- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc học Giáo dục thể chất còn nhều thiếu thốn, kích thước sân bãi chưa đạt yêu cầu nên không gây được hứng thú tập luyện cho học sinh, các tiết học, các nội dung thường bị ngắt quãng bởi điều kiện thời tiết.
- Việc bố trí các tiết học Thể dục xen kẽ cùng với các môn học khác cũng làm ảnh hướng đến quá trình rèn luyện, học tập của học sinh.
Qua thực tế vì học chung buổi với các môn văn hoá khác, nên trang phục của các em học sinh chưa đúng với quy định. Học song tiết Thể dục sau đó tiếp tục vào học các môn văn hoá khác. Do đó không đảm bảo vệ sinh thân thể. Bên cạnh đó là sực mệt mỏi do không đảm bảo thời gian nghỉ hợp lý sau vận động, dẫn đến một số em vì lý do đó nên chưa nhiệt tình học tập do vậy thành tích chưa cao.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập phát triển sức nhanh - Mạnh - bền - khéo kết hợp trong quá trình trên lớp và ngoại khóa cho học sinh Trường THCS Cẩm Ngọc”. Vận dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích môn chạy ngắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THCS Cẩm Ngọc - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá.
2.4. Tiến hành kiểm tra thành tích ban đầu tháng 09/2005.
+ Kiểm tra:
- Chạy 60m.
- Ném bóng xa.
- Chạy bền.
3. Kết quả - Hiệu quả thực trạng.
Bảng thành tích bình quân tháng 09 năm 2005. (Chưa áp dụng)
Lớp
Thành tích chạy 60m (s)
Thành tích ném bóng xa (m)
Nam
Nữ
Nam
Nữ
8A
10”4
10”7
47
27
8B
10”3
10”6
48
28
Lớp
Thành tích chạy 500m (s)
Thành tích chạy 500m (s)
Nam
Nữ
8A
2’
2’08
8B
1’57
2’07
Qua kết quả kiểm tra thực trạng ở trên cho thấy thành tích đầu năm của các em là rất thấp, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến, nội dung cũng như phương pháp tập luyện nhằm mục đích nâng cao thành tích cho học sinh chuẩn bị tốt cho cuộc thi học sinh giỏi Thể dục Thể thao năm học 2006 - 2007..
b- giải quyết vấn đề:
I/ Các giải pháp thực hiện:
1. Phương pháp một:
- Soạn kỹ bài dạy.
- Trọng tâm nêu rõ mục đích, ý nghĩa thiết thực của môn học.
- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên học hỏi, tìm hiểu kiến thức qua đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng để có kiến thức phong phú chuyền đạt cho học sinh.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, ý trí kiên trì, tâm lý vững vàng làm sao để học sinh thấy được lợi ích, tác dụng của Thể dục Thể thao. Từ đó mang lại cho học sinh yêu thích môn học và hứng thú trong tập luyện.
2. Phương pháp hai:
- Trang bị cho học sinh một số điều luật thi đấu.
- Cho học sinh làm bài kiểm tra lý thuyết, những hiểu biết đã tích luỹ trong quá trình học tập.
3. Phương pháp ba.
- Giao bài tập về nhà, đặt ra yêu cầu và thời gian tập luyện, thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả.
Phương pháp này thực hiện theo phương pháp lồng ghép giữa các bài tập chính khoá và ngoại khoá giúp cho học sinh tập luyện có tính kế thừa liên tục.
4. áp dụng các bài tập sau đây theo thứ tự.
a/ Bài tập phát triển sức nhanh.
Khái niệm: Sức nhanh là năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động với thời gian ngắn nhất.
Vậy nên tôi đã áp dụng những bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh theo những nhóm bài tập sau:
+ Nhóm bài tập rèn luyện phản ứng nhanh. Được áp dụng những bài tập.
- Học sinh đang chạy bình thường, khi nghe thấy tiếng còi thì chạy ngược lại với chiều vừa chạy.
- Xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau: Đứng thẳng - xuất phát, đứng vai hướng chạy - xuất phát, đứng lưng hướng chạy - xuất phát, ngồi - xuất phát,...
- Tập đá cầu, nhảy dây hoặc chơi một số môn thể thao như: Bóng bàn, Cầu lông, Bóng rổ, Bóng chuyền...
- Một số trò chơi vận động: Chạy tiếp sức, Lò cò tiếp sức, Tiếp sức chuyển vật, Khéo vướng chân, Hoàng anh, hoàng yến...
+ Nhóm bài tập rèn luyện tần số động tác: Được áp dụng những bài tập.
- Chạy nhanh tại chỗ hoặc di chuyển trong 5s, 10s, 15s...
- Nhảy dây nhanh, Tâng cầu nhanh trong 10s, 15s, 20s...
- Chạy nhanh ở cự li 15m, 20m, 30m, 40m...
- Một số bài tập bổ trợ: Chạy bước nhỏ, Chạy nâng cao đùi, Chạy đạp sau, đá gót chạm mông... được tính thời gian.
+ Nhóm bài tập rèn luyện động tác đơn nhanh: Được áp dụng những bài tập.
- Bật nhảy nhanh.
- Gập thân ném bóng hoặc lựu đạn nhanh.
- Co tay xà đơn nhanh.
- Nằm xấp chống đẩy nhanh.
- Ngồi xuống - đứng lên nhanh bằng một chân, hai chân nhanh....
Những nhóm bài tập đã nêu trên các em học sinh có thể tập luyện ngoại khoá rất tốt trong những thời gian bất kỳ mà không cần sân bãi cũng như dụng cụ phức tạp.
b/ Bài tập phát triển sức mạnh.
Khái niệm: Sức mạnh là khả năng của con người vượt qua những cản trở chống đối bên ngoài bằng sự gắng sức của cơ bắp.
* Các bài tập khắc phục trọng lượng:
- Tập với tạ tay: Có thể đứng hoặc ngồi dùng sức của cổ tay, cánh tay để đưa tạ xuống dưới, lên cao, sang ngang.
- Nằm ngửa trên ghế nâng tạ trọng lượng 15 - 20kg nâng lên hạ xuống.
- Gập người với tạ trọng lượng 10 - 15kg.
- Ném (đẩy) vật nặng (đá, tạ bình vôi...)
Chú ý: Lúc đầu các bài tập khắc phục trọng lượng được thực hiện với tốc độ chậm, sau đó đến nhanh. Từ ít đến nhiều.
* Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể:
- Co tay xà đơn.
- Nằm xấp chống đẩy.
- Bật cóc.
- Nằm xấp bật đẩy tay, chân rời khỏi vị trí ban đầu trên sân.
- Ngồi chống tay phía sau, di chuyển bằng tay và chân trên sân.
Chú ý: Thời gian thực hiện một lượt các bài tập trên là đến khi xuất hiện mệt mỏi. Thời gian nghỉ giữa mỗi lần không quá 2 phút.
b/ Bài tập phát triển sức bền.
Khái niệm: Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại sự mệt mỏi trong một hoạt động nào đó.
- Tập bằng trò chơi vận động “người thừa thứa ba”, chạy theo hình số 8, chạy dích dắc, nhảy dây bền, tâng cầu tối đa, tập chạy phối hợp với thở “hai lần hít vào, hai lần thở ra” hoặc “chạy vượt chướng ngại vật” để luyện tập cách vượt một số chướng ngại vật thường gặp trên đường chạy tự nhiên...
- Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên theo sức khoẻ từ 300m nâng dần lên 500m, 600m, 800m, 1000m, 1500m, 2000m, v.v, hoặc theo thời gian từ 3 phút đến 8, 9, 12, 15, 20, 30, 40 phút...
- Tập bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức bền như: Đi bộ thể thao, chạy cự ly trung bình, chạy cự ly dài.
- Tập một số môn thể thao như: Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng rổ...
b/ Bài tập phát triển khả năng khéo léo.
Khái niệm: Khéo léo là khả năng thực hiện những hoạt động phức tạp chính xác trong thời gian ngắn nhất.
- Quỳ trên hai gối sau đó vung tay, duỗi chân đứng dậy.
- Nắm hai tay để sau lưng thực hiện động tác đứng thẳng dậy nhanh hơn những người khác.
- Đứng tay duỗi thẳng, hai tay đan vào nhau ở phía dưới làm động tác bước qua.
- Đứng làm động tác đổ thân ra trước thành tư thế nằm sấp chống tay lên đệm.
- Đứng, ngồi xuống sau đó làm động tác lộn xuôi hoặc ngược.
Chú ý: Những bài tập trên phải tập từ dễ đến khó, về số lượng phải được tăng dần theo từng buổi, thời gian nghỉ giữa mỗi lần không qua 2 phút.
II/ kết quả nghiên cứu:
Với phương pháp đổi mới kết hợp học chính khóa trên lớp và bài tập ở nhà - đây là hình thức tập luyện ngoài giờ nhằm giúp học sinh trong hoàn cảnh tự do thoải mái. Các em có thể tập cá nhân hoặc theo nhóm (cùng với bạn bè, cha mẹ ông bà) tại chỗ hoặc di chuyển. Thời gian tập thích hợp vào sáng sớm hoặc vào chiều tối trước khi ăn cơm.
Giáo viên có thể sử dụng những bài tập được học trên lớp hay những bài tập có liên quan đến đặc điểm cá nhân của từng học sinh để giao bài tập về nhà.
Ví dụ: ở lớp đang học chạy, ở nhà giáo viên cho học sinh tập các bài tập như đã nêu trên với hình thức đơn giản để phát triển sức nhanh.
Qua ứng dụng vào các lớp đặc biệt là 2 lớp 8A và 8B trong năm học 2005 - 2006 đã thu được thành tích rất khả quan.
So sánh kết quả bình quân về thành tích đã áp dụng đầu năm học tháng 09/2006.
Lớp
Thành tích chạy 60m (s)
Thành tích ném bóng xa (m)
Nam
Nữ
Nam
Nữ
9A
9”01
10”02
55
31
9B
9”00
10”01
57
32
Lớp
Thành tích chạy 500m (s)
Thành tích chạy 500m (s)
Nam
Nữ
9A
1’35
1’51
9B
1’34
1’50
Kiểm tra một số học sinh tham gia tập luyện thường xuyên.
TT
Họ và tên
Lớp
Môn
Thành tích
1
Lê Văn Hải
9B
Chạy 80m
10’80
2
Hà Văn Lung
9A
Chạy 80m
11’85
3
Trương Ngọc Phúc
9A
Ném bóng
75m
4
Quách Văn Hải
9A
Ném bóng
74m
5
Lê Văn Hải
9B
Nhảy xa
5m21
6
Lê Văn Hải
9B
Nhảy cao
1m57
7
Hà Thị Khuyến
8A
Ném bóng
50m
8
Nguyễn Thị Thương
7C
Chạy 80m
12’’60
Từ những phương pháp tập luyện trên thành tích đạt được qua đợt thi học sinh giỏi TDTT cấp huyện năm học 2006 - 2007:
Kết quả thu được qua đợt thi học sinh giỏi cấp huyện
TT
Họ và tên
Lớp
Môn
Kết quả
1
Lê Văn Hải
9B
Chạy 80m
Giải nhất
2
Trương Ngọc Phúc
9A
Ném bóng
Giải nhì
3
Lê Văn Hải
9B
Nhảy xa
Giải ba
4
Quách Văn Hải
9A
Ném bóng
Giải ba
5
Nguyễn Thị Thương
7C
Chạy 80m
Giải tư
Kết quả thu được qua đợt thi học sinh giỏi cấp tỉnh
TT
Họ và tên
Lớp
Môn
Kết quả
1
Lê Văn Hải
9B
Chạy 100m
Khuyến khích
2
Trương Ngọc Phúc
9A
Ném bóng
C/ kết luận:
Với việc thực hiện các bài tập phát triển sức nhanh - mạnh - bền - khéo trong quá trình giảng dạy trên lớp và ngoại khoá, đây là những tố chất vận động cần thiết cho tất cả mọi người trong cuộc sống bình thường và đặc biệt trong học tập, lao động và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cho nên qua thực tế tình hình giảng dạy môn Thể dục 2 tiết/tuần mà không tập luyện ngoại khoá thêm thì chất lượng và kết quả thành tích sẽ rất thấp. Cho nên ngoài những giờ học chính khóa ở trên lớp ra, giáo viên phải hướng dẫn giao bài tập về nhà cho học sinh tự tập tự học, có như vậy các em mới được rèn luyện và tập luyện liên tục từ đó thành tích sẽ được tăng dần phù hợp với sự phát triển của các em. Từ những thành tích kết quả đã đạt được tôi thấy rõ tác dụng, kết quả việc tập luyện ngoại khoá thêm ở nhà, có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, thành tích nội dung môn học. Cho nên muốn học sinh phát triển toàn diện các tố chất vận động, người thày phải định hướng cho học sinh hiểu được bản chất của môn Thể dục, phải có niềm đam mê học, ý thức tự giác tập luyện. Chính vì lẽ đó tôi đã định hướng cho học sinh về ý nghĩa của tập luyện ngoại khoá. Từ đó học sinh học chính khoá trên lớp gắn liền với tâp luyện ngoại khoá ở nhà, vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo tính liên tục có hệ thống. Người ta thường nói “văn ôn võ luyện” vì thế muốn đạt được kết quả tốt không có con đường nào khác ngoài chăm chỉ tập luyện hằng ngày.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế qua qúa trình giảng dạy của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót cho nên tôi rất mong sự đóng góp bổ xung sửa chữa của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
* Kiến nghị đề xuất:
- Đề nghị trang bị thêm đồ dùng dạy học môn Thể dục cho các trường.
- Phòng Giáo dục nên tổ chức thi học sinh giỏi cụm cho học sinh, để các em được cọ sát, nâng cao trình độ.
- Đề nghị Sở giáo dục có công văn quy định học sinh đi học Thể dục phải trang bị quần áo, giày tập thể thao và học khác buổi với các môn văn hoá khác../.
Cẩm ngọc, ngày 14 tháng 02 năm 2007
Người viết sáng kiến
Giáo viên
Nguyễn Ngọc Trung
File đính kèm:
- SKKN giai huyen.doc