Hướng nghiệp là công tác cần thiết đối với giáo dục ở THCS, Như Giáo dục hướng nghiệp là một trong những hoạt động giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ- GDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm: “Giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”. Nhiệm vụ đầu tiên là qua hướng nghiệp, các em được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình. Nhiệm vụ thứ hai là hướng dẫn phát triển hứng thú nghề nghiệp. Nhiệm vụ thứ ba là giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng. Nhiệm vụ cuối cùng của hướng nghiệp là giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công Đây là những phẩm chất nhân cách không thể thiếu được ở người lao động trong xã hội của chúng ta. Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ.
29 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 9 "Tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn hướng học, chọn nghề của bản thân" - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng trau dồi khả năng và sở thích để chuẩn bị một cách tốt nhất cho việc học tiếp THPT hoặc học nghề và lập nghiệp sau này. Các thầy, cô giáo chỉ là người hướng dẫn. Các em là người chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra quyết định chọn hướng học, chọn nghề phù hợp. Các em sẽ còn nhiều cơ hội để học hỏi thêm về hướng nghiệp trong những tiết học sau.
Nội dung cần ghi nhớ: Cách tìm hiểu khả năng và sở thích của bản thân.
3. Nội dung 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn hướng học, chọn nghề
3.1 Mục tiêu
- Học sinh biết được những ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh KTXH của địa phương, đất nước đối với việc chọn hướng học, chọn nghề;
- Thấy được mối tương quan giữa bản thân, hoàn cảnh gia đình, điều kiện KTXH với việc chọn hướng học, chọn nghề. Từ đó, Bước đầu trả lời được câu hỏi: “Em đang ở đâu?”, “Em muốn trở thành người như thế nào?”.
3.2 Cách tiến hành
3.2.1 Hoạt động 3.1. Giới thiệu lí thuyết hệ thống
- Giáo viên trình chiếu Hình 3.1. Mô hình lí thuyết hệ thống (phụ lục III, chuyên đề 1) và giải thích: Theo “Lí thuyết hệ thống” (LTHT), Trước tiên mỗi học sinh cần hiểu rõ mình là ai, từ sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp, giới tính đến quan điểm, niềm tin của mình. LTHT cũng nhấn mạnh rằng, mỗi người chúng ta không sống riêng lẻ một mình mà sống trong một hệ
thống, và chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi những yếu tố bên ngoài, bao gồm: gia đình, bạn bè, cộng đồng, quốc gia, hoàn cảnh KTXH, hệ thống giáo dục và nhiều yếu tố khác nữa. Những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định chọn hướng học, chọn nghề nghiệp và tiến trình phát triển nghề nghiệp của mỗi người. Việc các em hiểu rõ vai trò của mình trong hệ thống và những ảnh hưởng từ bên ngoài đến chính bản thân các em sẽ giúp các em đưa ra quyết định thực tế, giảm những mâu thuẫn bên trong nội tâm và tìm ra những giải pháp có thể giúp các em thỏa mãn những trách nhiệm chung cũng như sở thích riêng.
Giáo viên nêu một số ví dụ để giúp học sinh hiểu rõ hơn LTHT.
Kết luận: LTHT rất quan trọng vì con người chúng ta không sống độc lập một mình. Chúng ta luôn tương tác với môi trường xung quanh và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những yếu tố từ môi trường ấy, trong đó, tác động có ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn hướng học, chọn nghề của các em chính là truyền thống nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và yếu tố KT- XH ở nơi các em đang sinh sống.
3.2.2 Hoạt động 3.2. Ảnh hưởng của truyền thống nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình đối với việc chọn hướng học, chọn nghề.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu truyền thống nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình theo các Bước sau:
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân
Giáo viên phát Phiếu hỏi 3.2. “Nghề nghiệp trong gia đình em” (phụ lục III, chuyên đề 1) và yêu cầu học sinh hoàn thành trong thời gian là 5 phút;
Giáo viên giải thích thêm: “Nội trợ” trong gia đình cũng là một công việc dù rằng không được trả lương.
Bước 2: Phỏng vấn
Giáo viên phát phiếu Phỏng vấn 3.2 (phụ lục III, chuyên đề 1) và yêu cầu học sinh đi phỏng vấn hai bạn khác trong lớp theo các câu hỏi trong phiếu 3.2 và viết câu trả lời của người được phỏng vấn vào giấy.
Bước 3: Thảo luận nhóm.
Giáo viên phát Phiếu thảo luận 3.2 (phụ lục III, chuyên đề 1) và tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm hai người theo nội dung trong phiếu. Nhắc học sinh ghi các câu trả lời vào ô trống bên cạnh. Giáo viên gọi một số học sinh trình bày kết quả làm việc của 3 Bước trên. Sau mỗi phần trình bày của học sinh, giáo viên khái quát các ý kiến trình bày của học sinh. Lưu ý đối với giáo viên: Vai trò của phụ huynh trong việc quyết định chọn hướng học và nghề nghiệp tương lai cho các em rất quan trọng. Thông thường phụ huynh sẽ rơi vào một trong những trường hợp sau:
Cha mẹ không có kiến thức hoặc không tự tin về hiểu biết của mình nên thường dựa vào ý kiến những thành viên khác trong gia đình (anh chị em, họ hàng) để hướng nghiệp cho con. Những quyết định trong trường hợp này rất mù mờ, đôi khi là dựa vào cơ may (như có cháu họ làm kế toán thành công, nên khuyên con học kế toán), và hoàn toàn đi Ngược lại với “lí thuyết cây nghề nghiệp” đã nêu ở trên;
Cha mẹ có kiến thức nhất định về kinh tế, xã hội và giáo dục, nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân (từ những trải nghiệm trong quá khứ mà có thể không còn hợp thời với những thay đổi hiện tại) để hướng nghiệp cho con, nên chưa chắc đã đúng (vì không theo “lí thuyết cây nghề nghiệp” đã nêu ở trên)
Cha mẹ cho con tự do quyết định, nhưng không có nghĩa là tốt vì con chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống,và chưa hiểu rõ các loại nghề nghiệp, các ảnh hưởng v.v.
3.2.3 Hoạt động 3.3. Ảnh hưởng của điều kiện KTXH tại địa phương, đất nước
- Giáo viên giải thích lí do, mục đích của việc tìm hiểu yếu tố KTXH của đất nước và địa phương. Việc hiểu rõ nội dung này giúp chúng ta Bước đầu trả lời được câu hỏi “Em đang ở đâu?”.Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta hãy luôn tự tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn hướng học, chọn nghề của mình để tự mình có thể trả lời được các câu hỏi “Em là ai?”, “ Em đang ở đâu?”, “Em muốn trở thành người như thế nào trong tương lai?”. Từ đó, có hướng phấn đấu, rèn luyện trong học tập, lao động để đạt được ƣớc mơ nghề nghiệp của mình.
4. Đánh giá kết quả
Tổ chức cho học sinh làm Bài tập đánh giá sau khi tham gia các hoạt động của chuyên đề 1(phụ lục V, chuyên đề 1).
5. Nhiệm vụ cho chủ đề tiếp theo – “Tìm hiểu nghề nghiệp”
- Giao nhiệm vụ cho học sinh: Tìm hiểu một số nghề đang có ở địa phương và những nghề khác mà em biết. Mỗi em sẽ tìm hiểu về ít nhất là một nghề và ghi thông tin của nghề đó
vào giấy.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghề:
Học sinh hỏi những người xung quanh về nghề họ đang làm mà em muốn tìm hiểu hoặc về nghề mà họ biết. Học sinh cũng có thể tra cứu thêm thông tin trên
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Quy trình thực nghiệm
- Mục đích thực nghiệm:
+ Kiểm tra tính khả thi hợp lý và hiệu quả của công tác hướng nghiệp ở trường PT DTBT THCS.
2. Chọn mẫu thực nghiệm
Lớp thực nghiệm: Gồm HS lớp 9A, 9B, 9C
Thực nghiệm được tiến hành sau khi đã tiến hành giảng dạy, thực hiện công tác hướng nghiệp.
3. Các bước tiến hành thực nghiệm
Bước 1: Chúng tôi tiến hành khảo sát về thực trạng học sinh ở trường PT DTBT THCS Chiêu Lưu trước khi tiến hành công tác hướng nghiệp và có kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Khả năng của bản thân
Phương hướng cuả bản thân
biết (sl)
không biết (sl)
có(sl)
không có (sl)
9A
29
9
20
6
23
9B
29
8
21
7
22
9C
30
7
23
5
25
Bước 2: Chúng tôi thiết kế bài kiểm tra căn cứ vào mục tiêu dạy học phù hợp với vùng miền đã xác định, tiến hành kiểm tra sau khi tiến hành công tác hướng nghiệp.
Sau khi tiến hành giảng dạy thực nghiệm và lấy kết quả ở ba lớp 9A, 9B, 9C được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Khả năng của bản thân
Phương hướng cuả bản thân
biết (sl)
không biết (sl)
có(sl)
không có (sl)
9A
29
25
4
23
6
9B
29
24
5
22
7
9C
30
25
5
24
6
4. Xử lí kết quả thực nghiệm: bằng phương pháp thống kê
Trước khi tiến hành công tác hướng nghiệp:
Sau khi tiến hành công tác hướng nghiệp:
- Nhận xét kết quả: sau khi tiến hành công tác hướng nghiệp cho học sinh cho thấy ở 3 lớp 9A, 9B, 9C có trên 80% học sinh nhận thức được khả năng của bản thân. Trên 76% học sinh xác định được hướng học, chọn nghề của bản thân.PHẦN C – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận:
Hiện tại, học sinh hứng thú tham gia vào các hoạt động hướng nghiệp của nhà trường. Nhìn chung, nhà trường ảnh hưởng rất nhiều đến các em trong việc quyết định lựa chọn một nghề.
Thực tế cho thấy nhà trường có sử dụng nhiều hình thức tổ chức hướng nghiệp cho học sinh song hiệu quả hướng nghiệp cho học sinh Trung học chỉ ở mức trung bình.
Việc nghiên cứu áp dụng các mô hình thực nghiệm của đề tài thể hiện kết quả khả quan, giả thuyết nghiên cứu được xác lập và mô hình thực nghiệm này có thể được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS.
Kiến nghị:
- Cần tiếp tục xây dựng một mô hình giáo dục hướng nghiệp cụ thể hơn để đáp ứng nhu cầu thực tế. Đặc biệt, tiếp tục chỉnh sửa chương trình chi tiết về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS.
- Cần định hướng các trường trung học chú trọng giáo dục hướng nghiệp và xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thiết thực. Cần có cơ chế kiểm tra - giám sát việc thực hiện chương trình này một cách chuyên biệt cũng như việc thực hiện lồng ghép trong từng môn học cụ thể.
- Cần có các kế hoạch chỉ đạo kiểm tra - giám sát một cách thường xuyên, liên tục công tác giáo dục hướng nghiệp để đảm bảo việc thực hiện công tác này đem lại hiệu quả tích cực cho học sinh.
- Nên bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ các băng hình về hướng nghiệp, hỗ trợ các phương tiện kỹ thuật để giáo dục hướng nghiệp, hỗ trợ các công cụ hướng nghiệp
- Cần quan tâm nhiều hơn đến việc triển khai công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường trung học đặc biệt là từ giai đoạn cuối cấp học sinh THCS để đảm bảo chuẩn bị cho học sinh có những cơ sở khoa học trong việc hướng nghiệp - chọn nghề.
- Cần thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh bằng nhiều hình thức đa dạng - phong phú và hấp dẫn phù hợp với điều kiện của từng trường cũng như từng cơ sở đào tạo nhưng có chú ý đến nhu cầu và sự mong đợi của học sinh để bổ sung vào mô hình thực nghiệm.
Các giáo viên hướng nghiệp cần tích cực trang bị những kiến thức và kỹ năng có liên quan và chú trọng kết hợp với chuyên viên tham vấn để thực hiện mô hình thực nghiệm. Đặc biệt, cần chú trọng phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp thực sự tích cực và hiệu quả.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp đã không ngừng tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công tác giảng dạy. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí chỉ đạo chuyên môn nhà trường và Phòng giáo dục, các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm phục vụ tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy.
Chiêu lưu, ngày 10 tháng 04 năm 2014
Người thực hiện
Lê Hoài Nam
PHỤ LỤC
File đính kèm:
- skkn huong nghiep.docx