Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán- Lê Thị Quyên

Môn toán là một trong những môn học đặc trưng cơ bản trong chương trình học ở Tiểu học. Nó xuyên suốt toàn bộ chương trình học, nó hỗ trợ cho các môn học khác trong quá trình lĩnh hội tri thức.

 Nó giúp học sinh từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng. Từ tư duy trừu tượng đến tư duy lô gic.Nó giúp học sinh hiểu sâu, rộng, rõ ràng và phong phú hơn trong quá trình nhận thức.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán- Lê Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em bỏ tất cả các chữ số 0 ở phần thập phân và viết 0,0500= 0,5 . Hay khi làm bài tập, HS chỉ khẳng định 0,100= là đúng mà không chỉ ra được 0,100 = và vì sao ? - Khi học về so sánh 2 số thập phân, nhiều HS nhầm lẫn: Số thập phân nào có phần thập phân gồm nhiều chữ số hơn thì số thập phân đó lớn hơn. Từ việc ngộ nhận một kết quả đúng ( VD: 32.47< 32,471) HS thường nghĩ việc suy luận của mình là đúng và GV nếu không chú ý sẽ không chỉ ra được sai lầm của HS .Mặt khác HS cũng chưa thấy được giá trị của chữ số 0 trong số thập phân nên dẫn đến sai lầm trong so sánh các số tương tự như: 0,1; 0,10; 0,100; 0,01; ; 0,001 ; 0,010. * Giải pháp: - Giáo viên cần cho học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm của số thập phân ; các hàng của số thập phân. - Dùng thuật ngữ toán học phải chính xác: số , chữ số. -Phân tích kỹ cho học sinh thấy giá trị của chữ số 0 trong số thập phân. - Cho học sinh nắm vững cách so sánh số thập phân ( học thuộc quy tắc so sánh,...). Nó sẽ tạo điều kiện cho các em tiếp thu các kiến thức liên quan đến tập số thập phân một cách sâu sắc, vững chắc. Từ đó chuyển sang thực hiện phép cộng, trừ,nhân, chia. Học sinh có ý thức tính, ghi kết quả đúng dạng số thập phân không nhầm lẫn với số tự nhiên vốn quen thuộc từ lớp 1 đến lớp cuối cấp này. 2) Về các phép tính với số thập phân: Lỗi HS thường mắc khi học 4 phép tính với số thập phân là quên đặt dấu phẩy ở kết quả. Đối với từng phép tính, HS mắc lỗi sau: Khi học phép cộng hai hay nhiều số thập phân, sai lầm cơ bản nhất của HS là đặt tính. Nếu số chữ số ở phần nguyên và phần thập phân của các số hạng bằng nhau (VD: 14,548 + 43, 275) thì các em ít sai nhưng nếu số chữ số ở phần nguyên và phần thập phân của các số hạng không bằng nhau (VD: 1,53 + 15,3) hoặc cộng số thập phân với số tự nhiên thì nhiều em đặt tính sai, dẫn đến kết quả sai và đặt dấu phẩy tuỳ tiện ở tổng. Khi trừ hai số thập phân, nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì HS thường hiểu sai bản chất phép trừ và làm sai. Ví dụ: 5,7 4,981 0,881 -Khi học về phép nhân số thập phân, các em HS thường mắc sai lầm cơ bản là đặt cả dấu phẩy ở tích riêng hoặc không đặt đúng vị trí của dấu phẩy ở tích chung (hoặc quên không viết dấu phẩy) . - Khi học chia số thập phân, HS chưa hiểu rõ bản chất của việc gạch bỏ dấu phẩy ở số bị chia, số chia hay viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bị chia nên thực hiện còn lúng túng. Đặc biệt, việc xác định số dư trong phép chia số thập phân là rất mơ hồ đối với HS. Các em hay xác định sai số dư trong các phép chia này. Ví dụ: 27 7 60 3,85 40 5 HS thường trả lời số dư trong phép chia này là 5 mà không giải thích được chữ số 5 ở hàng phần trăm nên số dư là 0,05 . * Giải pháp: Để giúp HS hoàn thành mục tiêu môn toán Tiểu học nói chung và mục tiêu môn toán lớp 5 về mạch kiến thức với số thập phân là trọng tâm, nếu để các em hiểu sai dẫn đến làm sai các phép tính với số thập phân .ngay từ đầu GV phải giúp HS hiểu đúng, làm đúng từ phép cộng hai số thập phân để học tốt các phép tính ( trừ, nhân, chia) số thập phân. Cho học sinh nắm vững cách thực hiện 4 phép tính với số thập phân. Giáo viên dùng câu hỏi gợi ý để hướng dẫn các em cách đặt tính ( đối với phép cộng và phép trừ )và thực hiện 4 phép tính. Đồng thời GV cần lưu ý cho HS cách xử lí dấu phẩy ở kết quả phép tính. Trong quá trình HS luyện tập GV dùng câu hỏi để củng cố, khắc sâu nội dung bài học. Từ những sai lầm mắc phải của HS đã nêu ở trên, tôi đã suy nghĩ để tìm ra những biện pháp có hiệu quả cao nhằm khắc phục những tồn tại đó . II. một số biện pháp giúp Học sinh khắc phục sai lầm khi học số thập phân 1) Khi dạy khái niệm số thập phân - Để HS không nhầm lẫn giữa phần nguyên và phần thập phân, GV cho HS tự lấy nhiều ví dụ về số thập phân, xác định phần nguyên và phần thập phân của mỗi số và làm vào bảng: Số thập phân Phần nguyên Phần thập phân 21,54 21 54 Khi dạy HS viết số thập phân , cần hướng dẫn các em viết từng chữ số vào từng hàng của số thập phân ( mỗi hàng chỉ gồm một chữ số ) hàng nào không có thì viết chữ số 0. Hàng Đọc số Phần nguyên Dấu phẩy Phần thập phân Viết số Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị , Hàng phần mười Hàng phần trăm Hàng phần nghìn Năm đơn vị, chín phần mười đơn vị 5 9 5,9 Năm đơn vị, chín phần trăm đơn vị 5 0 9 5,09 32 đơn vị, 19 phần trăm đơn vị 3 2 1 9 32,19 - Khi hướng dẫn các em chuyển từ phân số hoặc hỗn số ra số thập phân, nên dạy các em đưa hỗn số hoặc phân số đó về dạng phân số thập phân ( có mẫu số là 10; 100; ...) sau đó đếm ở mẫu số của phân số thập phân xem có bao nhiêu chữ số 0,rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tử số bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. Ví dụ: = 9,5 ( vì 10 có một chữ số 0 nên tách ở tử số một chữ số, được 9,5 ) = = 0,6 ; 3= = = 3,4 Khi chuyển từ số thập phân thành phân số thập phân, HS cần đếm ở phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thì ở mẫu số của phân số thập phân có bấy nhiêu chữ số 0 đứng sau chữ số 1, tử số của phân số thập phân là số thập phân bỏ dấu phẩy. Ví dụ: 27,415 có 3 chữ số ở phần thập phân nên mẫu số có 3 chữ số 0, tử số là 27415 nên 27,415= . _ Khi dạy về số thập phân bằng nhau phải nhấn mạnh yêu cầu chỉ bỏ (hoặc thêm) các chữ số 0 ở tận cùng bên phải dấu phẩy, còn nếu HS nhầm lẫn bỏ và thêm chữ số 0 ở giữa thì cần giải thích cho các em hiểu vì sao không làm như vậy được. Ví dụ: 3,020= 3,2 cần nhấn mạnh giá trị của chữ số 2 của số 3,020 ở hàng phần trăm còn giá trị của chữ số 2 ở số 3,2 ở hàng phần mười nên nếu các em làm như vậy thì giá trị của số đã bị thay đổi, từ đó các em sẽ hiểu và viết được đúng 3,020= 3,02. Khi so sánh các số thập phân có phần nguyên bằng nhau, GV cần nhấn mạnh : Không phải số thập phân nào có phần thập phân gồm nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn mà phải dựa vào giá trị của các chữ số ở các hàng tương ứng. Ví dụ: 4,59 > 4,537 (vì ở hàng phần trăm có 9>3) Khi so sánh các số thập phân, phải yêu cầu HS giải thích để GV phát hiện sai lầm của các em kịp thời , từ đó giúp các em hiểu bài tại lớp. 2) Khi dạy 4 phép tính với số thập phân -Để khắc phục hiện tượng HS đặt tính sai hoặc hiểu sai bản chất của phép cộng, phép trừ hai hay nhiều số thập phân, GV nên hỏi lại cách đặt tính cộng, trừ các số tự nhiên và nhấn mạnh: Các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau, hàng đơn vị đặt thẳng hàng đơn vị, hàng chục đặt thẳng hàng chục ...ở số thập phân cũng đặt tính như vậy, sau đó cho HS thực hành một số ví dụ cộng số tự nhiên với số thập phân, yêu cầu các em chỉ ra trong số hạng thứ nhất chữ số nào ở hàng đơn vị, chữ số nào ở hàng chục..., chữ số đó thẳng cột với chữ số nào của số hạng thứ hai. Trong quá trình luyện tập nên hỏi vì sao các em đặt tính như vậy để củng cố lại, đồng thời cho các em hiểu kĩ hơn. - Khi dạy phép trừ số thập phân, cần hướng dẫn các em đặt tính như phép cộng và trường hợp số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì các em nên viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số bị trừ để số chữ số ở phần thập phân của 2 số bằng nhau rồi mới thực hiện phép trừ. - Khi dạy phép nhân hai số thập phân, để giúp các em không đặt sai vị trí dấu phẩy, sau khi xây dựng khái niệm, nên lấy một số ví dụ về phép nhân hai số thập phân và hỏi: không thực hiện phép tính, hãy cho biết kết quả của từng phép nhân có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân? Vì sao? Ví dụ: 11,3 25,4 có 2 chữ số ở phần thập phân của tích vì thừa số thứ nhất có 1 chữ số ở phần thập phân, thừa số thứ hai cũng có 1 chữ số ở phần thập phân (1+1=2). - Khi dạy phép chia số thập phân, cần giải thích cho HS hiểu bản chất của việc gạch bỏ dấu phẩy ở số chia là ta đã nhân số chia với 10; 100;1000... và khi gấp số chia lên bao nhiêu lần thì cũng phải gấp số bị chia lên bấy nhiêu lần để giá trị của thương không thay đổi. Để HS xác định chính xác số dư trong phép chia số thập phân, GV cần giảng cho HS hiểu: Trong phép chia có thương là số tự nhiên thì số dư là duy nhất, còn trong phép chia có thương là số thập phân thì giá trị của số dư phụ thuộc vào số chữ số ở phần thập phân của thương ( nếu phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của số dư có bấy nhiêu chữ số ). Ví dụ : 35 8 35 8 3 4 30 4,37 Dư 3 60 4 Dư 0,04 Điều GV cần đặc biệt lưu ý với HS là: Khi thực hiện 4 phép tính với số thập phân thì kết quả thường là số thập phân nên sau khi thực hiện phép tính, các em cần chú ý xác định chính xác vị trí của dấu phẩy để có kết quả đúng. c. kết luận Sau quá trình dạy học trên thực tế, tôi đã khảo sát chất lượng học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Phú Lâm , kết quả thu được như sau: Tổng số học sinh tham gia: 21 Tổng số HS 21 Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 6 28,57 8 38,1 6 28,57 1 4,76 Kết quả thực nghiệm cho thấy, HS nắm vững kiến thức và kỹ năng tính toán chính xác hơn khi học về số thập phân. Từ đó giúp các em hứng thú và say mê học môn học này . Như vậy: Số thập phân là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình Toán Tiểu học. Vì vậy, cùng với những biện pháp để giúp HS tránh được những sai lầm nêu trên, GV cần có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu kĩ bài dạy, dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết các tình huống đó. Đồng thời sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giúp HS nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học và vận dụng thành thạo các kiến thức đó vào trong học tập cũng như trong cuộc sống. * Đề xuất - Với GV: cần dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc chuẩn bị giờ dạy, không ngừng tự bồi dưỡng tích luỹ vốn tri thức, kinh nghiệm giảng dạy.Đồng thời phải quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh. - Với Ban giám hiệu : Hàng năm tổ chức thi làm đồ dùng dạy học để bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường Phú Lâm, ngày 28 tháng 3 năm 2011 Người thực hiện , Lê Thị Quyên

File đính kèm:

  • docskkn quyen .doc