Sáng kiến kinh nghiệm: Lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học khối THCS

Trong các kỹ thuật nhảy xa là nội dung thường được các vận động viên có trình độ cao lựa chọn để thi đấu. Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạt động không mang tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tư duy động tác đồng thời thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục.

Như chúng ta đã biết thành tích của các môn phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu và góc độ bay nhưng không thể bỏ qua hai yếu tố đó là kỹ thuật và thể lực. Hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, có tác dụng thúc đẩy để đạt thành tích cao. Đặc biệt là yếu tố kỹ thuật, qua kinh nghiệm thực tế của các huấn luyện viên lâu năm và các công trình nghiên cứu khoa học thể dục thể thao của các tác giả trong nước đã chứng minh rằng động tác kỹ thuật càng thành thục, chính xác thì càng tiết kiệm được sức, vận dụng và phát huy được khả năng dùng sức của cơ thể giúp nâng cao thành tích của mình. Tuy nhiên trong quá trình học tập của học sinh hiện nay, học sinh thường mắc những sai lầm rất cơ bản trong học kỹ thuật. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập và thi đấu của các em mà hai yếu tố đó lại chính là kết quả giai đoạn chạy đà ,giậm nhảy tạo ra.

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học khối THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̉y xa “kiểu ngồi”mà cụ thể là giảng dạy kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy là hai giai đoạn quan trọng,rất cần thiết để hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao hơn nữa thành tích nhảy xa cho học sinh nhà trường. Tóm lại, cơ sở vật chất dành cho giảng dạy giáo dục thể chất của nhà trường là tương đối khang trang. Tuy nhiên phương pháp sử dụng trong giảng dạy và huấn luyện giáo dục thể chất của giáo viên còn ít sử dụng các bài tập sửa chữa kỹ thuật, đặc biệt là với nội dung nhảy xa kiểu ngồi. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC VIẾT SÁNG KIẾN; 2.1. Phương pháp 2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến, khi sử dụng phương pháp này, tôi đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau chủ yếu là các nguồn tài liệu về giảng dạy và huấn luyện điền kinh, các tài liệu tham khảo là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, một số tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT, cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích của sáng kiến... 2.1.2.Phương pháp kiểm tra sư phạm. Trong sáng kiến này chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra và đánh giá hiệu quả một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS 2.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Tôi tiến hành thực nghiệm các bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS Tổ chức thực nghiệm: Tôi tiến trình thực nghiệm trong 1 tháng được phân theo chu kỳ 4 tuần, mỗi tuần gồm 2 giáo án, mỗi giáo án gồm 45 phút Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm vào các giờ học chính khoá theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT. Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi sử dụng phương pháp so sánh tự đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm học sinh mà tôi lựa chọn. 2.2. Đối tượng của sáng kiến. - Là một số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà,giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh trường khối THCS 3. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN: 3.1. Một số sai lầm thường mắc của học sinh khối THCS trong học kỹ thuật giai đoạn chạy đà giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Bằng phương pháp quan sát sư phạm học nhảy xa kiểu ngồi của học sinh, đồng thời lấy ý kiến về những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, tôi đã tổng hợp được một số sai lầm thường mắc của học sinh như sau: 1.Chạy đà đặt chân giậm không chính xác. 2. Tốc độ chạy đà không cao (dẫn đến giậm nhảy hiệu quả thấp). 3. Không tạo được tư thế chuẩn bị cho giậm nhảy. 4. Giậm nhảy không hết. 5. Giậm nhảy bị lao (góc độ giậm nhảy nhỏ quá). 6.Giậm nhảy bước bộ không chuẩn không thuận lợi cho giai đoạn trên không . 3.2. Lựa chọn số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà giâm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Nhằm mục đích nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh .Tôi đã nghiên cứu các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện nhảy xa đã tổng hợp được một số bài tập như sau: 1. Sử dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định 2. Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy 3. Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạy tiếp qua hố cát (cự ly 35 - 45m) 4. Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng. 5. Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại 6. Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao. 7. Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh 8. Chủ động giữ thăng bằng thân trên khi kết thúc giậm nhảy 9. Tập bước bộ đúng từ chậm đến nhanh 10. Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy bước bộ lắp lại liên tục. . Kết quả chúng tôi lựa chọn được 8 bài tập như sau: Sử dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định Mục đích: sửa tư thế bắt đầu chạy đà (xuất phát đà) không ổn định. 2. Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy Mục đích: nâng cao tốc độ chạy đà, tăng hiệu quả giậm nhảy 3. Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạy tiếp qua hố cát (cự ly 35 - 45m) Mục đích: nâng cao hiệu quả giậm nhảy 4. Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng. Mục đích: sửa tư thế giậm nhảy bị lao 5. Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại. Mục đích: sửa giậm nhảy thiếu bước bộ 6. Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao. Mục đích: sửa tư thế giậm nhảy 7. Tập giậm nhảy ,bước bộ đúng từ chậm đến nhanh Mục đích: Nâng dần hiệu quả giậm nhảy bước bộ. 8. Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh Mục đích: sửa giậm nhảy chậm C/PHẦN KẾT LUẬN 1. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Sau khi lựa chọn được các bài tập nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh .Tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu học sinh khối THCS. Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi sử dụng phương pháp so sánh song song 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, tiến hành quan sát sư phạm và kiểm tra thành tích trước thực nghiệm của hai nhóm học sinh đã lựa chọn và so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm. Sau khi lựa chọn được một số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Tôi tiến hành ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn. Nội dung sai lầm 1 2 3 4 5 6 Số người mắc phải sai lầm 6 8 7 6 8 7 Tỷ lệ % 10 13.3 11.6 10 13.3 11.6 Kết quả quan sát sư phạm sau thực nghiệm cho thấy: Số học sinh mắc sai sót kỹ thuật giảm đi đáng kể so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên số học sinh mắc phải sai sót kỹ thuật vẫn còn vì đây là một kỹ thuật khó đỏi hỏi phải có thời gian tập luyện để hoàn thiện kỹ thuật. Tuy nhiên số lượng học sinh mắc sai lầm đã giảm rất đáng kể. 2/NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua tìm hiểu thực trạng học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi của học sinh bản thân tôi nhận thấy học sinh thường mắc phải một số sai sót kỹ thuật như sau: 1. Chạy đà đặt chân giậm không chính xác. 2. Tốc độ chạy đà không cao (dẫn đến giậm nhảy hiệu quả thấp) 3. Không tạo được tư thế chuẩn bị cho giậm nhảy. 4. Giậm nhảy không hết. 5. Giậm nhảy bị lao (góc độ giậm nhảy nhỏ quá). 6. Giậm nhảy bước bộ không chuẩn không thuận lợi cho giai đoạn trên không. Tổng hợp các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện nhảy xa chúng tôi lựa chọn được 8 bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi đó là: 1. Sử dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định 2. Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy 3. Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạy tiếp qua hố cát (cự ly 35 - 45m) 4. Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng. 5. Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại 6. Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao. 7. Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh 8. Tập bước bộ đúng từ chậm đến nhanh KIẾN NGHỊ Đề nghị nhà trường tiếp tục cho áp dụng các bài tập để sửa chữa và hoàn thiện kỹ thuật động tác trong học chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh của trường. Đề nghị các giáo viên nhà trường tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các bài tập cho phù hợp với từng đối tượng và nghiên cứu lựa chọn các bài tập cho các môn khác nhau. Đề nghị nhà trường tăng cường mua sắm thêm dụng cụ phục vụ cho giảng dạy môn thể dục để đáp ứng được nhu cầu hiện nay . KẾT LUẬN Qua thực tế giảng dạy và áp dụng những biện pháp trên, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm trên và mong được sự tham khảo và góp ý và góp ý của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Người viết LÊ NGUYÊN KHÔI MỤC LỤC A/PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Bối cảnh của đề tài 1 2/Lý do chọn đề tài.......................................................................................1 3/Mục đích ................................................................................................2 B/NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN...........................2 1.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến .................................................................2 1.2 Cơ sở thực tiễn của sáng kiến..............................................................7 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC VIẾT SÁNG KIẾN ......................8 2.1. Phương pháp .......................................................................................8 2.2. Đối tượng của sáng kiến. ..................................................................8 3. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ...............................................................9 C/PHẦN KẾT LUẬN 1. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả ........................................................11 2/NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ ...................12 Tài liệu tham khảo Sách giáo khoa Thể dục 8 Sách bài tập huấn luyện điền kinh Một số tài liệu tham khảo khác.

File đính kèm:

  • docskkn nhay xa.doc
Giáo án liên quan