Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

doc19 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 05/04/2025 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA TRƯỜNG MẦM NON PHAN ĐÌNH PHÙNG KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HỌ VÀ TÊN : LÊ THỊ MINH CHỨC VỤ: HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG MN PHAN ĐÌNH PHÙNG SKKN THUỘC LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Năm học: 2010- 2011 A.ĐẶT VẤN ĐỀ I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết: Ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, “Ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng , giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển tất cả các khả năng của trẻ , hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã nêu rõ: “ sức khoẻ của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau” Để đáp ứng với những yêu cầu phát triển đi lên của đất nước trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục của bậc học mầm non đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ ” Như vậy, có thể nói: Đảng và nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em và xem việc nâng cao sức khoẻ cho trẻ em là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Trong những năm qua bậc học mầm non đã tổ chức tập huấn rất nhiều lớp chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Chính vì vậy,đối với con người nói chung, trẻ mầm non nói riêng muốn tham gia các hoạt động được tốt thì điều đầu tiên nói đến phải có sức khỏe tốt, đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của trẻ 1/18 trong đó: chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý là trẻ được ăn uống đủ chất, cân đối giữa các chất như:đạm - mỡ- đường,-vitamin và chất khoáng. Nếu trẻ thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh cá nhân, môi trường không tốt đều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, do vậy công tác chăm sóc – nuôi dưỡng ở trường mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả ngày ở trường và đây cũng là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất , các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện và hình thành nhân cách của trẻ tốt nhất của cuộc đời, đồng thời đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho trẻ bước vào bậc học phổ thông một cách vững chắc nhất. Song thực tế hiện nay vẫn còn một số giáo viên và phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. kiến thức nuôi dạy trẻ còn hạn chế, do đó tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng mắc các loại bệnh như: viêm phế quản, sâu răng còn quá nhiều. Với tầm quan trọng đó đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức như một người mẹ yêu con. Họ chính là lực lượng lao động nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Người cán bộ quản lý phải biết phát huy được nội lực đội ngũ, tạo điều kiện cho họ được cống hiến sức mình, biết động viên khích lệ và xây dựng các phong trào thi đua thương xuyên, có hiệu quả cao. Đồng thời xây dựng khối đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp của một tập thể sư phạm , xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh. Chính vì vậy, năm học 2010-2011 tôi đã chọn cho mình đề tài đi sâu vào nghiên cứu. Đó là “ Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” 2/18 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON PHAN ĐINH PHÙNG. 1. Về tình hình sức khỏe của trẻ: Qua kiểm tra,theo dõi sức khỏe của trẻ khi vào trường đầu năm học 2010- 2011 tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ như sau: Kênh bình Tẻ T Trẻ mắc một Độ tuổi Tổng số trẻ Kênh SDD thường số bệnh 18 – 36 tháng 45 45 0 4 3-4 tuổi 75 72 03 6 4-5 tuổi 110 103 07 8 5-6 tuổi 90 85 05 10 Cộng 320 305/320 15/320 28/320 Tỷ lệ 100% 95,31% 4,69% 8,75% Kết quả trên ta thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và mắc các loại bệnh đầu năm còn rất cao, các cháu mắc bệnh phần đa là bị sâu răng và viêm phế quản. 2. Về đội ngũ cán bộ,giáo viên,nhân viên:: Trường có tổng số 30 đ/c cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó: có 03 đ/c trong ban giám hiệu, 25 đ/c giáo viên , 02 nhân viên ( 01 đ/c y tế, 01 đ/c kế toán) , 30đ/c đều đạt chuẩn và trên chuẩn về nghiệp vụ nuôi dạy trẻ và mầm non nhưng chưa có đ/c nào có nghiệp vụ nấu ăn, nhà trường phân công 05 đ/c có tuổi đời và nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ chuyên môn chế biến các món ăn trực tiếp nấu ăn ở nhà bếp, còn 20đ/c trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ trên lớp. Qua kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của các đ/c giáo viên tôi thấy chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt tỷ lệ chưa cao. 3/18 3. Về cơ sở vật chất: Nhà trường có tổng số 08 phòng học chia thành 09 nhóm/lớp và 01 nhà bếp. Các phòng 100% đếu là kiên cố, phương tiện, đồ dùng nhà bếp tương đối đầy đủ cho việc phục vụ chế biến nấu ăn cho trẻ. Từ những thực trang và kết quả trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra được một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường như sau: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Để đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo thành phố, đặc biệt là lòng mong đợi của phụ huynh học sinh trong phường Tân Sơn, nhà trường phấn đấu duy trì và giữ vững những danh hiệu mà trường đã đạt được trong những năm học trước , một ngôi trường với một diện tích tuy hơi nhỏ , nhưng rất đầm ấm và thân thiện, bên cạnh đó có một đội ngũ cán bộ, giáo viên tâm huyết, nhiệt tình yêu nghề thay thế phụ huynh chăm sóc, dạy dỗ trẻ để các bậc phụ huynh yên tâm lao động và công tác. Sau một thời gian suy nghĩ, tìm tòi học hỏi, tôi đã mạnh dạn xây dựng một số biện pháp thực hiện hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả cao như sau: 1. Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về vấn đề chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ. 2. Tuyên truyền kiến về nuôi dưỡng, chăm sóc , sức khỏe của trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh. 3. Tăng cường công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ: 4. Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ: 5. Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch. 6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ ăn và nuôi dưỡng- chăm sóc trẻ: 4/18 7. Chỉ đạo và giám sát việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn và quá trình thực hiện 8. Trang bị bổ sung cơ sơ vật chất phục vụ cho công tác nuôi dưỡng 9. Tổ chức, tham gia các hội thi tay nghề, các hoạt động phục vụ chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện: 1. Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về vấn đề chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ. Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng trong việc tổ chức cho trẻ bán trú tại trường mầm non là hết sức cần thiết, vì vậy những người làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cần phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực của việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường . Trước hết xây dựng niềm tin và lòng quyết tâm phối hợp thực hiện kế hoạch của trường đề ra một cách nghiêm túc, vì đội ngũ giáo viên nuôi dưỡng phần đông chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nấu ăn .Hơn nữa có một số giáo viên tuổi cao nên có suy nghĩ “ thường an phận”, do vậy, cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức bán trú tại trường. Nắm bắt được tình hình như vậy BGH nhà trường đã thường xuyên gần gủi, động viên giải quyết kịp thời các vướng mắc . Đồng thời vào các chiều thứ năm hàng tuần nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của trẻ bao gồm hiệu phó phụ trách bán trú , các cô tổ nuôi, tổ trưởng các khối lớp để rút kinh nghiệm những việc đã làm được và những tồn tại cần phải khắc phục, sửa chữa ngay và xây dựng những món ăn, phương pháp chăm sóc mới. - Tổ chức cho giáo viên học các nội quy, quy chế, các thao tác cấp cứu, biết cách sử lý và phòng tránh một số tai nạn gây thương tích ở trẻ như: trẻ bị sặc, hóc xương, ngậm thức ăn và các loại hạt hoặc các đồ vật nhỏ 5/18 - Đối với giáo viên cấp dưỡng, nhà trường thường xuyên tổ chức cho đi tham quan học tập rút kinh nghiệm như: nhiệm vụ đi chợ lựa chọn mua thực phẩm, cách chế biến các món ăn ở các trường bạn - Tổ chức học các lớp chuyên đề như: chuyên đề về dinh dưỡng,chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non Trang trí, sắp xếp đồ dùng theo quy trình bếp ăn một chiều sao cho hợp lý ,đảm bảo vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm. Hàng năm trường tổ chức thi nấu ăn , chọn giáo viên xuất sắc tham dự thi Thanh Phố. Qua hội thi đã góp phần nâng cao chất lượng nhận thức giúp giáo viên nắm thêm được kiến thức lựa chọn thực phẩm, kỹ thuật chế biến... Ngoài việc bồi dưỡng trên, nhà trường còn mua một số loại sách hướng dẫn về cách chế biến các món ăn cho trẻ hoặc sách, báo tuyên tuyền về cách nuôi dưỡng – chăm sóc sức khỏe trẻ như: Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ các độ tuổi; Dinh dưỡng hợp lý; Chương trình giáo dục các bậc cha mẹ . 2. Tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh. Công tác phối hợp tuyên truyền là một việc làm thường và rất cần thiết. Giúp cho các bậc phụ hunyh nắm được những phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học. Những nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao là do các bậc cha mẹ thiếu kiến thức cơ bản cần thiết trong việc nuôi dạy con và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của trẻ.Vì vậy ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng một số nội dung kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ để truyền đạt đến các bậc phụ huynh học sinh cụ thể: - Hàng ngày các cô giáo gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong lớp để nắm tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà trường qua giờ đón và trả trẻ .Qua 6/18 đó cô giáo tuyên truyền với phụ huynh cách chăm sóc trẻ ở nhà trường để gia đình và nhà trường có sự phối kết hợp chăm sóc trẻ đạt hiệu quả. - Xây dựng các góc “ trao đổi phụ huynh” ở mỗi lớp. Dán các hình ảnh tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, tháp dinh dưỡng , tuyên truyền các món ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cách phòng một số tai nạn cho trẻ, biểu đồ tăng trưởng của mỗi nhóm/lớp để phụ huynh học sinh tham khảo nâng cao nhận thức theo dõi sức khỏe của con mình. - Thông qua các hội thi như: “ trang trí phòng nhóm”, “ thi tuyên truyền về dinh dưỡng”, “ bé tập làm nội trợ”... tại trường để tuyên truyền kiến thức cho các bậc cha mẹ để hiểu được tầm quan trọng của việc đưa trẻ ra trường mầm non để học. 3. Tăng cường công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ: - Theo dõi khám sức khỏe cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trong trường mầm non cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và theo lịch, nếu thực hiện tốt sẽ giúp chúng ta phát hiện một cách kịp thời những trường hợp cháu bị mắc bệnh. Vì vậy nhà trường đã xây dựng kế hoạch ,phối kết hợp với trạm y tế phường để tổ chức khám sức khỏe cho cháu một năm 3 lần. Lần 1: vào ngày 15/9, lần 2 vào ngày 15/1, lần 3 vào ngày 15/5. - 100% các cháu trong nhà trường đều được cân đo và có sổ theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng. + Đối với nhà trẻ: Một tháng cân đo một lần đánh giá theo dõi trên biểu đồ. + Đối với mẫu giáo:Ba tháng cân đo một lần đánh giá theo dõi trên biểu đồ. Kết quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ đều được thông qua phụ huynh tại góc tuyên truyền của các lớp. - Phòng bệnh: Để tổ chức tốt phòng bệnh cho trẻ nhà trường đã vận động nhắc nhở các bậc phụ huynh đi tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.Tuyên truyền đến phụ huynh cách phòng bệnh theo mùa và cách chữa bệnh thông thường cho trẻ 7/18 Tại các nhóm/ lớp phải bố trí môi trường cho trẻ hoạt động thoáng mát, đảm bảo vệ sinh, đủ ánh sáng . 4. Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ: Muốn trẻ phát triển tốt về thể lực, thì trước hết phải quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo đủ định lượng dinh dưỡng, hàng ngày trẻ phải được ăn đầy đủ 3 nhóm thực phẩm sau: + Thức ăn cung cấp chất đạm. + Thức ăn cung cấp sinh tố và muối khoáng. + Thức ăn cung cấp năng lượng. Thức ăn cung cấp cho cơ thể năng lượng dưới dạng gluxit, lipit, axit amin, vitamin và chất khoáng. Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể là rất cần thiết, giúp cho cơ thể phát triển. Các chất dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể thừa hay thiếu đều ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe. Trong thực tế thực đơn xây dựng chưa hợp lý, tỷ lệ các chất chưa cân đối ( Đạm động vật và thực vật chưa cân đối), chưa phối hợp các loại thực phẩm với nhau để chế biến món ăn cho trẻ. Vì vậy tôi đã chỉ đạo nhà trường căn cứ vào tiêu chuẩn thành phần dinh dưỡng quy định trong tài liệu “ Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ: 1998- 2000 cho giáo viên mầm non” và “ Bảng tính thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam” để nghiên cứu lại để xây dựng bảng thực đơn cho hợp lý nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các cháu ở các độ tuổi, thay đổi được các món ăn, chế biến hợp với khẩu vị trẻ, đồng thời sử dụng nguồn thực phẩm tại chổ, dể kiếm,giá hạ, tươi ngon, thay đổi được theo mùa giúp người nấu chủ động chuẩn bị trước 8/18 Ví dụ: * Thực đơn tuần 1 và 2: Thứ Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa chiều Bánh lá hoặc - Thịt sốt đậu phụ 2 Sữa Hà Lan Cháo gà Phở (bò hoặc gà) - Canh rau cải nấu cá. Trứng vịt lộn, Thịt rim cà chua, 3 Sữa đậu nành Miến xương thịt cháo xương thịt canh rau thịt Ruốc cá thu, canh 4 Phở Gà Quả chín Cháo lươn xương củ quả Muối lạc, vừng, thịt, 5 Bún cua Sữa đậu nành Cháo Tôm canh cà chua trứng Thịt bò xào cà chua, 6 Cháo lươn Sữa Hà Lan Phở bò canh tôm rau vặt Trứng rán thịt, canh 7 Miến bò Quả chín Miến xương thịt thịt rau vặt * Thực đơn tuần 3 và 4: Thứ Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa chiều Bánh lá hoặc Thịt bò xào giá, Cháoxương 2 Miến Phở (bò Sữa Hà Lan canh trứng cà chua thịt, rau hoặc gà) Thịt hấp trứng, canh Sữa đậu nành, 3 Cháo Tôm Quả chín rau vặt cua,hến xôi Cá sốt cà chua, canh 4 Phở Gà Sữa đậu nành Phở Bò (gà) xương củ quả Trứng vịt lộn, Thịt xào sốt cà 5 Sữa Hà Lan Cháo lươn cháo xương thịt chua, canh rau thịt Thịt rim tôm, canh 6 Cháo lươn Sữa đậu nành Miến cua rau tôm Thịt sốt cà chua, 7 Cháo tim cật Quả chín Chè đậu các loại canh rau xương thịt 9/18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_hoa.doc
Giáo án liên quan