Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ SÃ SẦM SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG TIẾN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY”
*****
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng
trường Tiểu học Quảng Tiến 2
Sầm Sơn - Thanh Hóa.
Tháng 2 năm 2011
1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội đều
quan tâm, bởi “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để ngày mai có những
người chủ xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt thì ngày hôm nay
khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm
dạy dỗ, hướng dẫn trẻ đi đúng hướng. Đây chính là nguồn nhân lực con người
để xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Để có
nguồn nhân lực vừa hồng, vừa chuyên trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước – Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục là Quốc sách” và được
đặt lên hàng đầu. Chính vì lẽ đó, những người làm công tác quản lý giáo dục,
hàng ngày, hàng giờ chúng tôi không khỏi tránh khỏi những băn khoăn trăn
trở, những câu hỏi, những thách thức lớn được đặt ra cho bản thân mình. Phải
làm gì? Làm như thế nào? Để đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng với yêu
cầu: Xây dựng và phát triển đất nước cho hôm nay và cho mai sau, theo quan
điểm, đường lối và chủ trương mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã lựa
chọn.
Nói đến chất lượng giáo dục trong nhà trường điều trước tiên ta phải
nói đến vài trò của người thầy. Khi bàn đến vai trò của người thầy trong sự
nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân vật
trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con
người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn
luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội
chủ nghĩa”. Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất trong
giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên
dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để còn làm tròn sứ
mạng của mình”.
2 Ngày nay trong đời sống công nghệ và khoa học phát triển, những
người làm công tác quản lý trong trường học chúng tôi phải hiểu một cách
sâu sắc hơn ai hết về tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục
nói chúng và trong sự tồn tại và phát triển của trường mình nói riêng. Vì vậy
việc bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ quan trọng nhất của cán bộ quản lý
trường học. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có vị trí
chiến lược lâu dài. Người thầy là trung tâm, là người quyết định chất lượng
toàn diện của trò trong nhà trường. Để có được chất lượng của trò đáp ứng
với nền kinh tế trí thức trong những năm tiếp theo của thế kỷ 21 là người làm
công tác quản lý, tôi chọn nghiên cứu một vài biện pháp “chỉ đạo công tác
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học Quảng Tiến 2”. Là vấn đề quan
trọng để đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao và bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa, đó là hai nhiệm vụ
song song không thể thiếu được, như Bác Hồ đã nói “ Người có đức mà
không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô
dụng”.
II. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẦY, TRÒ VÀ
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN NHÀ TRƯỜNG:
1/ Đặc điểm tình hình của nhà trường:
Trường Tiểu học Quảng Tiến 2 được thành lập trên cơ sở tách từ
trường Tiểu học Quảng Tiến từ năm 1998.Trường Tiểu học Quảng Tiến 2
thành lập thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. Trường đóng
trên địa bàn phường Quảng Tiến.
+ Thuận lợi:
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lí trẻ, năng động, sáng tạo, dám
nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường khoẻ, trẻ, yêu nghề, đoàn kết,
có tinh thần trách nhiệm cao.
3 + Khó khăn: Về cơ sở vật chất, khuôn viên nhà trường chưa đủ chuẩn mức
độ 2. Kinh tế địa phương còn gặp khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên ảnh
hưởng không ít đến công tác giảng dạy và học tập của nhà trường.
2. Đánh giá về chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh
nhà trường:
Tập thể cán bộ giáo viên luôn xác định đúng, rõ vai trò, vị trí trách
nhiệm của mình, thông suốt các chủ trương, nghị quyết của các cấp uỷ Đảng
và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục hiện nay, đã đem hết khả năng
kinh nghiệm vốn có của bản thân đầu tư vào trong công tác giáo dục để đạt
chất lượng cao nhất.
Xếp loại chuyên môn của cán bộ giáo viên: Trong năm học xếp loại khá
giỏi bằng 94,3% không có loại yếu kém, số cán bộ giáo viên đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên Tiểu học 100%.
- Kết quả về xếp loại chuyên môn cán bộ giáo viên:
Năm học
2006-2007 2007-2008
XL Chuyên môn
TL% GV Xuất sắc 61,0% 65.0%
TL% GV giỏi cấp 75,4% 84.0%
trường
TL% GV giỏi cấp thị, 32% 38%
cấp tỉnh
-Chất lượng học sinh:
Năm học
2006-2007 2007-2008
XL HK - HL
TL% Đạt THĐĐ 98,8% 100%
TL% Chưa đạt 0,2% 0%
TL% HS Khá-Giỏi 60.0% 72,1%
TL%HS Lên lớp thẳng 99.8% 100%
TL%HS thi lại trong hè 0.2% 0%
4 Số lượng học sinh giỏi các cấp:
Năm học 2006-2007 2007-2008
SL HS Giỏi cấp thị 48 61
SL HS Giỏi cấp tỉnh, cấp
28 22
quốc gia
3. Nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ
cán bộ giáo viên:
- Khảo sát nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn
của bản thân.
- Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên
trong trường.
- Nghiên cứu kỹ sổ sách ghi chép sinh hoạt và hoạt động chuyên môn
của nhà trường và các tổ chuyên môn.
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động
chuyên môn trong nhà trường Tiểu học mà cấp trên ban hành.
- Xác định rõ thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên của nhà trường trong những năm trước.
- Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của
thực trạng, làm cơ sở cần để thực hiện nghiên cứu.
* Sau khi nghiên cứu thực trạng tôi thấy:
- Một số it giáo viên: Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công
tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ, chưa thực sự
phấn khích tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi
dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình.
- Ban giám hiệu: Chưa được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
quản lý cao cấp. Mọi người đều có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, song chưa thực hiện đủ chức năng và
5 nhiệm vụ của mình; việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động để bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên còn mang tính tự phát, kế hoạch chưa chặt chẽ.
- Việc xây dựng kế hoạch cho chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên: Nhà trường thiếu kế hoạch bồi dưỡng dài hơi, chưa phân
công cụ thể người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến độ thời gian, việc xây dựng kế
hoạch chi tiết cho học kỳ, quý, tháng, tuần; kế hoạch của các tổ chuyên môn
còn chung chung.
- Sau khi phân tích thực trạng, thấy được ưu điểm, khuyết điểm của
công tác bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Quảng
Tiến 2, tôi đã nghiên cứu biện pháp mới nhằm phát huy các ưu điểm và khắc
phục những nhược điểm của công tác này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN
MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG
TIẾN 2 VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Mục đích và yêu cầu :
Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là công
việc không bao giờ kết thúc. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự
phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, cán bộ và nhân viên
trong nhà trường, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi
mới giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề giáo dục nói chung, giúp
đội ngũ giáo viên theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội, theo
kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục.
Công tác này làm cơ sở cho việc cải tiến nền giáo dục quốc dân theo
hướng vừa hiện đại vừa sát với thực tế Việt Nam. Đây chính là mục tiêu
chính của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
* Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt kết quả
tốt thì:
6 - Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
- Ban giám hiệu nhà trường cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội
dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên đạt hiệu quả.
Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải là một phần trong kế hoạch
chung, để thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ,
khối chuyên môn. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung
và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng .
2. Nội dung thực nghiệm bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên:
Là người cán bộ quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động, nhất là hoạt động
chuyên môn trong nhà trường, tôi thấy mình phải có trách nhiệm cao trong
việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo dục của giáo viên, đảm bảo
trình độ giảng dạy ngày càng cao, phấn đấu trở thành những con người mới
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.
- Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo
viên; giáo dục lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp
cho cán bộ và giáo viên đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ,
giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin báo chí; mặt khác nhà
trường cần thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên được nghe báo cáo
thời sự, kịp thời phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước và chính sách của địa phương.
- Bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên về văn hoá và ngoại ngữ. Mọi cán
bộ và giáo viên cần nắm vững trình độ hiểu biết văn hoá, xã hội, khoa học kỹ
thuật mới có thể làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả. Cán bộ
và giáo viên cần tăng cường sử dụng ngoại ngữ và học thêm ngoại ngữ để có
thể đọc tài liệu nước ngoài, làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình về
7 chuyên môn, nghiệp vụ và các nền văn hoá thế giới. Hiệu trưởng cần tạo điều
kiện cho cán bộ và giáo viên cả về thời gian và kinh phí để khuyến khích họ
tích cực trau dồi học tập, nâng cao trình độ Nhà trường cần đầu tư xây
dựng một thư viện trường học có đủ các loại sách, tư liệu tham khảo, các loại
tạp chí, báo chí, thư viện điện tử để cán bộ giáo viên được cập nhật thông tin
và mở rộng hiểu biết để cho người thầy phải “Biết mười dạy một” và phải dạy
sao cho học trò của mình “Học một biết mười”.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng
đầu; là công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy của họ.
Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và sâu rộng. Muốn vậy, giáo viên
phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để
có đủ năng lực dạy tốt môn học mà mình được phân công. Đối với những
giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn thì phải được bồi dưỡng để đạt chuẩn theo
quy định. Trên cơ sở đó giáo viên rèn cho mình khả năng thể hiện kỹ năng sư
phạm nhuần nhuyễn.
- Bồi dưỡng về năng lực công tác. Năng lực này là kỹ năng tổ chức hoạt
động giảng dạy - giáo dục, kỹ năng nhận thức và giải quyết tình huống trong
dạy học - giáo dục. Năng lực công tác của giáo viên chỉ có thể có được trên
cơ sở quá trình rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản
thân và đồng nghiệp. Mặt khác, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện bằng cách tin
tưởng giao việc cho giáo viên để họ mạnh dạn thực hiện, sáng tạo thể hiện,
trong quá trình đó hiệu trưởng theo dõi, động viên, giúp đỡ, nhận xét, rút kinh
nghiệm và đóng góp ý kiến cho họ.
- Bồi dưỡng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy
học và giáo dục trong độ ngũ giáo viên. Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham
gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy
học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một
cách cơ bản. Hiệu trưởng cần có hình thức đặc biệt (kết hợp cả tinh thần lẫn
vật chất) để khuyến khích, động viên cán bộ và giáo viên tham gia viết sáng
8 kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học. Có thể hiệu trưởng mời chuyên gia
về hướng dạy cho giáo viên kiến thức và kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm
về dạy học và giáo dục. Cần gợi ý những đề tài mà giáo viên có thể làm được
nhằm giải quyết những vấn đề mà trong thực tế nhà trường còn đang hạn chế.
- Bồi dưỡng sức khoẻ cho đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng cần thực hiện
nghiêm túc và chu đáo các chế độ, chính sách về lao động, nghỉ hè, nghỉ
phép, chế độ khám sức khoẻ, khám bệnh, hưu trí, các chế độ đối với nữ công
chức Ban giám hiệu kết hợp chặt chẽ với công đoàn để chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần cho giáo viên.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ và giáo viên: Chúng
ta có thể làm phiếu xin ý kiến của giáo viên về nhu cầu cá nhân, xác định mức
độ quan tâm của họ đối với một số chủ điểm nào. Sau đó thu nhập, phân tích,
trên cơ sở đó lên kế hoạch tổng thể cho cả năm, xác định nội dung hoạt động
ưu tiên, xác định kết quả sẽ đạt được sau khi thực hiện các hoạt động bồi
dưỡng, xác định danh sách các thành viên cho mỗi nội dung hoạt động được
bồi dưỡng.
* Biện pháp tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện bồi dưỡng cho cán bộ và
giáo viên. Chúng ta có thể tiến hành theo các hình thức như:
+ Bồi dưỡng tại chỗ: Kinh nghiệm thực thế cho thấy việc bồi dưỡng tại
chỗ sẽ thành công hơn là gửi cán bộ đi học ngoài đơn vị, vì hình thức này
khích lệ cho mọi người đều được tham gia. Cần triệt để khai thác nguồn lực
có sẵn. Công tác bồi dưỡng tại chỗ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục
và có hiệu quả.
+ Mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng ở một số môn học cho
cán bộ giáo viên, bồi dưỡng phương pháp dạy một số tiết học ở một số môn
khó, bồi dưỡng luyện giải toán khó.
9 + Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thay vào các buổi sinh
hoạt chuyên môn hoặc các ngày nghỉ.
+ Phát động thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở vào đầu tháng 10 hàng
năm.
+ Tổ chức thi học sinh giỏi cấp cơ sở ở tất cả các khối lớp nhằm khích
lệ lòng tự trọng nghề nghiệp trong mỗi giáo viên.
+ Cử cán bộ, giáo viên tham gia các hoạt động bồi dưỡng bên ngoài do
Phòng giáo dục, Sở giáo dục tổ chức, hoặc trường bồi dưỡng cán bộ tổ chức.
+ Giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng cho, giáo viên. Có thể tiến hành các biện
pháp và hình thức cụ thể như:
- Xây dựng nhà trường thành các nhóm học tập theo khối.
- Xây dựng đội ngũ cốt cán về chuyên môn.
- Xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc và học tập tốt cho cán
bộ và giáo viên: tủ sách, tài liệu, thư viện điện tử, phòng học chất lượng cao,
xếp thời khoá biểu hợp lý, cải tiến lịch họp, phổ biến kế hoạch thông báo qua
hộp thư điện tử.
- Tham gia các khoá học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tổ chức hội thảo về công tác chuyên môn
- Trao đổi, giao lưu về chuyên môn qua mạng với những trường chất
lượng cao.
- Ban Giám hiệu thường xuyên dự giờ khảo sát chất lượng học sinh,
đánh giá góp ý cho cán bộ giáo viên ở các môn học, đánh giá, rút kinh nghiệm
chương trình bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên cần được đánh giá
và cập nhật thường xuyên, cho dù thành công hay thất bại. Khi đánh giá cần
khen chê đúng người, đúng việc, kết hợp đánh giá cán bộ giáo viên là đánh
giá chất lượng học sinh.
- Yêu cầu thành viên phát biểu ý kiến đánh giá của mình sau khi tham
gia hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, sau các lớp nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_boi.doc