Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết đúng chính tả
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết đúng chính tả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Người xưa có câu : “Nét chữ, nết người”. Tức là khi nhìn vào nét chữ
của người viết, tuy rằng ta chưa thể hiểu hết được toàn bộ tính cách của con
người đó, song cũng có thể đoán được phần nào tính cách chủ nhân của nét
chữ đó. Khi bạn thấy nét chữ được viết ngay ngắn, gọn gàng, sạch sẽ và đều
đặn thì ít nhất cho thấy đó là một người có tính cẩn thận, coi trọng hình thức.
Ngược lại, với nét chữ được viết vội vàng, nghệch ngoạc, lên, xuống thất
thường thì dù có muốn bạn cũng không thể cho rằng đó là một người có tính
cẩn thận được.
Khi đọc một văn bản, một tài liệu (chưa đề cập đến nội dung) nhưng
khi thấy văn bản đó, tài liệu đó có nhiều lỗi sai chính tả, ta phần nào có thể
đoán được trình độ hiểu biết và diễn đạt ngôn ngữ của người đó có thành
thục hay không (tuỳ theo mức độ lỗi nhiều hay ít). Việc diễn đạt sai chính tả
sẽ dẫn đến những tình huống khôi hài, tuy chưa đến mức độ hiểu sai một vấn
đề nhưng trong thực tế vẫn có thể làm cho người đọc dễ bị ngộ nhận và rơi
vào tình trạng nhàm chán.
Là một giáo viên dạy ở bậc Tiểu học, thực hiện mục tiêu hình thành và
phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết)
giúp học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi, môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định
hướng cơ bản và chữ viết là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp.Vì vậy,
phân môn Chính tả có vai trò quan trọng ở cấp Tiểu học.Nó giúp các em hình
thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và
thói quen viết đúng Tiếng Việt. Học sinh viết đúng, viết nhanh mới có điều
kiện học môn Tiếng Việt và các môn học khác được thuận lợi.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng học sinh viết sai chính tả ngày càng nhiều
làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, hạn chế khả năng giao tiếp,
làm các em mất tự tin.Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi
luôn dành nhiều thời gian suy nghĩ để đi tìm câu trả lời: “Làm thế nào để hạn
chế tỉ lệ học sinh viết sai chính tả ? ” Vì Tiếng Việt là linh hồn dân tộc Việt,
văn hóa Việt.Viết đúng, nói chuẩn Tiếng Việt là việc cần phải làm ngay.
1
Với ý nghĩ trên, tôi mạnh dạn chọn phân môn Chính tả để nghiên cứu và
thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học Chính tả ở Tiểu học. Đó
chính là :“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết đúng chính tả”.
Đây là một sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút từ thực tiễn dạy học
nhiều năm nay dùng để đồng nghiệp tham khảo. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến của bạn đọc để sáng kiến kinh nghiệm này thật sự là một người bạn
thân thiết và hữu ích đối với giáo viên Tiểu học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Chính tả có nghĩa là gì ? Là cách viết chữ được coi là chuẩn.
Vậy dạy học sinh viết chính tả là dạy học sinh viết chuẩn. Nhưng thực
trạng cho thấy số học sinh Tiểu học được coi là viết chuẩn chỉ đếm trên đầu
ngón tay ở mỗi trường học. Đây quả là một vấn đề đáng báo động đến giáo
viên và học sinh cần được giải quyết kịp thời trong phân môn dạy Chính tả.
Là một người giáo viên dạy học sinh Tiểu học, tôi luôn chú ý đến việc dạy
các em viết đúng chính tả. Giúp các em viết đúng, viết đẹp chính là rèn luyện
tính :cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống hàng ngày của các em.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy chữ Việt ngày càng bị mai một; số đông
các em viết chữ vừa xấu lại vừa sai chính tả. Bản thân tôi rất buồn, vì thế hệ
trẻ này sẽ là tương lai của Đất nước, nếu không chịu rèn chữ viết, không chịu
tìm hiểu ngôn ngữ của từ để viết đúng thì sự trong sáng của Tiếng Việt cũng
dần dần bị mai một và mất đi.
Tôi đã khảo sát sơ bộ học sinh ở trường Tiểu học Hoằng Sơn, nơi tôi đang
trực tiếp giảng dạy cho thấy: Học sinh thường viết sai chính tả. Năm học
2010 – 2011, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 4B trường Tiểu học
Hoằng Sơn. Lớp tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 18 học sinh, trong đó có 9
em nữ và 9 em nam. Phần lớn các em là con gia đình nông nghiệp, một số
em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em gia đình ít quan tâm đến việc
học tập của con cái, đồ dùng sách vở còn thiếu thốn...
Theo dõi việc học tập của học sinh trong lớp, tôi thấy các em viết sai chính
tả quá nhiều. Vì vậy, công việc đầu tiên của tôi ngay từ những tuần lễ đầu
của năm học là thống kê các lỗi sai phổ biến của học sinh trong lớp thông
2 qua khảo sát bài viết chính tả đầu năm học, qua theo dõi các bài viết chính tả
và các bài viết từ các phân môn khác của học sinh để tìm ra nguyên nhân, từ
đó có biện pháp khắc phục cho các em.
Thông qua khảo sát đầu năm học và qua theo dõi các bài viết chính tả của
học sinh, tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
Tỉ lệ học sinh mắc các lỗi chính tả thường gặp
Dấu hỏi (?), Vần an/ang, ăn/ăng, Phụ âm: x/s ;
Tổng dấu ngã (~) ân/âng, ươn/ương, ch/tr ; d/gi/r.
iên/iêng, uôn/uông,
số im/iêm ât/âc, ăt/ăc,
Lớp
iêt/iêc, uôt/uôc,
học ươt/ươc, ut/uc, ưt/ưc,
ên/ênh, in/inh, êt/êch,
sinh iu/iêu,
4B 18em 10em=55,5% 8em=44,4% 12em=66,6%
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy : Hiện tượng viết sai chính tả ở học sinh xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau :
1. Do các em phát âm sai, dẫn đến việc viết sai (các em đọc như thế nào là
viết y như vậy).
2. Do không hiểu nghĩa của từ :
3. Do ảnh hưởng của ngữ âm địa phương :
4. Do các em không nhớ các qui tắc chính tả mà giáo viên cung cấp thông
qua các dạng bài tập chính tả.
5. Do tính cẩu thả, không chịu lắng nghe, học hỏi, rèn luyện, thiếu kiên
nhẫn luyện viết. Các em không coi trọng “chữ viết” bằng “chữ số.
6. Do sự xâm nhập như vũ bão của ngôn ngữ “mạng”. “Chat” đúng chính
tả... là không sành điệu, là thiếu phong cách (!). Giới trẻ tự quy ước những
chuẩn mực mới để đánh giá đối tượng giao tiếp. Và điều này lan truyền rất
nhanh, tạo sự cộng hưởng mạnh trên cộng đồng dân cư “mạng”.
3
Ví dụ : Một học sinh đã viết: “Em sẽ cố gắng thay đổi cách học bài, dù có
pùn ngủ mún chít cũng phải giải quyết hết bài tập”.
7. Do cha mẹ không quan tâm đến việc học hành của con cái .
8. Do giáo viên chưa phát âm rõ ràng khi đọc cho học sinh viết chính tả
đồng thời chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc khắc phục lỗi chính
tả cho HS. vv (Đây là nguyên nhân khách quan)
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân về sinh lý có ảnh hưởng đến kết
quả viết chính tả của học sinh như: Nói ngọng, tai nghe không rõ khi các em
viết chính tả nghe - viết
Từ thực trạng trên, để công việc nghiên cứu đạt hiệu quả, tôi đã mạnh
dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học phân môn Chính tả phù hợp với
đặc điểm tình hình cụ thể của đối tượng học sinh trong lớp và lập ra một số
giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Từ những nguyên nhân trên, tôi quyết tâm vận dụng những kinh nghiệm
đúc rút được qua thực tiễn dạy học những năm học trước để cố gắng làm sao
giảm được số học sinh viết sai chính tả, viết chữ xấu, tăng dần số học sinh
viết đúng chính tả, viết đẹp và rèn luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì ở
mọi nơi, mọi lúc, ở tất cả các môn học. Theo tôi, để giúp học sinh viết đúng
chính tả phải là cả một quá trình giảng dạy và rèn luyện cho các em xuyên
suốt lâu dài chứ không phải là ngày một ngày hai, vì vậy giáo viên cần phải
kiên nhẫn, tận tâm, tận tụy với học sinh.
Bản thân tôi đã đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể như sau:
1. Xác định nội dung dạy - học chính tả .
Việc xác định được nội dung giảng dạy chính tả của giáo viên sẽ góp phần
khắc phục lỗi chính tả ở học sinh. Nội dung giảng dạy chính tả phải theo khu
vực và sát hợp với phương ngữ. Nghĩa là phải xuất phát từ tình hình thực tế
mắc lỗi chính tả của học sinh để hình thành nội dung giảng dạy, điều quan
trọng là phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho các em theo địa
4 phương. Các trọng điểm chính tả càng được xác định cụ thể, chi tiết càng tốt.
Chẳng hạn: Dạy phân biệt tr/ch ; dấu hỏi/dấu ngã.
Hoặc: Dạy phân biệt s/x ; dấu hỏi/dấu ngã.
Hay : Dạy phân biệt r/d/gi ; ên/ênh
Tất nhiên, muốn làm được việc này, phải tiến hành điều tra cơ bản, khảo sát
tình hình mắc lỗi chính tả của học sinh trong lớp. Từ đó, lựa chọn được nội
dung giảng dạy thích hợp và linh hoạt sát hợp với đối tượng học sinh lớp
mình giảng dạy.
*Lưu ý: Ở một chừng mực nào đó, có thể lược bớt những nội dung giảng
dạy trong sách giáo khoa xét thấy không phù hợp với học sinh lớp mình
giảng dạy, đồng thời bổ sung những nội dung dạy cần thiết mà không có
trong sách giáo khoa.
2. Thực hiện tốt các biện pháp dạy học chính tả .
- Viết bài trên bảng rõ ràng, chính xác, đúng mẫu chữ
- Phát âm đúng, rõ ràng, đủ cho học sinh nghe - viết chính tả chính xác.
- Chọn được các chữ dễ viết sai đối với học sinh trong lớp để luyện viết đúng
trước khi các em viết bài chính tả.
- Chấm, chữa bài chính tả chu đáo cho các em.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập có hiệu quả (làm bài tập chính tả âm-vần)
nhằm khắc phục lỗi chính tả chung và lỗi thường mắc đối với học sinh.
3. Phát âm đúng để viết đúng chính tả.
Theo tôi, đây chưa phải là giải pháp ưu việt và càng không phải là giải
pháp duy nhất mà chỉ có thể là giải pháp bổ trợ trong dạy học Chính tả.
- Giáo viên cần rèn luyện nói và đọc chuẩn để học sinh có sự chuẩn mực về
nghe và viết .
- Học sinh cũng cần phải được rèn luyện để nói và đọc đúng, từ đó các em sẽ
viết đúng chính tả.
4. Học chính tả bằng cách nhớ từng chữ một.
Đây có thể coi là một giải pháp có tính khả dụng, hữu hiệu và hợp lý hơn
cả vì học sinh Tiểu học có khả năng nhớ máy móc khá tốt, khả năng học
thuộc khá nhanh.
Giáo viên nên vận dụng cách dạy:"Nhớ từng chữ một" đối với học sinh
5 trong lớp theo phương châm sai gì học nấy.Tất nhiên, theo cách dạy này,
giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ
viết sai, tránh sự dàn trải, tản mạn. Ở giải pháp này, học sinh được quan sát
chữ viết, tự phân tích tiếng (theo cấu tạo 3 bộ phận : Phụ âm đầu, vần,
thanh), được luyện thao tác viết đi viết lại nhiều lần để ghi nhớ mặt chữ lâu
hơn. Ngoài ra, theo định hướng dạy học tích hợp thì ngay cả khi hướng dẫn
đọc đúng trong giờ Tập đọc, giáo viên cũng cần giúp các em được luyện đọc
đúng và tri giác chữ viết nhằm tránh viết sai chính tả. Đó là điều mà tôi chú ý
phối hợp trong quá trình dạy - học Chính Tả ở lớp.
5. Học mẹo, luật chính tả để viết đúng chính tả .
Không có một mẹo, luật chính tả nào là vạn năng, mỗi mẹo, mỗi quy
luật chỉ có thể giúp học sinh chữa một loại lỗi nào đó. Chẳng hạn: Mẹo phân
biệt dấu hỏi/dấu ngã ; mẹo phân biệt ch/tr hoặc s/x
Đối với học sinh Tiểu học, giáo viên cần sử dụng các mẹo, luật chính tả
để chữa lỗi chính tả cho các em thông qua các bài tập chính tả để học sinh
được phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó rút ra các mẹo, quy tắc chính tả.Ở
đây, học sinh được rèn luyện về khả năng tư duy. Tôi đã sử dụng và khai
thác triệt để giải pháp này trong dạy học phân môn Chính tả cho học sinh
trong lớp mình giảng dạy .
Chẳng hạn: Giúp học sinh ghi nhớ:Khi đứng trước các nguyên âm : i, e, ê
Âm “ cờ ” viết là “ k ”
Âm “ gờ ” viết là “ gh ”
Âm “ ngờ ” viết là “ ngh ”
6. Học chính tả bằng cách kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của
từ và nghĩa từ.
Muốn viết đúng chính tả, việc nhớ từ ngữ và nắm nghĩa của từ là rất
quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết
đúng chính tả.
Chẳng hạn: Giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì các em sẽ
lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ đó. Nhưng nếu giáo
viên đọc: “gia đình” hoặc “da thịt” hay “ra vào”(đọc trọn vẹn từ gắn với một
nghĩa xác định) thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả.
6
Trong các bài tập chính tả phân biệt, giáo viên cần luyện cho học sinh tìm
hiểu nghĩa của từ đã được đặt trong ngữ cảnh cụ thể hoặc đặt câu với từ đó
hay tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật,
mô hình, tranh ảnh, để các em dễ hiểu .
Chẳng hạn: Phân biệt: giành - dành
Em không giành lấy phần hơn cho mình.
Em để dành cho bé gói bánh.
Ở một số giờ học thuộc các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm
văn giáo viên cũng cần chú trọng hướng dẫn để các em nắm được nghĩa
của từ ngữ và hình thức chữ viết nhằm trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả
cho học sinh.
Ngoài ra, giáo viên còn cần vận dụng phối kết hợp lồng ghép một số giải
pháp khác trong quá trình dạy học Chính tả nhằm giúp học sinh viết đúng
chính tả như: Giúp các em yêu thích, say mê tất cả các môn học, đặc biệt là
môn Tiếng Việt, trong đó có phân môn Chính tả. Dạy học sinh tự phát hiện
ra lỗi chính tả và tự sửa lỗi chính tả trong tất cả các môn học. Đồng thời kết
hợp rèn viết đúng chính tả thông qua các môn học khác, qua trò chơi
Chẳng hạn: Trò chơi: Ô chữ kì diệu, tìm nhanh tìm đúng; đố chữ
Với các giải pháp nêu trên, chắc chắn học sinh sẽ ghi nhớ lâu các chữ,
các âm mình viết sai. Từ đó, ở các em sẽ được hình thành kĩ năng, kĩ xảo viết
chính tả một cách thuần thục. Khi đó ngôn ngữ của Tiếng Việt sẽ trong sáng
hơn, chữ Việt sẽ tồn tại mãi mãi theo thời gian.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để thực hiện tốt việc giúp học sinh trong lớp viết đúng chính tả, tôi đã
soạn ra các biện pháp sau để áp dụng trong các tiết dạy.
1.Giúp cho học sinh yêu thích môn chính tả :
Để tránh sự nhàm chán khi học môn Chính tả, tôi vận dụng nhiều
phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt như :
1.a.Phương pháp trực quan : Phương pháp này đạt hiệu cao trong việc
phân biệt nghĩa của từ.
7 Ví dụ : Khi dạy bài Gà Trống và Cáo (Tiếng Việt 4- tập 1) có câu:
“Nhác trông vắt vẻo trên cành”, từ khó là “vắt vẻo”, khi giải nghĩa từ này
tôi sử dụng tranh vẽ một con gà đứng trên một cành cây cao, ít điểm tựa, đó
là “vắt vẻo”.
1.b.Tổ chức học theo tổ - nhóm, theo cặp :
Đầu năm, sau một tuần thực dạy, tôi đã tiến hành phân học sinh trong lớp
theo tổ nhóm hoặc phân thành “đôi bạn cùng tiến”(em giỏi, khá ngồi gần em
yếu) để các em có thể hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập .
Phương pháp này giúp các em phát huy tinh thần tự giác, tích cực học tập,
phát hiện ra những lỗi sai của nhau rồi tự trao đổi để tìm ra cách viết đúng
nhất, khi đó các em sẽ khắc sâu những kiến thức mới lĩnh hội được, đúng
như tục ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn”.
1.c.Trò chơi đoán chữ :
Trong các dạng bài tập chính tả, tôi vận dụng lồng ghép trò chơi đoán
chữ phù hợp với từng bài dạy như: Trò chơi Ô chữ kì diệu, tìm nhanh tìm
đúng; đố chữ hoặc giáo viên miêu tả hình ảnh còn học sinh thì suy luận xem
hình ảnh đó là từ nào ?
Với phương pháp trò chơi này sẽ gây cho các em sự hứng thú, sự tập
trung của tư duy trí tuệ, tính nhanh nhẹn và qua hoạt động trò chơi kiến thức
kỹ năng viết đúng chính tả của các em sẽ được củng cố.
Ví dụ : * Sau khi học xong bài: Phân biệt ươn /ương .để củng cố lại cách
viết đúng, tôi tổ chức trò chơi cho cả lớp cùng tham gia bằng cách nêu một
số gợi ý : Đây là một con vật sống ở dưới nước, thân dài như con rắn, mình
nhẵn bóng đó là con gì ? Yêu cầu học sinh cả lớp viết tên con vật đó vào
bảng con, ai viết sai là bị thua cuộc (Con lươn)
* Hoặc: Sau khi học xong bài : phân biệt ch/tr , iêu/iu.
Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh, từ đúng (Chia lớp
thành 2 đội tham gia trò chơi) với các nội dung như:
a. Tìm các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr.( M: tròn trịa )
b. Tìm các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch .
( M: chông chênh ) (Tiếng Việt 4 - tập 2)
8 Tôi đã linh hoạt vận dụng những phương pháp dạy học như vậy nên thu
hút được sự say mê, tích cực, tự giác học tập của học sinh trong lớp. Đó là
một thành công bước đầu trong công tác giảng dạy của tôi.
Dựa trên nền tảng này, tôi tiếp tục phát huy tính tích cực, tự giác học tập
của học sinh, để nắm bắt được sự phản hồi từ phía học sinh xem các em tiếp
thu bài đến đâu, lỗ hổng kiến thức ở chỗ nào. Khi đó giáo viên sẽ nhanh
chóng có biện pháp giải quyết một cách triệt để nhất cho từng đối tượng học
sinh trong lớp .
Tục ngữ xưa có câu “Cô giáo như mẹ hiền”, trường học cũng chính là
ngôi nhà thứ hai của các em, vì vậy thầy và cô chính là những người cha,
người mẹ thứ hai dìu dắt các em nên người. Từ những tình thương yêu, sự
động viên, an ủi, vỗ về sẽ làm cho các em thấy tin tưởng, thấy yên tâm, thấy
thích thú mỗi khi cắp sách đến trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôi
cũng mềm mỏng với các em, nhiều lúc phải vừa “cương” mà phải vừa “nhu”,
đó chính là “một nghệ thuật sư phạm” mà tôi đã sử dụng trong quá trình
giảng dạy. Khi các em mắc lỗi, tôi nhắc nhở ngay để các em sửa chữa, khi
các em chăm ngoan, học tốt tôi tuyên dương trước lớp để cho các bạn khác
noi theo.
2. Rèn phát âm đúng chính tả :
Khi viết chính tả, học sinh thường mắc phải các lỗi sau: lỗi về thanh điệu,
lỗi về âm đầu, âm chính, âm cuối. Học sinh mắc lỗi có thể do cách phát âm
lẫn lộn trong phương ngữ, do sự khá phức tạp của chữ quốc ngữ .Vì vậy,
muốn học sinh viết đúng chính tả, tôi luôn không ngừng tự rèn luyện nói và
đọc rõ tiếng, đúng, chuẩn để học sinh có sự chuẩn mực về nghe và viết .
Đồng thời, tôi chú ý rèn luyện phát âm đúng cho học sinh để giúp các em
phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính hay âm cuối vì chữ quốc ngữ là
chữ ghi âm-âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy. Việc rèn luyện phát âm đúng tôi
không chỉ thực hiện trong tiết Chính tả mà còn thực hiện kết hợp thường
xuyên, liên tục trong tất cả các tiết học khác như Tập đọc, Tập làm văn,
Luyện từ và câu, Lịch sử...
Ví dụ :+Trong bài chính tả (Nghe-viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân (TV4- tập2)
9 có câu: “Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa.” Có một số em trong lớp viết:
“Tô Ngọc Vân là một nghệ sỉ tài hoa.”
Hoặc câu:“Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ông đi cùng bộ đội, dân
công hỏa tuyến, vẽ nhiều tranh và kí họa về họ.”, các em viết: “Trong chiến
dịch lịch sữ Điện Biên Phũ, ông đi cùng bộ đội, dân công hõa tuyến, vẻ
nhiều tranh và kí họa về họ.”, v,v
+Hoặc: Điền tiếng có vần in hoặc inh (Vở bài tập TV4-tập 2) :
thầm ; lặng .., có một số HS điền là: thầm kính ; lặng thin...
Tôi luyện cho học sinh phát âm đúng theo từng bài học(Dạy đánh vần)
Sĩ = sờ - i - si - ngã - sĩ.
Phủ = phờ - u – phu - hỏi - phủ.
Thinh = thờ - inh - thinh
3.Rèn phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh:
Song song với việc phát âm, tôi áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo của
tiếng, so sánh các tiếng dễ lẫn lộn, phát hiện và chỉ ra những điểm khác nhau
để học sinh lưu ý sau đó tôi cho các em đọc lại từ mà các em đã phân tích và
luyện viết từ đó vào bảng con để kiểm tra, theo dõi và tiếp tục hướng dẫn sửa
sai cho những học sinh viết chưa đúng chính tả trước khi viết vào vở để học
sinh ghi nhớ.
Ví dụ: *Khi viết tiếng “làng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “làn”
Tôi yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- làng = l + ang + thanh huyền
- làn = l + an + thanh huyền.
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “làng” có âm cuối là “ng”,
tiếng “làn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em
sẽ không viết sai.
4. Rèn phân biệt chính tả bằng giải nghĩa từ:
Đây cũng là một biện pháp rất hữu hiệu nhằm khắc phục lỗi chính tả
cho học sinh vì muốn viết đúng chính tả phải hiểu nghĩa của từ chính xác.
Việc giải nghĩa từ tôi thường xuyên giúp các em thực hiện trong tiết Tập
đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn,
10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_v.doc