Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh học tốt môn mĩ thuật tiểu học

Kinh ngiệm cho thấy những học sinh học giỏi môn nghệ thuật nói chung và môn mĩ thuật nói riêng đều là các em học tập khá giỏi trở lên; những học sinh chưa khá, chưa giỏi thì hiếm khi học tốt môn mĩ thuật! Vì vậy, hướng dẫ học sinh học tột môn mĩ thuật là tạo tiền đề, nền tảng để cho các em phát triển toàn diện trong nhà trường.

Nhờ học môn mĩ thuật mà các em có điều kiện rèn luyện them các khả năng như: óc phân tích quan sát đối tượng, thế nào là bố cục cân đối, sự hài hòa màu sắc, cái đẹp tổng thể là gì, thế nào là cái đẹp bộ phận . . . và qua đó dần dần học sinh sẽ có được sự thưởng thức nghệ thuật đúng đắn hướng tới “Chân, Thiện, Mĩ”, là góp phần cho giáo dục đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Đó là lí do mà môn mĩ thuật cần có sự quan tâm đúng mực, nghiêm túc nhất trong giai đoạn hiện nay.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh học tốt môn mĩ thuật tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với từng thế hệ con người. Kinh ngiệm cho thấy những học sinh học giỏi môn nghệ thuật nói chung và môn mĩ thuật nói riêng đều là các em học tập khá giỏi trở lên; những học sinh chưa khá, chưa giỏi thì hiếm khi học tốt môn mĩ thuật! Vì vậy, hướng dẫ học sinh học tột môn mĩ thuật là tạo tiền đề, nền tảng để cho các em phát triển toàn diện trong nhà trường. Nhờ học môn mĩ thuật mà các em có điều kiện rèn luyện them các khả năng như: óc phân tích quan sát đối tượng, thế nào là bố cục cân đối, sự hài hòa màu sắc, cái đẹp tổng thể là gì, thế nào là cái đẹp bộ phận . . . và qua đó dần dần học sinh sẽ có được sự thưởng thức nghệ thuật đúng đắn hướng tới “Chân, Thiện, Mĩ”, là góp phần cho giáo dục đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Đó là lí do mà môn mĩ thuật cần có sự quan tâm đúng mực, nghiêm túc nhất trong giai đoạn hiện nay. Qua vài năm dạy học môn mĩ thuật tôi làm đề tài nghiên cứu và ứng dụng thực tế trong nhà trường qua các lớp học cụ thể ở tiểu học, qua từng giai đoạn lứa tuổi học sinh. Đề tài sang kiến kinh nghiệm có tên là “Hướng dẫn học sinh học tốt môn mĩ thuật ở bậc tiểu học”. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Giáo viên được đào tạo qua trường lớp. Đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển, việc học mĩ thuật đối với học sinh ngày nay có nhiều thuận lợi về đồ dùng học tập (đồ dùng học tập có mọi nơi, từ những cuốn truyện tranh cổ tích, tờ báo,tượng, áp-phích có hình vẽ, ảnh đẹp đến những nhu yếu phẩm hàng ngày: trà, cá hộp . . . đều có trình bày mĩ thuật rất phong phú) từ đó thị hiếu thẩm mĩ của các em ngày càng cao hơn. Tuy vậy cũng có những khó khăn ở trường: Cơ sở vật chất: Phòng dành cho bộ môn mĩ thuật chưa có. Thời lượng dành cho bộ môn mĩ thuật còn rất ít (mỗi tuần chỉ có 1 tiết). Dụng cụ, mô hình, tượng, trang thiết bị, tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy không có. Vậy: Làm sao để các em có hứng thú say mê đối với môn mĩ thuật, phát triển khả năng nhận thức nghệ thuật của các em? Làm sao để cho môn mĩ thuật cùng với các môn học khác phát triển nhân cách, trí tuệ cho các em? Giảng dạy như thế nào để mỗi học sinh đều chờ đợi đến giờ mĩ thuật để các em thể hiện được khả năng sáng tạo ra cái đẹp của chính mình? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỆN PHÁP Biện pháp giải quyết: Giáo viên mĩ thuật : Không ngừng học hỏi chuyên môn. Tham mưu tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ. Phải nắm được đặc điểm sinh lí của lứa tuổi, nắm được đặc điểm sinh lí của từng đối tượng học sinh. Phải nắm được thị hiếu thẩm mỹ, khả năng thưởng thức về cái đẹp qua bài vẽ ở lớp đầu cấp (như ở lớp một thế nào, lớp hai ra sao) và ở các lớp cuối cấp (như ở lớp bốn, lớp năm có gì khác biệt) để có phương pháp, nội dung giảng dạy cụ thể. Phải nắm được hoàn cảnh gia đình, điều kiện khó khăn cụ thể từng em như thế nào. Vấn đề cuối cùng là phải biết khả năng tái hiện cái đẹp từ nhận thức thẩm mỹ nhờ sự sáng tạo thể ở mỗi bài vẽ của môn mĩ thuật đến mức độ nào. Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà mỗi giáo viên (đặc biệt là giáo viên dạy môn mĩ thuật) phải nắm vững, có như vậy thí mới hướng dẫn các em học tập tốt được. Ví dụ minh họa: Giảng dạy một bài vẽ cụ thể như của tranh đề tài thì hình vẽ “người, cây và nhà” ở mỗi lớp 1, 2, 3, 4 và 5 có cách thể hiện khác nhau. Lớp 1: Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh vẽ: Người: Chưa yêu cầu về tỉ lệ giữa các bộ phận. Cây: Thân cây là hình trụ hoặc hình tam giác tán lá là hình tròn nằm phía trên là đạt. Nhà: Có vẽ nóc, có cửa cái. Lớp 2: Yêu cầu cao hơn lớp 1 Vẽ người thể hiện nhiều dáng hơn vẫn chưa yêu cầu về tỉ lệ giữa các bộ phận. Cây: Phải thể hiện thêm lá, quả cây. Nhà: Có nóc hình tam giác hay tứ giác, có cửa cái, cửa sổ. Lớp 3: Bài vẽ tươi vui: Vẽ người các bộ phận cơ thể đầu, mình, chân, tay thể hiện rõ ràng, nhiều dáng hơn lớp 1, 2, vẫn chưa yêu cầu về tỉ lệ giữa các bộ phận. Cây: Phải thể hiện thêm lá, quả cây với màu sắc tách bạch, rõ ràng Nhà: Có nóc hình tam giác hay tứ giác, có cửa cái, cửa sổ vẽ nhỏ hơn cửa cái Lớp 4, 5: Bài vẽ cần tươi vui trong sáng, màu sắc hài hòa. Bắt đầu yêu cầu về luật xa gần, bài vẽ thể hiện tình cảm ở các em (vì lứa tuổi tiểu học nên yêu cầu ở mức khuyến khích, động viên) Vẽ người bắt đầu yêu cầu học sinh ở sự cân đối giữa các bộ phận trong cơ thể, các hình mảng sáng, tối trên cơ thể (ở mức độ khuyến khích, động viên.Ví dụ không quá đặt nặng vấn đề là khi vẽ người ở các lứa tuổi phải dùng đơn vị đo lường là chiều dài một đầu người để đo, thân thể người trưởng thành chuẩn là cao bao nhiêu đầu, mảng nào sáng, mảng nào tối trên cơ thể. ). Cây: Bắt đầu thể hiện rõ ràng ở bài làm. Nếu cây chuối phải nhìn ra cây chuối, cây dừa phải nhìn giống cây dừa chớ không lẫn lộn với cây khác, phải thực hiện phương pháp vẽ kết hợp nhiều màu sắc.Ví dụ: Học sinh biết kết hợp nhiều màu với màu xanh để vẽ tán lá màu xanh, ở phần ngọn cây tán lá màu xanh non hơn ta dùng sắc độ vàng nhiều hơn để vẽ, phần tán lá già hơn ta kết hợp thêm sắc độ đen, màu vàng sử dụng ít hơncó như vậy mới thể hiện các sắc độ khác nhau trong tán lá để có được bài vẽ đẹp. Nhà: Có nóc hình tam giác, tứ giác hay các hình hình học khác, có cửa cái, cửa sổ vẽ nhỏ hơn cửa cái. Cửa phù hợp với chiều cao của người Trong từng giai đoạn học tập, bên cạnh những yêu cầu cần đạt của từng bài học, giáo viên giảng dạy cần phải chú ý đến năng lực sáng tạo của học sinh và nên lấy đó làm mức phấn đấu cho học sinh cùng lứa tuổi: Có những học sinh ở lớp năm nhưng bài vẽ chỉ đạt ở mức độ lớp ba, đây là trường hợp học sinh năng khiếu chưa phát triển, các em hay nhút nhát, chậm chạp cần tạo nhiều thời gian, quan tâm giúp đỡ nhiều hơn. Ngược lại, có những học sinh chỉ mới học lớp hai, lớp ba nhưng bài vẽ đã đạt ở mức độ lớp bốn, lớp năm đây là những học sinh có năng khiếu. Ta nên tham mưu cùng lãnh đạo, đoàn thể, có thời gian, phương tiện, dụng cụ để bồi dưỡng cho các em học tập nhằm phát triển khả năng của các em. Chính vì có những đối tượng học sinh không đồng nhất ấy giáo viên phải chọn mức chuẩn nào đó để làm yêu cầu cần đạt đối với từng khối lớp và nâng dần từ thấp đến cao, năm sau cao hơn năm trước thì chắc chắn học sinh sẽ học tập tốt hơn, thành quả của của công việc giáo dục môn mĩ thuật là ở cuối cấp lớp năm năm sau giỏi hơn lớp năm năm trước. Mức chuẩn giáo viên đặt ra cho học sinh đạt tới phải hợp lí cho học sinh lớp dạy. Nếu lấy chuẩn cao quá thì học sinh sẽ chán, sợ học môn mĩ thuật. Nếu lấy mức chuẩn thấp quá thì không thể phát triển khả năng hội họa ở các em. Giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp giáo dục mĩ thuật để gợi mở, kích thích sự đam mê, sức sáng tạo trong từng bài học, làm sao cho học sinh thấy được mỗi giờ học là lúc các em thể hiện ý tưởng ấp ủ của riêng mình, mỗi tác phẩm hội họa là tác phẩm của riêng mình không phải là thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Nếu ta thực hiện tốt được điều này thì chắc chắn rằng các em sẽ hứng thú hơn hơn, học môn mĩ thuật tốt hơn. Nguyên nhân học sinh không thích học môn mĩ thuật là do các em chưa có năng khiếu, do ít tập luyện hoặc do ít thời gian dành cho môn mĩ thuật hoặc do học sinh chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn mĩ thuật, chưa biết cách học, giáo viên phải hướng dẫn cho các em tập luyên, tạo thời gian cho các em luyện tập nhiều hơn. Giáo viên có thể cho học sinh tiếp cận các tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ nỗi tiếng, các bức ảnh đẹp ở sách, báo, tạp chí để gợi cho các em có sự thích thú, có cảm hứng muốn sáng tác, muốn vẽ, muốn sáng tạo nghệ thuật. Ban đầu đối với học sinh chưa có năng khiếu giáo viên có thể chỉ cho học sinh thực hiện vẽ theo phương pháp sao chép tranh có sáng tạo (dựa theo tranh đã có, các em bố cục lại, vẽ màu lại theo ý của riêng mình. Ví dụ: Đối với đề tài vui chơi các em có thể nhìn các bạn vui chơi có trong tranh mẫu mà vẽ lại trang phục, kiểu tóc, sắp xếp lại ở vị trí khác với vị trí tranh mẫu rồi vẽ màu mà các em thích ). Sau đó các em có thể tự sáng tác. Song song với sự quan tâm của giáo viên là sự phát triển về năng lực sáng tạo của học sinh. Hứng thú, đam mê hội họa hình thành từ những bài vẽ được thầy cô và các bạn chấp nhận. Vì vậy việc đánh giá tác phẩm hội họa là để khích lệ, động viên (thầy cô, các học sinh khác nên dùng từ “chưa đẹp” không dùng từ “xấu” để đánh giá bài vẽ của một học sinh nào đó) để các em vẽ bài sau tiến bộ hơn. Đối với học sinh có năng khiếu môn mĩ thuật, giáo viên cần thiết phài tổ chức tập luyện thường xuyên (Lập đội năng khiếu, tham mưu lãnh đạo trường hoàn thiện cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ luyện tập , tạo thời gian hợp lí hơn cho việc tập luyện năng khiếu,). Đối với học sinh chưa có năng khiếu giáo viên chọn mức “giới hạn thấp” (tức là mức thấp trong những học sinh có năng khiếu) luyện tập dần để cho các em dần dần tiến bộ. Việc làm này mục đích nâng cao năng lực học tập môn mĩ thuật của học sinh năm sau cao hơn năm trước, cùng các môn học khác đưa phong trào thi đua của nhà ngày càng đi lên, ngày càng gần hơn so với các trường đứng đầu cấp huyện, cấp tỉnh. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Những biện pháp trên đây đã được áp dụng ở trưởng tôi giảng dạy trong những năm học qua và đạt được kết quả tốt. Có nhiều học sinh hứng thú, say mê học môn mĩ thuật. Số học sinh giỏi năng khiếu tăng. Vừa rồi có học sinh đạt giải trong kì thi cấp huyện. KẾT LUẬN Tóm lại, muốn hướng dẫn học sinh học tốt môn mĩ thuật giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn để có chuyên môn vững chắc.Đối với học sinh phải biết khả năng học tập của từng đối tượng học sinh cụ thể. Từ đó mà có quy trình hương dẫn cụ thể hơn. Giáo viên phải làm cho học sinh có hứng thú đối với môn học, quan tâm đúng mực đến sự sáng tạo của học sinh. Tổ chức hướng dẫn học sinh theo đúng quy trình tập luyện dành cho học sinh có năng khiếu. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên đối với học sinh chưa có năng khiếu mĩ thuật. Ngày càng năng cao yêu cầu đối với lớp học. Cứ như vậy, sau mỗi giai đoạn các em sẽ học tập tốt hơn và ngày càng có nhiều học sinh học tốt môn mĩ thuật. Đó cũng là đề tài “Hướng dẫn học sinh học tốt môn mĩ thuật ở bậc tiểu học”.

File đính kèm:

  • docxDe_tai_sang_kien_kinh_nghiem(V).docx