Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân Khối 9 - Tổ chức dạy tiết thực hành ngoại chủ đề "Phòng chống HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh" - Nguyễn Văn Thăng

MỤC LỤC

 

TÊN MỤC TRANG

A. Đặt vấn đề `1

B. Giải quyết vấn đề

1. Cơ sở lí luận của vấn đề

2. Thực trạng của vấn đề

3. Giải pháp và tổ chức thực hiện

a. Giải pháp

b. Tổ chức thực hiện

4. Kiểm nghiệm

a. Kết quả, hiệu quả của đề tài

b. Kinh nghiệm rút ra 2

2

2

5

5

8

16

16

16

C. Kết luận và đề xuất 18

 Mục lục 19

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân Khối 9 - Tổ chức dạy tiết thực hành ngoại chủ đề "Phòng chống HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh" - Nguyễn Văn Thăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát hiện (Theo nguồn từ Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam). * Ở Thanh Hóa: - Người bị nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện là tháng 11.1995 - Có 451/634 xã, phường, thị trấn (Chiếm 71.14%) và 27/27 huyện, thị, thành phố (Chiếm 100%) có người bị nhiễm HIV/AIDS. - Tính đến ngày 28.02.2011: Số người nhiễm HIV/AIDS là 4474 người, trong đó bệnh nhân AIDS là 2052 người, 843 người tử vong do AIDS. (Nguồn: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa). * Ở Như Thanh: Tính đến hết năm 2009 toàn huyện có 9 ca được phát hiện nhiễm HIV/AIDS. Trong đó những người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là những người đi làm ăn xa, hành nghề mại dâm hoặc có sử dụng, tiêm chích ma túy. ? Qua số liệu trn, em có suy nghĩ gì về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS hiện nay? - HS: Số người bị nhiễm HIV và chết vì AIDS ngày càng tăng. ? Theo em, HIV/AIDS gây hậu quả như thế nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và kết luận ý đúng: GV nêu tiếp: ? Để phòng chống lây nhiễm HIV, pháp luật nước ta cấm những hành vi nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV kết luận ý đúng: Pháp luật nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi lây truyền HIV/AIDS khác. ? Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS? - HS trả lời cách phòng tránh - HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và kết luận: ? Ở địa phương em đã có người bị nhiễm HIV/AIDS chưa? - HS tự liên hệ và trả lời theo sự hiểu biết của mình ? Nhân dân và chính quyền địa phương em đã có những biện pháp gì để giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS đó? - HS trả lời theo sự hiểu biết của mình ? Gia đình và bản thân em đã ứng xử như thế nào đối với người bị nhiễm HIV/AIDS? - HS tự liên hệ bản thân - GV nhận xét. Hoạt động 3: GV tổ chức trò chơi thi hùng biện giữa các nhóm với chủ đề : "Suy nghĩ của em về căn bệnh HIV/AIDS và lối sống của thanh niên hiện nay". Mục đích: Phần thi này là rèn luyện cho các em cách ứng xử về vấn đề HIV/AIDS. Để từ đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn, biết cách phòng chống căn bệnh này, cũng như thấy được lối sống buông thả của một bộ phận thanh thiếu niên trong thời kì mở cửa hội nhập của đất nước ta hiện nay. - GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử một đại diện lên trình bày phần thi (Thời gian chuẩn bị này là 5 phút và thời gian thi hùng biện là 3 phút). - GV yêu cầu HS thi hùng biện cần đạt được những yêu cầu sau: + HIV/AIDS đang là căn bệnh , một vấn đề nhức nhối và cấp bách của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. + Nêu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS. + Nêu được lối sống của thanh niên hiện nay. - HS thi xong, GV nhận xét và phân đội chiến thắng. Hoạt động 4: GV tổ chức trò chơi "Nhanh tay, nhanh mắt". Mục đích: Phần thi này nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng nghe, nhìn nhanh. - GV chia lớp làm 2 đội như ở hoạt động 3 - GV đọc câu hỏi, nếu đội nào giơ tay nhanh hơn thì đội đó có quyền trả lời (Câu trả lời ở dạng đúng - sai). Câu hỏi 1. HIV/AIDS chỉ lây truyền cho những người lao động chân, tay. Đúng hay sai? - HS trả lời 2. Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS. Đúng hay sai? - HS trả lời 3. Học sinh THCS không bị nhiễm HIV/AIDS. Đúng hay sai? - HS trả lời 4. Không nên xa lánh người bị nhiễm HIV/AIDS. Đúng hay sai? - HS trả lời 5. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Đúng hay sai? - HS trả lời Cuối cùng, GV nhận xét và phân đội thắng - thua 1. Các con đường lây truyền HIV/AIDS - Qua đường máu - Mẹ truyền sang con - Qua đường tình dục 2. Hậu quả - Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của đất nước. - Ảnh hưởng đến sức khỏe, nòi giống quốc gia, dân tộc. - Gia đình tan nát, hạnh phúc tan vỡ. 3. Cách phòng tránh - Tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV/AIDS. - Không dung chung bơm, kim tiêm. - Không quan hệ tình dục bừa bãi. - Không nên sinh con khi bị nhiễm HIV/AIDS - Sai - Đúng - Sai - Đúng - Đúng d. Củng cố - GV tổng hợp kiến thức, nhận xét và rút ra kết luận cho tiết ngoại khóa. - GV đọc cho HS nghe câu chuyện "Về một cái chết thương tâm" (Theo Hương Sen - Tạp chí AIDS và cộng đồng số 9.2013). đ. Đánh giá: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: ? HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào? ? Chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào với người bị nhiễm HIV/AIDS? - HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và kết luận e. Hoạt động tiếp nối - GV yêu cầu HS về nhà viết thu hoạch tiết ngoại khóa, giờ sau nộp với câu hỏi: ? Sau khi tìm hiểu tiết thực hành ngoại khóa với chủ đề: "Phòng chống HIV/AIDS ở địa phương", bản thân em rút ra được bài học gì? Bản thân em có thích cách thức tổ chức dạy và học một tiết ngoại khóa như vậy không? - HS về nhà chuẩn bị tiết 34: Ôn tập cuối học kì II g. Tổng kết tiết thực hành ngoại khóa: GV nhận xét về sự tham gia của GV và học sinh trong tiết thực hành ngoại khóa: - Đa số HS tích cực tham gia học tập, tìm hiểu và hăng say phát biểu ý kiến - Giờ học sôi nổi, nhiều học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên chính xác và có chất lượng. - Giáo viên hăng say truyền thụ kiến thức và tổ chức các hoạt động của tiết thực hành ngoại khóa như đã chuẩn bị. Tóm lại, qua tiết thực hành ngoại khóa theo phương pháp đổi mới như trên đã giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, giờ học bớt nhàm chán, học sinh tích cực học tập, giáo viên nhiệt tình giảng dạy. Vì vậy, tiết thực hành ngoại khóa thực sự đã mang lại hiệu quả cao hơn cách làm cũ. 4. Kiểm nghiệm a. Kết quả, hiệu quả của đề tài Với đề tài "Tổ chức dạy tiết thực hành ngoại khóa chủ đề phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh lớp 9", tôi đã áp dụng theo phương pháp đổi mới sau một năm thực dạy, trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp qua các đợt chuyên đề, bồi dưỡng, tôi nhận thấy số học sinh hứng thú học tập môn GDCD nói chung và số học sinh thích giờ thực hành ngoại khóa nói riêng cũng tăng lên đáng kể, chất lượng dạy và học cũng có những chuyển biến tích cực hơn trong năm học 2012-2013. Cụ thể là: Tổng số học sinh khối 9 Số học sinh thích học giờ ngoại khóa Số học sinh không thích học giờ ngoại khóa Số lượng % Số lượng % 101 70 69.3% 31 30.7% Như vậy, từ kết quả trên, tôi rút ra kết luận: Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới cách thức dạy tiết thực hành ngoại khóa nói riêng đã giúp học sinh nắm vững bài hơn, dễ nhớ, hiểu sâu hơn và thích học bộ môn hơn. Bởi, qua tiết dạy, học sinh được làm việc nhiều, được suy nghĩ nhiều, còn giáo viên chỉ là người định hướng, học sinh mới là người giải quyết vấn đề. b. Kinh nghiệm rút ra Từ kết quả khách quan của việc tổ chức dạy tiết thực hành ngoại khóa, theo kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy: - Tổ chức một giờ thực hành ngoại khóa là vấn đề luôn mới và khó đối với giáo viên dạy môn GDCD vì xã hội luôn phát triển theo chiều hướng đi lên, bởi vậy, việc nhận xét, đánh giá các vấn đề chính trị - xã hội cũng có phần thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. Do đó, cách thức tổ chức giờ dạy ngoại khóa bộ môn là rất cần thiết đối với mọi giáo viên. Qua việc tổ chức ngoại khóa sẽ giúp các em thực hành, khắc sâu và đối chiếu những kiến thức của sách vở với thực tế cuộc sống sinh động, từ đó tạo niềm tin cho các em vào những kiến thức mà mình tiếp thu được. Tuy nhiên, khi tổ chức giờ thực hành ngoại khóa, tùy vào điều kiện cụ thể của đối tượng học sinh, trình độ phát triển của địa phương, hoàn cảnh thực tế ........ để người dạy lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, góp phần tạo niềm tin cho học sinh, hình thành ở các em những thói quen tốt, biết điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội. - Đa số các em thích giờ thực hành ngoại khóa, bởi qua đó các em được độc lập suy nghĩ, kiểm nghiệm kiến thức và được tìm hiểu những vấn đề mới, thực tế ở địa phương, vì vậy các em tham gia rất nhiệt tình vào các hình thức học tập do giáo viên tổ chức. - Dạy theo cách thức mới tạo nên sự thoải mái trong hoạt động dạy và học, hiệu quả tiết dạy được nâng cao. - Việc giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học trong một tiết thực hành ngoại khóa đã tạo nên sự thoải mái, hứng thú trong học tập của học sinh. - Sử dụng cách thức tổ chức dạy học trên, giáo viên dễ xác định chủ đề, nội dung tiết dạy, tạo thuận lợi cho việc chuẩn bị các bước của tiết dạy, phương tiện tiến hành, địa điểm tiến hành,.... - Giáo viên có sự thuận lợi trong việc thống nhất cách soạn giáo án, cách ghi bảng, hình thức tổ chức thực hành ngoại khóa. C. KẾT LUÂN VÀ ĐỀ XUẤT Để thực sự nâng cao được hiệu quả dạy và học bộ môn GDCD trong nhà trường THCS, bản thân tôi xin đề xuất: - Cần biên soạn thêm nhiều tài liệu về việc tổ chức các tiết ngoại khóa để giáo viên dạy bộ môn có thể tham khảo - Giáo viên dạy bộ môn cần định ra trước chủ đề mà mình muốn tổ chức ngoại khóa để học sinh biết, tìm hiểu và tích cực tham gia - Giáo viên nên soạn tiết ngoại khóa theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. - Giáo viên cần đầu tư thêm thời gian và công sức vào việc tìm hiểu tài liệu, làm đồ dùng dạy học, đồng thời cần biết vận dụng, liên hệ với cuộc sống ngoài xã hội để bài dạy thêm sinh động. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn, bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót chủ quan. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp, của các đồng chí phụ trách chuyên môn để sáng kiến kinh nghiệm này thêm hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Tôi xin cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Xuân Du, ngày 13 tháng 01 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN mình viết, không sao chép nội dung của người khác (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Văn Thăng MỤC LỤC TÊN MỤC TRANG A. Đặt vấn đề `1 B. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 2. Thực trạng của vấn đề 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện a. Giải pháp b. Tổ chức thực hiện Kiểm nghiệm Kết quả, hiệu quả của đề tài b. Kinh nghiệm rút ra 2 2 2 5 5 8 16 16 16 C. Kết luận và đề xuất 18 Mục lục 19

File đính kèm:

  • docSKKN THANG.doc
Giáo án liên quan