Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ Nguyễn Thị Hải Yến Hiệu Phó Trương mầm Non thị Trấn Diễn Châu

Như chúng ta đã biết muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải xây dựng đội ngũ giáo viên. Bởi vì giáo viên là người truyền thụ kiến thức đến với trẻ, trẻ nắm bắt được hay không phụ thuộc vào giáo viên. nếu phương pháp truyền thụ của giáo viên mà không phù hợp với sự phát triển của trẻ thì chất lượng giáo dục sẽ đạt kết quả không cao Bác Hồ chúng ta luôn đánh giá cao sứ mệnh vinh quang của người thầy giáo. Người nói: "Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". "Người thầy giáo tốt, người thầy xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất" (Bài nói tại trường ĐHSPHN 21/10/1964) Đối với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo, Bác cũng quan tâm đến việc đào tạo về kỹ năng sư phạm, Người nói :

" Giáo dục phải theo hoàn cảnh, điều kiện". Đây chính là vấn đề mà chúng ta phải vận dụng theo điều kiện cụ thể học sinh từng vùng, từng khu vực và từng nhóm học sinh cụ thể của một lớp học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ Nguyễn Thị Hải Yến Hiệu Phó Trương mầm Non thị Trấn Diễn Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên được tham khảo lại những giáo án đó và rút kinh nghiệm và điều chúng ta đáng lưu ý ở biện pháp này là chúng tôi không cho dạy trước (Dạy thử) chỉ cho làm quen một số trò chơi khi cần thiết, bởi vì khi chúng ta dạy thử thì một yêu cầu của phương pháp đổi mới là đánh giá kết quả dựa vào trẻ chứ cô giáo chỉ là một phần về phương pháp nếu chúng ta dạy trước đến khi dự giờ thì rất khó đánh giá kết quả trên trẻ, giáo viên dự giờ để học tập cũng không đạt hiệu quả cao, vì vậy khi tổ chức dạy mẫu chúng tôi chỉ góp ý trên kế hoạch của giáo viên là chính. - Biện pháp này giúp cho giáo viên trực tiếp dạy có thêm những kinh nghiệm trong chuyên môn và những giáo viên được dự giờ học tập được ở đồng nghiệp rất nhiều. - Vào đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch các tiết dạy mẫu các tháng trong năm, cho giáo viên tự đăng ký các tiết dạy mẫu vì vậy giáo viên rất thích tham gia dạy mẫu. Những giáo viên tham gia dạy mẫu thì rút được nhiều kinh nghiệm nhờ sự góp ý của hội đồng chuyên môn, các đồng nghiệp. Biệp pháp này đã giúp cho đội ngũ giáo viên biết vận dụng phương pháp bộ môn, thay đổi hình thức dạy phù hợp điều kiện cụ thể từng năm, từng hoạt động và điều kiện của nhóm lớp mình. Vì vậy đội ngũ giáo viên hầu hết đã nắm vững phương pháp đổi mới thực hiện rất đều các bộ môn và hoạt động. * Biện pháp 4: Tổ chức cho giáo viên chia sẻ với nhau về chuyên môn. Trường chúng tôi đã tổ chức các buổi hội thảo để cho giáo viên nêu lên những kinh nghiệm hay trong quá trình thực hiện chuyên môn và cùng chia sẻ với nhau những khó khăn trong quá trình thực hiện. - Khi tổ chức hội thảo những giáo viên có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn đăng ký để chuẩn bị nội dung trao đổi trước hội thảo, khi giáo viên đó lên báo cáo, giáo viên ở dưới chuẩn bị các câu hỏi cũng như ý kiến chia sẻ của cá nhân để giáo viên được học tập lẫn nhau. Trong việc lập kế hoạch các nhóm lớp hay từng độ tuổi trường chúng tôi đã tập hợp từng tổ lại và cho giáo viên cùng thảo luận về dự kiến kế hoạch chủ đề của BGH và tổ CM, mỗi giáo viên đưa ra ý kiến bổ sung của mình để kế hoạch thực hiện phù hợp hơn trên lớp. Thực hiện với biện pháp này giáo viên chúng tôi đã biết lập kế hoạch cho các chủ đề và thực hiện kế hoạch ở từng lớp có hiệu quả. VD: Trong tháng 9 tôi có kế hoạch để tổ trao đổi về việc xây dựng kế hoạch ở nhóm lớp mình; Giáo viên trường chúng tôi hầu hết đã biết được cách lập kế hoạch nhưng kế hoạch đưa vào làm thế nào phù hợp với trẻ ở nhóm lớp đó và phù hợp các điều kiện như CSVC, trình độ và khả năng của giáo viên thì giáo viên chưa thật sự tự tin vì thế tôi tổ chức hội thảo trao đổi với nhau về kế hoạch của lớp mình. Khi hội thảo chúng tôi tổ chức chia ra từng khối, từng độ tuổi phân công mỗi khối là một tổ trưởng hoặc HPCM phụ trách, cho giáo viên trình bày kế hoạch của mình và sau đó ý kiến chia sẻ của từng cá nhân trong tổ về kế hoạch chủ đề mà đồng nghiệp nêu ra nội dung nào hay nên thực hiện nội dung nào chưa phù hợp và sau đó là ý kiến chia sẻ của BGH, tổ chuyên môn để đi đến thống nhất thực hiện kế hoạch, Hoặc hội thảo trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn chúng tôi bố trí cho những giáo viên nòng cốt có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy trao đổi những kinh nghiệm hay trong quá trình thực hiện chuyên môn như tạo môi trường, tổ chức hoạt động góc, rèn thói quen nề nếp, phương pháp, hình thức tổ chức các bộ môn . Qua các buổi hội thảo giáo viên được học tập kinh nghiệm lẫn nhau vì vậy chất lượng giáo viên trong năm học 2007 - 2008 tương đối đồng đều. Thể hiện qua các đợt thao giảng hàng tháng cũng như kiểm tra chất lượng cuối năm số tiết dạy và hoạt động đạt loại khá, giỏi chiếm tỷ lệ cao hơn các năm trước. * Biện pháp 5: Vận dụng và phát huy tính tích cực sáng tạo của giáo viên. - Người quản lý phải thay đổi cách nhìn nhận đánh giá giáo viên, không góp ý một cách cứng nhắc, áp đặt sau khi dự giờ thăm lớp giáo viên. Cần khuyến khích giúp đỡ giáo viên, chứ không nên lúc nào cũng phê bình áp đặt giáo viên làm theo ý của mình thì không phát huy được tính sáng tạo ở giáo viên. VD: Khi đến dự giờ thăm lớp - thấy giáo viên làm được một đồ chơi, vì người quản lý chưa hiểu ý tưởng giáo viên nên đã phê bình đồ dùng này chưa đẹp, trang trí để như thế này là không phù hợp. Mà nên hỏi ý tưởng giáo viên làm đồ dùng đó để làm gì ? Từ đồ dùng nguyên vật liệu này thì đồng chí khai thác được cái gì ở trẻ và sau đó người quản lý nên chia sẻ thêm cùng giáo viên để giáo viên tiến hành họat động đó tốt hơn. hay khi dự giờ giáo viên thì không nên góp ý buộc giáo viên phải theo phương pháp của mình mà nên đưa ra nhiều biện pháp để giáo viên tham khảo mà lựa chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế trẻ ở nhóm lớp đó. Như vậy phát huy được tính tích cực ở giáo viên và giáo viên tự tin hơn trong quá trình thực hiện hoạt động kết quả đạt được sẽ cao hơn. Giáo viên tự tin hơn khi thiết kế hay thực hiện các hoạt động từ đó chất lượng sẽ được nâng lên. Biện pháp này đã giúp cho đội ngũ giáo viên rất tự tin khi được chuyên môn dự giờ và luôn mong muốn được dự giờ để trình độ, năng lực chuyên môn được nâng lên. Là người quản lý chúng ta phải sắp xếp kế hoạch cho khoa học và thường xuyên quan tâm đến việc dự giờ để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ có như vậy thì chất lượng đội ngũ mới tốt được. * Biện pháp 6: Tham mưu với nhà trường quan tâm đến chế độ chính sách cho giáo viên và đầu tư đồ dùng dạy học kịp thời. Là người quản lý phụ trách chuyên môn tôi luôn có kế hoạch tham mưu với nhà trường động viên giáo viên kịp thời. Những giáo viên tham gia hội thảo, tham gia dạy mẫu hay những giáo viên có sáng kiến hay, sáng tạo trong trang trí làm đồ dùng, đồ chơi thì chúng tôi động viên kịp thời bằng tinh thần, bằng vật chất để giáo viên làm tốt hơn và phấn khởi hơn. Qua các đợt trang trí, làm đồ dùng đồ chơi, chúng tôi phát động giáo viên nếu giáo viên nào có sáng kiến hay làm tốt và đều có thưởng. VD: Hàng tháng chúng tôi tổ chức dạy mẫu tôi đã tham mưu với nhà trường cho giáo viên phần kinh phí mua đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy đó ngoài ra mỗi tiết dạy hoặc hoạt động bồi dưỡng 30.000đ cho giáo viên tham gia dạy. Hay nhà trường phát động trang trí lớp và chấm điểm, ngoài sự sáng tạo của giáo viên thì chúng tôi hỗ trợ cho mỗi lớp mỗi chủ đề là 30.000đ để trang trí. Nhà trường thưởng cho giáo viên kịp thời vì vậy giáo viên rất tích cực trong việc giảng dạy làm đồ dùng đồ chơi. Bởi vậy các hoạt động chuyên môn ở trường chúng tôi rất có phong trào, được mọi người cũng như ban giám hiệu ghi nhận. - Khuyến khích học tập chuyên môn, cho giáo viên đi học tập chuyên môn nhà trường hỗ trợ kinh phí kịp thời khi giáo viên đi học tập về. Biện pháp này cũng góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ rất rõ nét vì đã động viên giáo viên tích cực, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn. IV. Kết quả đạt được: Trong quá trình chỉ đạo chuyên môn vận dụng những biện pháp trên từ năm 2005 trường chúng tôi được chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới đến nay được 3 năm chất lượng đội ngũ được nâng lên thể hiện qua kết quả sau. TT Nội dung Năm 2005 Tỷ lệ Năm 2006 Tỷ lệ Năm 2007 Tỷ lệ 1 Giáo viên chủ động lên KH cho lớp mình 5/30 16,6% 15 50% 25/30 83,3% 2 Giáo viên dạy sáng tạo theo phương pháp đổi mới 10/30 33,3% 18 60% 25/30 83,3% 3 Số GV dạy giỏi cấp huyện 8/30 26,6% 14 46,6 16/30 53,3% 4 Số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 3/30 10% 3 10% 5/30 16,6% 5 Chất lượng tiết dạy đạt TB được đoàn thanh tra CM dự 7/ 30 23,3% 3 10% 1/30 3,3% 6 Hồ sơ xếp loại khá trở lên 27/30 90% 28/30 93,3% 29/30 96,6% Năm học 2007 - 2008 trường được đón đoàn kiểm tra Vụ Giáo dục Mầm non, Sở giáo dục đào tạo Nghệ An đánh giá về chất lượng chuyên môn thực hiện chương trình. Kết quả được Vụ đánh giá hơn hẳn năm 2005 - 2006. Giáo viên nắm vững được phương pháp dạy đổi mới, biết lập kế hoạch phù hợp, biết đánh giá trẻ để điều chỉnh kế hoạch và biết vận dụng môi trường ở lớp cho trẻ hoạt động, chất lượng chuyên môn ở giáo viên được nâng lên vì vậy nề nếp, chất lượng các lớp thể hiện qua đợt khảo sát đánh giá cuối năm đều đạt kết quả cao. Tỷ lệ bé chăm ngoan học giỏi chiếm 70% số cháu trong toàn trường. V. Bài học kinh nghiệm. Để nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường Mầm non, người quản lý đặc biệt là người phụ trách chuyên môn phải có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể vào đầu năm học để nhà trường biết được kế hoạch để đầu tư tạo điều kiện cho chuyên môn hoạt động theo tháng. - Tạo điều kiện cho giáo viên được nghiên cứu tài liệu tìm hiểu, chia sẻ với nhau trong chuyên môn. - Có kế hoạch thăm lớp dự giờ bồi dưỡng cho giáo viên mới ra trường, những giáo viên hạn chế về chuyên môn. - Tham mưu nhà trường bố trí cho giáo viên giỏi kèm giáo viên mới, hay giáo viên còn yếu chuyên môn đứng cùng một lớp với giáo viên giỏi để học tập lẫn nhau về chuyên môn. - Động viên kịp thời những giáo viên có những sáng tạo trong chuyên môn và biết phát huy tính sáng tạo đó của giáo viên, mua tài liệu tham khảo và tạo điều kiện cho giáo viên được nghiên cứu học tập về chuyên môn. - Quan tâm đến học bồi dưỡng thường xuyên, ở nội dung này cũng rất bổ ích trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm, cũng như chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo viên được học tập lẫn nhau rất nhiều. Hàng năm có kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng giáo viên và thực hiện kế hoạch đề ra một cách khoa học. Động viên giáo viên đi học để nâng cao trình độ, tiếp cận với công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Người quản lý phải thường xuyên dự giờ để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Trên đây là những biện pháp mà trong quá trình chỉ đạo thực hiện chuyên môn tôi đã áp dụng và chất lượng chuyên môn đội ngũ ở trường mầm non Thị Trấn được nâng lên rõ nét. Rất mong các đồng chí trong hội đồng khoa học góp ý vào bản sáng kiến trên để cùng chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non hiện nay đáp ứng với chương trình đổi mới. Ngày 25 tháng 05 năm 2008 Người viết Nguyễn Thị Hải Yến

File đính kèm:

  • docDE TAI QUAN LY CAN BO.doc
Giáo án liên quan