Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học từ láy cho học sinh lớp 4 - 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học từ láy cho học sinh lớp 4 - 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
DẠY HỌC TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5
Người thực hiện: Lương Thị Thuý Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Yến
SKKN môn: Tiếng Việt
Năm học: 2010 – 2011
0 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong giáo dục, việc nắm vững tiếng nói (đặc biệt là tiếng mẹ đẻ) có ý
nghĩa quyết định. Nếu học sinh yếu kém về ngôn ngữ, nghe- đọc chỉ hiểu lơ
mơ, nói viết không mạch lạc thì không thể nào khai thác đầy đủ các thông tin
tiếp nhận từ người thầy, từ sách vở được. Bởi vậy, trong nội dung giáo dục
chúng ta phải hết sức coi trọng việc đào tạo về mặt ngôn ngữ, xem đó là một
điều kiện không thể thiếu để đảm bảo thành công trong việc thực hiện sứ
mệnh trọng đại của mình góp phần hoàn thiện nhân cách của người học sinh.
Bên cạnh đó, Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống
ngôn ngữ. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu trong hệ thống ngôn ngữ
quyết định tầm quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Việc dạy
luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú vốn từ của học
sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học
sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra
trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học
sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết phát ngôn ngữ và trí tuệ.
Trong chương trình Tiểu học mới, tên một phân môn mới được hình
thành, thay thế cho phân môn từ ngữ, ngữ pháp trước kia là phân môn Luyện
từ và câu. Đây là một phân môn khó, ít lôi cuốn học sinh, vì thế việc hình
thành ngữ pháp cho học sinh sẽ gặp khó khăn.
Trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4 có bài : Từ ghép và
từ láy, Luyện tập về từ ghép và từ láy. Mục tiêu của bài học là học sinh nhận
biết từ ghép : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Từ láy : Phối hợp
những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Trong
đó, Từ láy trong Tiếng Việt góp phần rất lớn trong việc gợi tả sắc thái, biểu
cảm, làm bộc lộ hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ nói chung và văn bản văn
1 chương nói riêng. Việc nắm vững từ láy rất quan trọng đối với học sinh Tiểu
học. Nó giúp cho các em yêu quý môn Tiếng Việt, góp phần làm giàu đẹp và
phong phú thêm vốn sống cho các em, giúp các em có nhiều điều kiện để học
tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở bậc Tiểu học Vì vậy, việc dạy từ
láy cho học sinh càng được coi trọng, không thể dạy lướt qua.
Xuất phát từ mục đích yêu cầu bài học là giáo viên cung cấp cho học
sinh một số khái niệm ban đầu về nghĩa từ láy Tiếng Việt qua các bước :
+ Từ Tiếng Việt do tiếng cấu tạo nên. Từ có thể do một tiếng hay nhiều
tiếng kết hợp lại mà thành. Từ láy là một loại từ phức được tạo ra từ phương
thức láy. Tác động của phương thức láy tạo ra ở từ láy sự hòa phối ngữ âm có
tác dụng tạo nghĩa.
+ Hướng dẫn học sinh so sánh nghĩa của các từ láy so với nghĩa của từ gốc
đã cấu tạo ra chúng để nhận biết sự biến đổi về nghĩa của các từ láy so với
nghĩa gốc.
Tuy nhiên, do sự phức tạp của chính nội dung dạy học, sự khác biệt trong
sự trình bày một số khái niệm thuộc phạm vi cấu tạo củ các tác giả giáo trình
sư phạm và các tác giải sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, việc không lý
giải những khác biệt này một cách cặn kẽ trong các chương trình đào tạo giáo
viên Tiểu học
VD: những từ “cào cào, châu chấu, ba ba, chuồn chuồn ”trong từ điển từ
láy Tiếng Việt của NXBGD Hà Nội - 1995 do Hoàng Văn Thành chủ biên đã
xếp những từ trên là từ láy. Ngược lại, theo tác giả: Đỗ Hữu Châu trong cuốn:
“Từ vựng ngữ nghĩa”- 1999 lại cho là hiện tượng trung gian giữa từ đơn đa
âm tiết và từ láy. Để tiện cho việc dạy học, tác giả này đã xếp những từ trên là
từ đơn đa âm tiết. Những quan điểm chưa thống nhất đó đang là khó khăn cho
người dạy và học từ láy, và thêm vào đó là cách trình bày các khái niệm trong
SGK Tiếng Việt Tiểu học đôi chỗ không thật rõ ràng, chính xác đã làm cho
giáo viên gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, nhiều giáo viên rất lúng túng
trước những câu hỏi vủa học sinh: “thuốc thang, chôm chôm, chùa chiền, đền
2 đài” là từ ghép hay từ láy? Việc phân biệt ranh giới từ, nhận diện từ ghép, từ
láy là công việc hết sức khó khăn không chỉ đối với học sinh mà ngay cả đối
với giáo viên.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY - HỌC TỪ LÁY Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tâm lý hiện nay, việc học về từ láy đối với các em rất ngại hay nói đúng
hơn là sợ do còn yếu và ít thực hành về từ láy. Bên cạnh đó, trong sách giáo
khoa lớp 4 có định nghĩa về từ láy: “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần
(hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau - Đó là từ láy (SGK- TV 4- Tập 1- Trang
39). Ở đây SGK đã lấy dấu hiệu về ngữ âm, dấu hiệu nổi bật, cơ bản nhất của
từ láy để định nghĩa. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào định nghĩa thì học sinh sẽ
gặp rất nhiều khó khăn và rất dễ dẫn đên sai sót trong việc nhận diện từ láy,
đặc biệt là các bài tập bồi dưỡng, nâng cao thi học sinh giỏi
Chính vì điều đó,ngay vào đầu năm học, tôi nghiên cứu các bài làm của
học sinh những năm trước (dựa trên bài kiểm tra) và qua thực tế giảng dạy
nhiều năm , tôi rút ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh xác
định chưa đúng từ láy với nội dung sau :
- Chưa hiểu đầy đủ khái niệm từ láy:
VD: Các từ: cồng kềnh, óng ả, kính coong, cong queo, ấm áp là từ láy
hay từ ghép?
Một số em không biết xác định các từ trên là từ láy.
- Lẫn lộn từ ghép với từ láy:
VD: Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy:
Núi đồi, rực rỡ, chen chúc, dịu dàng, đánh đập
Có em xác định từ “núi đồi” là từ ghép, còn lại là từ láy.
- Chưa hiểu rõ nghĩa của từ láy:
3 VD: Trong các từ láy sau, từ láy nào có nghĩa giảm nhẹ so với từ
gốc, từ láy nào có nghĩa mạnh hơn so với từ gốc: đèm đẹp, vui vui, thăm
thẳm, đo đỏ, bực bội, bừng bừng.
Có em xác định “đèm đẹp”; “vui vui” là từ láy có nghĩa mạnh hơn hơn so với
từ gốc: “đẹp, vui”. Từ “thăm thẳm”, “bừng bừng” là từ láy có nghĩa giảm nhẹ
hơn so với từ gốc “thẳm, bừng”
- Chưa nhận biết và sử dụng tốt từ láy:
VD: Điền vào chỗ trống từ láy thích hợp:
Đêm trăng quê hương
Mặt trăng tròn , nhô lên sau luỹ tre. Bầu trời điểm xuyết một vài
ngôi sao như những con đom đóm nhỏ. Không gian mới yên tĩnh làm sao!
Chỉ có tiếng sương đêm rơi lên lá cây và tiếng côn trùng trong đất ẩm.
Chị Gió chuyên cần bay làm mấy ngọn xà cừ trồng ven đường đâu
đây mùi hoa thiên lí lan toả.
(Đào Thu Phong)
(Từ láy cần điền: ra rả, nhẹ nhàng, vành vạnh, lấp lánh, từ từ, lốp bốp, rung
rung, thoang thoảng, dịu dàng)
Một số em làm như sau: “Mặt trăng tròn vành vạnh, từ từ nhô lên sau
luỹ tre. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom
đóm nhỏ. Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ có tiếng sương đêm rơi ra rả
lên lá cây và tiếng côn trùng lốp bốp trong đất ẩm. Chị Gió chuyên cần dịu
dàng bay làm rung rung mấy ngọn xà cừ trồng ven đường nhẹ nhàng ,đâu
đây mùi hoa thiên lí thoang thoảng lan toả”.
Qua bài tập kiểm tra khảo sát học sinh giỏi từng giai đoạn do trường tổ
chức hoặc đề kiểm tra định kì có phần bài tập về tìm từ láy, phân biệt từ láy,
từ ghép học sinh chỉ đạt tỉ lệ từ 20 - 25 % làm đúng yêu cầu đề ra. Đi tìm hiểu
vấn đề này, tôi đã mượn các bài tập kiểm tra định kì của học sinh nhiều năm
qua và trên thực tế học sinh của hai lớp cũng như đội tuyển HSG của trường
thì tỉ lệ đạt yêu cầu của dạng kiến thức này cũng chiếm tỉ lệ 30%.
4 Từ những thực trạng trên, tôi xin mạnh dạn trình bày “Một số biện pháp
dạy tốt từ láy cho học sinh lớp 4-5” trong môn Tiếng Việt, với mong muốn
có một cách xử lý thống nhất, góp phần tháo gỡ những khó khăn cho giáo
viên Tiểu học khi hướng dẫn các em cách nhận diện từ láy, nhằm nâng cao
hiệu quả của các giờ dạy Luyện từ và câu nói riêng, của môn Tiếng Việt nói
chung.
5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm từ láy.
2. Giúp học sinh Phân biệt từ láy, từ ghép
3. Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ láy.
4. Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng nhận biết và sử dụng từ láy.
II I. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Rèn luyện cho học sinh hiểu rõ khái niệm từ láy.
Khi dạy phần khái niệm từ láy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ:
- Cần giúp học sinh hiểu: không để hình thức chữ viết của từ đánh lừa;
VD: cồng kềnh, cũ kỹ, kém cõi, quanh co, là những từ láy âm
(phụ âm đầu “cờ” được ghi bằng các con chữ khác nhau: c, k, q)
- Có một số từ mà các tiếng trong từ được biểu hiện trong chữ viết không
có phụ âm đầu (khuyết phụ âm đầu)
VD: ồn ã, ấm áp, im ắng, ít ỏi, óng ả (những từ này là từ láy âm
vì chúng cùng vắng khuyết phụ âm đầu được láy lại, lặp lại)
2. Biện pháp 2: Giúp học sinh Phân biệt từ láy, từ ghép
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 có định nghĩa về từ láy: “Phối
hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau”- Đó
là từ láy.
6 Định nghĩa trên chủ yếu nhấn mạnh các dấu hiệu hình thức của láy. Cho
nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ thêm các
trường hợp sau:
- Có một số từ trong đó có một bộ phận được lặp lại nhưng không phải là
từ láy mà là từ ghép.
VD: đánh đập, tươi tốt, đi đứng, nhỏ nhẹ, buôn bán
Các tiếng trong từ đều có nghĩa. Quan hệ giữa hai tiếng trong từng từ chủ
yếu quan hệ về nghĩa (nghĩa tổng hợp). Các từ ghép này có hình thức âm
thanh ngẫu nhiên giống từ láy.
- Ngoài ra, có một số từ trong đó có một bộ phận được lặp lại nhưng không
phải là từ láy mà là từ ghép gốc Hán.
VD: Bình minh, hảo hạng, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính
Các từ trên là từ ghép gốc Hán có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống
từ láy, Các tiếng trong từ này đều có nghĩa.
VD: Ban bố:
+ ban : ban hành
+ bố: công bố
Các từ trên, quan hệ giữa các tiếng trong từ cũng là quan hệ về nghĩa
(nghĩa tổng hợp)
- Có những từ được kết hợp hai từ đơn. Hai từ đơn ngẫu nhiên có điểm
giống nhau về hình thức âm thanh ( giống nhau phụ âm đầu hoặc vần)
VD: sáng sớm, bế bé, lên lớp
- Có những trường hợp có một bộ phận được lặp lại và một tiếng trong từ
bị mờ nghĩa nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép vì tiếng bị mờ nghĩa đó
có thể khôi phục được.
VD: gậy gộc (“gộc” là gốc tre già); mưa móc (“móc” là sương buổi
sớm); thuốc thang (“thang” là dược liệu để dẫn các vị thuốc chính trong một
thang thuốc bắc hoặc thuốc nam).
7 Tóm lại: Khi dạy đến phần này, giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh: Khi
gặp từ có hình thức âm thanh giống nhau mà không xác định được đó là từ
ghép hay từ láy thì các em xác định nghĩa của từng tiếng trong từ. Nếu cả hai
tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép (trừ: xanh xanh, xa xa, đỏ đỏ, cười
cười ); còn trong từ một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa hoặc cả
hai tiếng đều không có nghĩa (trừ các danh từ: chôm chôm, ba ba, châu chấu
) thì đó là từ láy.
3. Biện pháp 3: Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ láy::
Trong Sách Nâng cao Tiếng Việt 5 có nêu nghĩa của từ láy: “Từ láy có nghĩa
mạnh hơn so với so với nghĩa của từ gốc” và “Từ láy có nghĩa nhẹ hơn so với
nghĩa của từ gốc”.
Khi dạy về nghĩa của từ láy, giáo viên cần nói rõ: Nghĩa của từ láy rất
phong phú, đa dạng mà dạng giảm nhẹ hoặc mạnh hơn (so với từ gốc)chỉ là
hai dạng cơ bản trong sự phong phú đa dạng ấy. Nói như vậy để học sinh
tránh hiểu sai là nghĩa của từ láy chỉ có hai dạng ấy mà có một số từ láy nghĩa
của nó so với nghĩa của tiếng gốc có những sắc thái rất mới mẻ, tinh tế, cụ
thể, rõ nét, xác định hơn, gợi tả hơn.
VD: + nhỏ: nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhẹ
+ lạnh: lạnh lùng, lạnh lẽo.
Khi cho học sinh xác định từ láy nào là từ láy có nghĩa giảm nhẹ hoặc
mạnh hơn so với nghĩa từ gốc thì trước hết, giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra
từ đơn là từ gốc trong từ láy. Sau đó, đối chiếu nghĩa của từ láy với nghĩa của
từ đơn là từ gốc bằng cách hướng dẫn học sinh : Các bước thực hiện để rút
ra mô hình chung
Bước 1 : Dựa vào cảm nhận bằng giác quan để nhận biết nghĩa của từ láy
có nghĩa giảm nhẹ hay tăng mạnh.
8 Theo phần tìm hiểu bài ở sách giáo khoa, tôi tiến hành cho học sinh tìm
hiểu nghĩa của các từ bằng hệ thống minh họa sau :
Từ gốc Từ láy tạo thành Nghĩa so với từ gốc
Xanh Xanh xanh Giảm nhẹ
Xa Xa xa Giảm nhẹ
Nhẹ Nhè nhẹ Giảm nhẹ
Đỏ Đo đỏ Giảm nhẹ
Nóng Nóng nực Tăng mạnh
Bực Bực bội Tăng mạnh
Sạch Sạch sành sanh Tăng mạnh
Lung túng Lung ta lung túng Tăng mạnh
Bước 2 : Dựa vào từ gốc và từ láy tạo thành có tiếng là từ gốc vừa cho,
chúng tôi giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ láy (có một tiếng là từ gốc như
ở bảng trên), chúng tôi kết hợp vận dụng những câu hỏi gợi mở để học sinh
trả lời.
Ví dụ : “Cỏ mọc xanh. - Cỏ mọc xanh xanh.” mức độ xanh ở câu nào
mạnh hơn ? Ở câu nào nhẹ hơn ? (học sinh đã trả lời : xanh xanh là nhẹ hơn)
hay ở câu : Trời nóng quá ! và câu : Trời nóng nực quá ! Mức độ nóng ở câu
nào mạnh hơn ? (học sinh trả lời : Trời nóng nực quá ! có ý nghĩa mạnh hơn).
Bước 3 : Dựa vào vị trí của từ gốc đề xác định nghĩa của từ láy
Đối với từ láy đôi có một tiếng có giá trị về nghĩa, một tiếng có nghĩa
(tức là một tiếng có nghĩa rõ ràng, một tiếng không có nghĩa rõ ràng) và từ láy
đôi là kiểu láy tiếng mà cả hai cùng có nghĩa, chúng tôi tiếp tục đưa ra ví dụ
trong bảng hệ thống sau :
Từ láy tạo Nghĩa của từ
Từ gốc Vị trí của tiếng gốc
thành láy
Nâu Nâu nâu Đứng sau (có nghĩa và mang trọng âm) Nhẹ hơn
9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_tu_lay_cho_ho.doc