Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống con người và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất.Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Đó là không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá thẩm mỹ.;
Bảo vệ môi trường hiện là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu .Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng đang là một vấn đề quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 40/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước : Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “ Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục Quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 12/12/2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững cho đất nước;
Bảo vệ môi trường hiện nay là chủ trường của Đảng và nhà nước, ngày 31/01/2005 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm nhằm trang bị cho học sinh các cấp những kiến thức, kĩ năng cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường bằng cách lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua một số môn học : vật lí, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lí, ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa và môn giáo dục công dân;
Từ cơ sở do đó , có thể nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong các trường học là vấn đề mang tính cần thiết . Vì thế tôi đã chọn : “ Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các tiết học hoạt động ngoại khóa làm đề tài cho sáng kiến của mình.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các tiết hoạt động ngoại khóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qua cách làm việc này trước giờ vào lớp tất cả các học sinh các lớp đều cầm giỏ đi lượm rác ở khu vực lớp mình được phân công, không còn một mảnh giấy hoặc một bóng dáng nào của lá cây, rác trên sân trường, trước trường và sau các phòng học . Bước đầu vệ sinh cảnh quan ở trường THCS Trung Hoà đã được cải thiện và được nhiều người đánh giá ghi nhận. Nếu việc làm này được thường xuyên triển khai và thực hiện thì môi trường trường học sẽ đạt chuẩn về yếu tố “Sạch”.
3.3 Tổ chức các lớp trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh:
Hoa và cây là không thể thiếu ở sân trường vừa làm đẹp cho trường vừa tạo cây xanh bóng mát cho các em sinh hoạt cộng đồng trong giờ ra chơi như chơi các trò chơi dân gian, ngồi ôn bài theo nhóm......vừa điều hòa khí hậu ,với một số lượng khá đông học sinh như vậy , khí thải cacbonic trong môi trường trường học sẽ được điều hòa từ cây xanh trong sân trường vì thế hoạt động tổ chức các lớp trồng và chăm sóc cây xanh là một việc làm mà trường trường nào cũng đều triển khai;
Vấn đề ở đây là giáo viên dạy môn GDCD phải biết sử dụng việc làm này vào hoạt động ngoại khóa của mình để hướng dẫn, giao trách nhiệm và đánh giá kết quả đề nghị ban hoạt động ngoài giờ cộng điểm tháng cho hoạt động bảo vệ môi trường;
Ở trước mỗi phòng học có một bồn hoa giáo viên sẽ phân công cho 2 lớp đang học ở phòng đó đảm nhiệm trách nhiệm chăm sóc , Lớp nhỏ có nhiệm vụ trồng hoa và chăm sóc hoa , lớp lớn hơn có nhiệm tưới hoa ;
Ngoài ra mỗi lớp sẽ nhận thêm chăm sóc một cây xanh, cây cảnh trong sân trường: như nhổ cỏ, bón phân và tưới cây.
3.3.1: Vai trò, tác dụng và hiệu quả
Qua việc làm này, cây xanh trong sân trường sẽ rất xanh và bồn hoa sẽ rất đẹp vì đây là hoạt động thi đua nên lớp nào cũng nuốn lớp mình sẽ được cộng điểm nhiều (Tâm lí học sinh);
Mặt khác giáo viên dạy môn GDCD cũng xem đây là điểm đánh giá hành vi tham gia hoạt động của họcu sinh. Vì môn GDCD không phải là để kiểm tra kiến thức mà chính là thông qua kiến thức để giáo dục hành vi của học sinh . Vì thế giáo viên có thể trong một tiết day/một tuần , yêu cầu lớp trưởng cho biết có bao nhiêu bạn lớp mình đã tích cực trong việc trồng và chăm sóc cây? Bao nhiêu bạn chưa tích cực , giáo viên nhận xét và ghi điểm thực hành . Đối với những em chưa tích cực giá viên cho cơ hội ở các tuần sau. Chắc chắn ở trong tuần sau sẽ có nhiều em đạt điểm tốt;
Cuối cùng cái mà chúng ta đạt được đó là : Môi trường đạt chuẩn về yếu tố “ xanh” và “đẹp”.
3.4: Phối hợp ban lao động tổ chức lớp trực tuần:
Cùng với ban lao động lên kế hoạch phân công lớp trực tuần ngay từ đầu triển khai thực hiện bảo vệ môi trường trong tiết hoạt động ngoại khóa Tuần 1: Lớp 9A ; Tuần 2 Lớp 8A ; Tiếp đến tuần 3,4: Lớp 7A và 6A;
Nhiệm vụ của lớp trực tuần: Ngoài đánh trống, trực cổng thì các em còn có nhiệm vụ quét và lượm rác trên sân trường trong buổi đó . Buổi sáng một lớp ; Thời gian sáng từ 7h00-10h20 phút ; Suốt 6 ngày trong tuần đều có HS tham gia trực và lượm rác như vậy . Sau đó các em sẽ được bảo vệ trường hướng dẫn nhổ cỏ các bồn hoa trước phòng làm việc của ban giám hiệu và tưới cây toàn bộ trên sân trường . Đúng thời gian quy định, bảo vệ cùng với giáo viên trực buổi sẽ ghi tên và xếp loại số lượng HS lớp tham gia trong buổi đó theo A(tốt) B(khá) C(trung bình) D( chưa đạt) Ban lao động sẽ đánh giá trong các cuộc họp hội đồng tháng ;
Nhiệm vụ của giáo viên dạy môn GDCD là nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện đúng nhiệm vụ và đánh giá việc tham gia của các lớp và HS để đề nghị ban thi xếp loại các lớp trực theo tuần.
3.4.1: Vai trò, tác dụng và hiệu quả :
Cũng như các hoạt động trên hoạt đỏng này cùng đem lại hiệu quả trong từng ngày , ngày nào cũng có các em lượm rác hai buổi thì còn gì có rác trên sân trường .....
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Sáng kiến này được áp dụng trong tất cả 04 lớp của 4 khối với tổng số học sinh là 96 và áp dụng ngay từ đầu năm học 2012-2013 trong phạm vi học sinh trường THCS Trung Hoà;
Những giải pháp trên trước đây ban giám hiệu phối hợp với ban lao động và ban ngoài giờ lên lớp cũng đã có triển khai cho các lớp thực hiện , được 2 năm, năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012. Vệ sinh môi trường THCS Trung Hoà chưa cải thiện được nhiều công tác vệ sinh còn chưa vào quy củ . Kể từ năm học 2012-2013 nhờ có sự tích cực của BGH nhà trường và sự hổ trợ nổ lực của ban NGLL và ban lao động cùng với trách nhiệm của giáo viên đang trực tiếp dạy môn GDCD và giáo viên dạy bộ môn khác thông qua các tiết ngoại khóa đã giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đến từng học sinh và giao nhiệm vụ cho từng lớp , theo dõi đánh giá và xếp loại cụ thể. Tất cả các lớp đều thực hiện thường xuyên cảnh quan sư phạm trường THCS Trung Hoà ngày càng “xanh, sạnh , đẹp” bước đầu đã chuyển biến tích cực tạo nhận thức sâu sắc đến tùng học sinh trong việc thực hiện cuộc vận động “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” và thu hút học sinh đến trường nhiều hơn vì trường học sạch đẹp rất an toàn để các em vui chơi và học tập , hạn chế được học sinh bỏ học và hư hỏng ...
Phần thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Mỗi người chúng ta ai cũng biết hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường...;
Đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ra đời và phát triển của nhiều nhà máy, xí nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi trường rất lớn, nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường, không xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường thì gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước;
Bên cạnh đó hoạt động bảo vệ môi trường môi trường càng có ý nghĩa hơn nữa khi thế giới hiện nay đang đứng trước thực trạng là trái đất đang nóng dần lên, thì vấn đề bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà là của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta;
Ai cũng biết đối với con người chúng ta thì sức khỏe là vốn quý nhất của con người, nhờ có sức khỏe con người mới có thể học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác của xã hội, có sức khỏe mới góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển..Hãy biết sống cho mình và cho người khác, hãy cùng nhau bắt tay góp phần công sức nhỏ nhoi của mình để tham gia bảo vệ môi trường;
Lực lượng có thể tham gia , tác động làm chuyển biến tích cực môi trường đó chính là học sinh, vì thế giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là trách nhiệm của mỗi thầy cô đang trực tiếp giảng dạy các em. Ngay tự hôm nay thầy cô hãy trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả gì? Và trang bị cho các em thái độ tình cảm và việc làm thân thiện ,thiết thực của em đối với môi trường mà mình đang sống và học tập . Nhiều năm sau các em sẽ là những người lao động vừa có trình độ kiến thức, vừa được trang bị hiểu biết về môi trường các em sẽ có ý thức lựa chọn nghề nghiệp không gây tác động xấu đến môi trường hoặc các em sẽ có những phát minh sáng tạo có thể giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường hôm nay;
Điều quan trọng là mỗi trường, mỗi thầy cô sẽ bằng kinh nghiệm của mình để lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào từng bài giảng của mình như thế nào là hợp lí và hiệu quả. Riêng với bản thân tôi trên đây là kinh nghiệm cá nhân trong quá trình giảng dạy đúc kết lại xin được mạn phép là sáng kiến trong dạy học của bản thân , chắc chắn đây không phải là cái mới, nhưng nếu biết sử dụng có hiệu quả cái cũ hay nói đúng hơn là tái chế, tận dụng nguyên vật liệu cũ để tạo ra một sản phẩm mới thì đó cũng là bước đầu của sự thành công;
Rất mong sự góp ý chia sẽ những thiếu sót không tránh khỏi trong sáng kiến để sáng kiến được đưa vào áp dụng có hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trung Hoà , ngày 02 tháng 05 năm 2013
Người viết
ĐÀO VIẾT NAM
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS TRUNG HOÀ
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
xếp loại....................
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN TÂN LẠC
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
xếp loại...........................
File đính kèm:
- SKKN GDCD.doc