DANH MỤC VIẾT TẮT.Trang 3
I/. ĐẶT VẤN ĐỀ .Trang 4
II/. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ .Trang 5
II.1 Cơ Sở Lí Luận Của Vấn Đề .Trang 5
II.2 Thực Trạng Của Vấn Đề .Trang 8
II.3 Các Biện Pháp Đã Tiến Hành .Trang 9
II.4 Kết Quả Thực Hiện . Trang 13
III/. KẾT LUẬN .Trang 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .Trang 24
24 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu quả của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học Ngữ văn 6 - Năm học 2013-2014 - Hoàng Thị Hương Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều này có ý nghĩa gì? (GV gợi mở, HS tự trả lời - Gióng đòi vũ khí sắc bén để đánh giặc và được nhà vua chấp thuận vì Gióng đang thực hiện ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc.)
? Sau hôm gặp sứ giả, Gióng có điều gì khác thường, điều đó có ý nghĩa gì?
- Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách, Gióng phải lớn nhanh mới đủ sức mạnh kịp đi đánh giặc. Hơn nữa, ngày xưa nhân dân ta quan niệm rằng, người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy.
? Chi tiết bà con ai cũng vui lòng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì?
- Gióng không hề xa lạ với nhân dân. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân.
* GV: Ngày nay ở làng Gióng người ta vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa.
? Tìm những chi tiết miêu tả việc Gióng ra trận đánh giặc?
? Chi tiết TG nhổ tre đánh giặc có ý nghĩa gì?
- GV bình, đại ý: Cả những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc. Các em sẽ được học một bài về cây tre Việt Nam ở học kỳ II lớp 6.
Ở nước ta, đến cả cỏ cây cũng thành vũ khí giết thù đúng như lời Bác Hồ: “ Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”.
* Tìm hiểu phần 3
? Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì?
? Vì sao tan giặc Gióng không về triều để nhận tước lộc mà lại bay về trời?
- GV cho HS thảo luận 3 phút, gọi học sinh trả lời và bình chốt ý: Chi tiết này thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng: tất cả đều phi thường; nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ của người anh hùng cứu nước. Bay lên trời Gióng là non nước, là đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang.
Dấu tích chiến công của Gióng để lại cho quê hương còn có cả ao, hồ, dấu chân ngựa của Gióng, tre đằng ngà - vũ khí Gióng dùng để đánh giặc)
? Theo em truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta? ( Tích hợp kiến thức môn Lịch sử tiết 13 bài 12 Nước Văn Lang).
- Thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ đã huy động sức mạnh của cả cộng đồng cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng kiên quyết chống mọi đạo quân xâm lược lớn để bảo vệ cộng đồng.
Hiện còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà Nội, hàng năm có lễ hội Gióng.
? Việc nhân dân lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện điều gì?( Tích hợp môn GDCD tuần 7 tiết 7 bài 6 Biết ơn để giáo dục học sinh về lòng biết ơn, tinh thần đánh giặc cứu nước)
? Làng Gióng hay làng Phù Đổng hiện nay ở đâu? ( Tích hợp môn Địa lí – nói về địa danh huyện Gia Lâm, Hà Nội).
- Học sinh trả lời: Làng Gióng nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội. Đây là cửa ngõ phía đông của thủ đô.
? Hình tượng Thánh Gióng trong truyện có ý nghĩa gì?
* Hoạt động 3: Tổng kết
? Nghệ thuật nổi bật của truyện ?
? Câu chuyện nói về điều gì?
Mời 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Luyện tập
1. Hình ảnh nào của Gióng đẹp nhất trong tâm trí em?
- Hình ảnh TG kết thúc với hình ảnh Gióng cùng ngựa sắt bay về trời.
- Hình ảnh Thánh Gióng bay về trời phù hợp với sự ra đời thần kì của nhân vật : Gióng là thần được trời cử xuống giúp vua Hùng đuổi giặc, xong việc Gióng lại trở về trời.
2. Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?
Hội thi thể thao mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì đây là hội thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, mục đích của cuộc thi là học tập tốt, lao động tốt góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nội dung chính
I. Đọc - tìm hiểu chung:
1. Chú thích
2. Đọc
3. Kể tóm tắt:
II. Tìm hiểu chi tiết :
1. Sự ra đời của Gióng:
- Bà mẹ ướm chân - thụ thai 12 tháng mới sinh
- Cậu bé lên 3 không nói, không cười, không biết đi;
- Sự ra đời kì lạ à dự báo về sau Gióng sẽ thành người anh hùng.
- Gióng là con của người nông dân lương thiện. Gióng là anh hùng của nhân dân.
à Xuất thân bình dị nhưng rất khác thường, kì lạ.
2. Gióng lớn lên và ra trận đánh giặc:
- Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.
Þ Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa:
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước
+ Gióng là hình ảnh của nhân dân.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:
+ Đáp ứng nhiệm vụ cứu nước.
+ Là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm.
- Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng. à Sự đoàn kết của tập thể.
- Thánh Gióng ra trận đánh giặc:
- Gióng đánh giặc bằng cả vũ khí bình thường nhất. à Tinh thần tiến công mãnh liệt luôn luôn thường trực của người anh hùng.
3. Thánh Gióng bay về trời:
- Đánh giặc xong, Gióng cùng với ngựa sắt bay về trời.
- Gióng không màng danh vọng.
- Dấu tích chiến công Gióng để lại cho quê hương.( Cũng là để lại niềm hạnh phúc, yên bình).
è Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc; là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường dân tộc; là sự phản ánh về lịch sử chống giặc ngoại xâm thời xa xưa.
- Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng buổi đầu dựng nước
III. Tổng kết
Nghệ thuật
Nội dung
* Ghi nhớ : SGK
IV. Luyện tập: SGK
4. Củng cố:
- Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng .
5. Hướng dẫn học tập:
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Sưu tầm một số đoạn thơ, văn nói về Thánh Gióng
- Vẽ tranh Gióng theo tưởng tượng của em.
- Chuẩn bị bài: Từ mượn
- Tư liệu: Cây xuân núi vẽ phủ mây ngàn
Muôn toả ngàn hồng rạng thế gian
Ngựa sắt về trời tên tạc mãi
Anh hùng một thuở với thế gian
(Ngô Chi Lan - thời Lê)
Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ: Trong LS ta có ghi truyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đuổi giặc Ân. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đấu tranh với thực dân Pháp.
(Hồ Chí Minh - Đảng ta thật vĩ đại)
Đại Nam quốc sử diễn ca (lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát) có bài:
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
III/. KẾT LUẬN.
1. Ý nghĩa và nhận định chung.
Việc áp dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong phú, để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức và thời gian nghiên của bài dạy để phù hợp với nội dung của bài.
Với học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo hứng thú cho các em để các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác, đồng thời có thể vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, từ đó các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt: đức- trí- thể- mĩ.
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý, người giáo viên sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi thấy vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học Ngữ văn theo phương pháp tích hợp đã kích thích hứng thú học tập trong học sinh, giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức dạy học tích cực khác sẽ làm học sinh thêm yêu thích môn Ngữ văn, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.Những bài học kinh nghiệm :
Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ thể như sau :
-Về phía học sinh :
+Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả.
+Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn.
+Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học.
-Về phía giáo viên :
+Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”.
+Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học.
+Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan.
+Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Hiệu quả của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học Ngữ Văn 6”.
Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học văn bản ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt, NXB GD, 2006.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình THCS môn ngữ văn, NXB GD, Hà Nội, 2002.
3. Một số vấn đề về phương pháp dạy- học Văn trong nhà trường, NXBGD, 2001.
4. Ngữ văn 6, tập 1, NXB GD, Hà Nội, 2001.
5. Ngữ văn 6, tập 2, NXB GD, 2002.
6. Địa lí 6, NXB GD, 2009
7. Lịch sử 6, NXB GD, 2009
8. GDCD 6, NXB GD, 2009
File đính kèm:
- SKKN HIEU QUA TICH HOP TRONG NGU VAN 6_HUONG LAN.doc