Giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở là một bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục thể chất nhân dân, là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đảng ta cho rằng: “Giáo dục thể chất phải luôn luôn hướng vào mục tiêu chủ yếu là bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây là một vấn đề quan trọng gắn với vấn đề xây dựng đất nước, với hạnh phúc nhân dân và là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta”. Để đáp ứng được nhiệm vụ quan trọng đó thì giáo dục thể chất cho nhân dân là việc làm không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Bác Hồ đã nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công” và Người đã chỉ rõ muốn có sức khoẻ thì “ Nên tập luyện thể dục hàng ngày” và coi đó là “ Bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Ngày nay đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá thì nhân tố sức khoẻ của thế hệ trẻ - Những người chủ tương lai của đất nước ngày càng được coi trọng hơn. Đảng và nhà nước coi trọng giáo dục thể chất là một mục tiêu cơ bản của mục tiêu đào tạo toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc phát triển thể dục thể thao(TDTT) là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm về phương pháp huấn luyện chạy bền và áp dụng một số chiến thuật trong thi đấu chạy bền cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng
Đơn vị
1
Các bài tập với bóng
25
giờ
2
Trò chơi vận động
35
giờ
3
Bài tập phát triển thể lực chung
30
giờ
4
Bài tập mềm dẻo
15
giờ
5
Chạy chậm
80
Km
6
Chạy ngắn
40
Km
7
Bài tập tốc độ đều
80
Km
8
Bài tập chạy biến tốc
80
Km
9
Chạy việt dã
18
giờ
10
Bài tập thể dục
12
tiết
11
Số lần kiểm tra
8
lần
12
Số buổi tập
84
buổi
1. Giai đoạn 2 (áp dụng cho học sinh khối 7)
- Giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu.
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Tiếp tục hoàn thiện huấn luyện thể lực toàn diện và nâng cao khả năng giữ tốc độ chạy gần tối đa.
- Phát triển sức bền và sức nhanh trên nền huấn luyện nhiều môn điền kinh. Thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
- ở giai đoạn này ta sử dụng biện pháp tập kéo dài với nhịp điệu đều và tổ hợp các phương pháp huấn luyện - biến đổi, lặp lại, vòng tròn.
Bảng 3.
Các biện pháp huấn luyện giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu:
Phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn.
TT
Các biện pháp huấn luyện
Khối lượng
Đơn vị
1
Các bài tập với bóng
23
Giờ
2
Trò chơi vận động
30
Giờ
3
Bài tập phát triển thể lực chung
28
Giờ
4
Bài tập mềm dẻo
14
Giờ
5
Chạy chậm
22
Km
6
Chạy ngắn
40
Km
7
Bài tập tốc độ đều
74
Km
8
Bài tập chạy biến tốc
58
Km
9
Chạy việt dã
18
Giờ
10
Bài tập thể dục
10
Tiết
11
Bài tập bổ trợ chuyên môn
30
Giờ
12
Bài tập chạy biến đổi
20
Km
13
Bài tập chạy lặp lại
20
Km
14
Bài tập chạy vòng tròn
14
Km
15
Chạy lên dốc, xuống dốc
22
Km
16
Số lần kiểm tra
10
Lần
17
Số buổi tập
96
Buổi
3. Giai đoạn 3 (áp dụng cho học sinh khối 8)
- Giai đoạn chuyên môn hoá sâu.
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Phát triển các tố chất thể lực, nắm vững kỹ thuật, chiến thuật, tích luỹ kinh nghiệm để kiểm tra và có thể thi đấu tại các kỳ Hội Khoẻ Phù Đổng.
- Tăng cường sự cá biệt hoá của quá trình huấn luyện do đó có sự khác nhau đáng kể về sự phát triển của vận động viên cùng độ tuổi nhưng giới tính khác nhau, cần có sự điều chỉnh về khối lượng vận động và cường độ vận động phù hợp với khả năng sức khoẻ của từng vận động viên, phối hợp đồng bộ với phát triển thể lực và hoàn thiện kĩ thhuật.
- Tăng cường kiểm tra và thi đấu tập.
Bảng 4.
Các biện pháp huấn luyện giai đoạn chuyên môn hoá sâu.
Phát triển các tố chất thể lực chung, chuyên môn và hoàn thiện kỹ, chiến thuật.
TT
Các biện pháp huấn luyện
Khối lượng
Đơn vị
1
Các bài tập với bóng
30
Giờ
2
Trò chơi vận động
20
Giờ
3
Bài tập phát triển thể lực chung
24
Giờ
4
Chạy bổ trợ và chạy chậm
8
Giờ
5
Chạy chậm
45
Km
6
Xuất phát chạy ngắn
34
Km
7
Bài tập tốc độ đều
54
Km
8
Bài tập chạy biến tốc
38
Km
9
Chạy việt dã lên, xuống núi
28
Giờ
10
Bài tập bổ trợ chuyên môn
35
Giờ
11
Bài tập chạy biến đổi
22
Km
12
Bài tập chạy lặp lại
35
Km
13
Nhảy dây bền
3000
Lần
14
Số lần kiểm tra
12
Lần
15
Các động tác xoa bóp, thả lỏng
118
Buổi
4. Giai đoạn 4 - (áp dụng cho học sinh khối 9)
- Giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Đặc biệt chú ý đến việc đối đãi cá biệt trong huấn luyện và đạt được chỉ số cá nhân cao về trình độ huấn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và phẩm chất ý chí để đảm bảo được thành tích cao trong tập luyện, thi đấu.
- Đạt được thành tích cao trên các cự li thi đấu chính mà vận động viên đã lựa chọn.
* Phương pháp:
- Sử dụng khối lượng và cường độ vận động ở mức cao hơn so với giai đoạn trước, tăng cường kiểm tra, thi đấu và áp dụng hoàn thiện một số chiến thuật.
- Tham gia thi đấu và chạy theo kế hoạch chiến thuật đã được đặt ra hay là tự lựa chọn hành động trong các tình huống khác nhau.
- Tập với những vận động viên chạy có kinh nghiệm hơn.
- Chạy qua các cự li có thực hiện tăng tốc độ về đích.
- Chạy dẫn đầu.
- Chạy vượt đối thủ trong các tình huống khác nhau.
Bảng 5:
Kế hoạch huấn luyện hàng tuần
Tháng 9 - 11: - Mỗi tuần tập 4 buổi.
Phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn.
Ngày huấn luyện trong tuần
Các biện pháp cụ thể
Ngày thứ nhất
Phát triển thể lực chung
- Các bài tập khởi động
- Bài tập bổ trợ: 5 x 30m
- Bài tập phát triển mềm dẻo: 10 phút
- Chạy tăng tốc độ: 4 x 100m - 4 x 200m
- Chạy biến tốc : 200m nhanh + 200m chậm (nghỉ giữa 3 phút)
- Bài tập với bóng: 20 phút
- Các động tác xoa bóp hồi tĩnh: 10-15 phút
Ngày thứ hai
Phát triển sức mạnh tốc độ
- Đi bộ chuyển sang chạy chậm: 400m. Các động tác khởi động (số động tác và số lần lặp lại) 15 phút.
- Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy: 20 phút
- Chạy tốc độ 80 - 90% sức 3L- 5L x 100m, 2L – 3Lx 200m.
- Xuất phát cao chạy lặp lại tốc độ cao 100m cuối: 2L x 400m
- Nhảy và các bài tập nhảy: 15 phút
- Chạy lên dốc, xuống dốc: 4tổ x 5 phút chạy với tốc độ giới cực đại.
- Thả lỏng tích cực: 10-15 phút
Ngày thứ ba
Rèn luyện sức bền chuyên môn
Khởi động
- Chạy nhẹ nhàng khoảng 600m.
- Các động tác khởi động (số động tác và số lần lặp lại) 15 phút.
- 40% thời gian tập chạy sức bền ( 2- 4 km)
- 40% thời gian tập thể lực chung.
- Các động tác xoa bóp hồi tĩnh: 10-15 phút
Ngày thứ tư
Hoàn thiện sức bền chuyên môn
Khởi động
- Bài tập bổ trợ: 5 x 30m
- Bài tập phát triển mềm dẻo: 10 phút
- Chạy khoảng cách rèn luyện sức bền có luân phiên chạy các đoạn 100m và 200m, 5 x 100m với tốc độ cực đại, nghỉ bằng cách chạy hoặc đi bộ thả lỏng 4 x 200m.
- Chạy các cự li chính: 800m, 1500m với tốc độ khoảng 85- 90 % sức và có áp dụng chiến thuật thi đấu.
- Trò chơi với bóng: 15 phút.
- Thả lỏng tích cực: 10 phút.
Tháng 12 – 02 Mỗi tuần tập 6 buổi.
Tiếp tục hoàn thiện các tố chất thể lực chung, chuyên môn và kỹ chiến thuật.
Ngày thứ nhất
Phát triển thể lực chung
- Các bài tập khởi động
- Chạy chậm: 10 phút
- Chạy tăng tốc độ: 4 x 100m - 4 x 200m
- Chạy lặp lại: 3L x 200m - 400m – 2L x 800m – 1500m (nghỉ giữa 7- 8 phút)
- Các bài tập với bóng: 10 phút.
- Bài tập thư giản và sử dụng các biện pháp căng cơ tối đa: 10 phút
- Các động tác xoa bóp hồi tĩnh: 10phút
Ngày thứ hai
Phát triển sức mạnh tốc độ
- Đi bộ chuyển sang chạy chậm: 600m. Các động tác khởi động (số động tác và số lần lặp lại) 15 phút.
- Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy: 15 phút
- Xuất phát cao chạy 100m tốc độ.
- Bài tập chạy ngắn: 3 x 200m hay 2 – 3 x 300m hay chạy 400m + 300m + 200m + 100m.
- Chạy lên dốc, xuống dốc: 4tổ x 5 phút chạy với tốc độ giới cực đại.
- Thả lỏng tích cực: 10-15 phút
Ngày thứ ba
phát triển sức bền tốc độ
Khởi động
- Chạy nhẹ nhàng khoảng 600m.
- Các động tác khởi động (số động tác và số lần lặp lại) 15 phút.
- Chạy lặp lại các đoạn từ 100m - 400m, đồng thời tốc độ chạy tăng dần lên cho các bài tập: 100 + 200 + 300 + 400 + 300 + 200 + 100m hay 400 + 300 + 250 + 200 + 150 + 100m.
- Các động tác xoa bóp hồi tĩnh: 10-15 phút
Ngày thứ tư
Rèn luyện sức bền chuyên môn
- Các bài tập khởi động
- Bài tập bổ trợ: 5 x 30m
- 40% thời gian tập chạy sức bền ( 3- 6 km)
- 30% thời gian tập thể lực chung
- Trò chơi với bóng: 15 phút.
- Thả lỏng tích cực: 10 phút.
Ngày thứ năm
Hoàn thiện chuyên môn
- Bài tập chung: 10 phút
- bài tập bổ trợ chuyên môn: 20 phút
- Chạy biến tốc từ đường thẳng sang đường vòng: 200m nhanh - 300 - 400m chậm
- Chạy biến tốc từ đường đường vòng sang thẳng: 400m – 800m.
- Kiểm tra các cự ly chính có áp dụng chiến thuật vào thi đấu tập: 400m - 800 - 1500m với tốc độ 80% cực đại
- Chạy thả lỏng: 15 phút
Ngày thứ sáu
Tập nhẹ và nghỉ tích cực chuẩn bị thi đấu
- Các bài tập bổ trợ chuyên môn: 15 phút
- Bài tập phát triển mềm dẻo: 10 phút
- Các bài tập rèn sức bền với mục đích nghỉ tích cực
- Các bài tập với bóng: 25 phút
- Thả lỏng tích cực: 10 phút
Tháng 3 – 4:
Cũng tập tương tự như vậy, tuy nhiên kế hoạch huấn luyện phải tuỳ theo trình độ thể lực của vận động viên và có thể thay đổi cho phù hợp với khối lượng,
cường độ, khối lớp, lứa tuổi và giới tính.
Iv. Kết quả:
V. Kết luận
Trên đây là một số phương pháp trong công tác giảng dạy và huấn luyện học sinh giỏi bộ môn thể dục ở trường THCS và những kết quả mà bản thân tôi giảng dạy và huấn luyện nhiều năm đúc rút được.
- Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đối với việc nâng cao sức khoẻ, góp phần rèn luyện thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời xây dựng huấn luyện đội tuyển lâu dài, vững mạnh, tham gia HKPĐ các cấp đạt kết quả cao, nhằm thúc đẩy phong trào TDTT phát triển rầm rộ trong và ngoài nhà trường.
- Thầy giáo phải có lương tâm và trách nhiệm trước học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Người đời vẫn thường nhắc “người thầy giáo không có lương tâm sẻ làm hỏng đi cả thế hệ”. Vì vậy bất cứ việc làm nào của thầy cũng cần có hiệu quả thiết thực.
- Thầy giáo phải dạy học sinh bằng cả phong cách, lối sống, tâm hồn và kiến thức.
Thầy giáo phải say mê với môn dạy của mình cho dù thể dục, văn hoá hay bất kỳ môn nào.
- Thầy giáo phải có phương pháp giáo dục tốt. Dạy học sinh giỏi không chỉ theo nguyên tắc đã định sẵn mà phải xuất phát từ các đối tượng học sinh cụ thể để nắm được tâm sinh lý, lứa tuổi, khối lớp của học sinh để có hệ thống cho từng giai đoạn huấn luyện cụ thể.
- Không ngừng học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu tài liệu tích luỹ chuyên môn nghiệp vụ mà mình phụ trách. Phải có sự hiểu biết sâu rộng, cơ bản về chuyên môn mình phụ trách. Đồng thời phải biết tiếp cận cái mới qua nhiều nguồn thông tin như : sách báo, đài và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Muốn có học sinh giỏi:
+ Người thầy phải tâm huyết với nghề, phải có chuyên môn vững vàng đó là bí quyết để thành công trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Phải không ngừng phát hiện các em có tố chất, năng khiếu bộ môn thể dục để xây dựng kế hoạch huấn luyện cụ thể cho từng môn, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và trình độ thể lực của từng học sinh.
+ Phải phát triển môn thể thao yêu thích của từng học sinh gây hứng thú, say mê, tự giác, chịu khó tập luyện TDTT kiên trì. Từ đó giáo viên hướng dẫn thêm các bài tập ở nhà một cách khoa học để phát triển các tố chất riêng lẽ bổ sung và hoàn thiện kỹ thuật chạy bền.
File đính kèm:
- SKKN TD thcs.doc