻ với thái độ ân cần, dịu dàng, cởi mở tạo cho trẻ sự gần gũi thân thiện bằng các thủ thuật tâm lý. Tôi lôi cuốn thu hút những trẻ nhút nhát không thích hoạt động với đồ vật bằng cách dẫn trẻ đi dạo trong nhóm quan sát tranh ảnh. Khi cho trẻ quan sát tranh cá vàng, cô vừa chỉ vào tranh vừa đọc bài thơ: “ Con cá vàng” cho trẻ nghe. Tương tự với một số tranh khác cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, hoạ mi tập san, lạ mắt. Hướng dẫn trẻ biết cách giở các trang sổ rồi đọc bài thơ ở trong sách cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ đọc lại theo cô. Sự vận dụng linh hoạt sáng tạo những bài thơ câu chuyện phù hợp với hoạt động nhận thức của trẻ sẽ làm cho tác phẩm văn học trở nên gân gũi, nhẹ nhàng, tự nhiên như người bạn của trẻ. Ví dụ: Khi vệ sinh, rửa tay lau mặt cho trẻ. Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Tay sạch”, “ Vâng lời cô”. Khi đi dép cho trẻ cô đọc cho trẻ nghe toàn bộ bài thơ “ Đi dép” Trước khi trẻ đi ngủ cô cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ” Cô có thể hát ru cho trẻ nghe bài hát “ Ru con”, nhẹ nhàng, sâu sắc. Ca dao “ Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Những bài thơ, câu ví, bài hát đã đi vào lòng trẻ để ru trẻ ngủ say sưa. 5. Biện pháp 5c. Kết hợp với phụ huynh Sự phối kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo là rất qua trọng nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục. Vì thế trong các buổi họp phụ huynh đặc biệt là buổi họp phụ huynh đầu năm học. Ngoài các nội dung của cuộc họp cô cần phải giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn làm quen văn học dưới nhiều hình thức. Hàng tháng cô ghi chép đầy đủ. Động viên phụ huynh đóng góp tranh ảnh, sách báo và những nguyên liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương: Như báo, sách hoạ mi, Để nhằm tạo điều kiện tốt phục vụ cho trẻ nâng cao chất lượng làm quen văn học dưới nhiều hình thức. Phụ huynh nên dành nhiều thời gian để giao tiếp với trẻ, giúp trẻ quan sát các sự vật hiện tượng xung quanh nhằm cung cấp các biểu tượng, củng cố kỹ năng nghe, đọc thơ của trẻ. Ví dụ hôm nay cô đọc cho các con nghe bài thơ gì? Con đọc thơ cho mẹ nghe nào? Mẹ đọc thơ cùng con nhé. Có thể cho trẻ quan sát và đàm thoại nhà cháu nuôi con gì? Hỏi trẻ một số đặc điểm chính của con vật đó. Giờ đón trả trẻ: Tôi trao đổi với phụ huynh về một số nội dung luyện tập thêm cho trẻ, giúp trẻ được luyện tập nhều hơn. Ngoài ra kết hợp với nhà trường truyên truyền với phụ huynh qua tuyên thanh. Tổ chức hội thi “ Gia đình dinh dưỡng trẻ thơ”, “ Bé đọc thơ kể chuyện” Bé yêu văn học” Động viên sự đóng góp tham gia của phụ huynh vào các hoạt động của trường lớp nhằm thực hiện nâng cao chuyên đề.

File đính kèm:

  • docSKKN cuc hay.doc
Giáo án liên quan