Nội dung Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II. MỤC ĐICH ĐỀ TÀI 3
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ ĐỀ TÀI 3
IV. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 3
V. PHẠM VI ĐỀ TÀI 3
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3
PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
I.1 giáo dục: 4
I.2 Đạo đức 4
II. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
II.1 Khái niệm về hoạt đông giáo dục ngoài giới lên lớp 5
II.2 Nội dung hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: 6
CHƯƠNG II: TRƯỜNG THCS MAI THỦY VÀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG THCS MAI THỦY
1. Địa phương 7
2. Nhà trường 7
II. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NĂM HỌC 2010-2011
1. Công tác ổn định điều kiện để giáo dục 8
2. Nội dung chương trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 9
3. Tổ chức quản lý thời gian và thể chế phần hành công việc giáo dục học sinh 10
3.1. Hoạt động giáo dục trong nhà trường 10
3.2. Hoạt động giáo dục ở địa bàn dân cư 11
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 11
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC CỦA TRƯỜNG 13
CHƯƠNG III- MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 14
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 15
PHẦN III: KẾT LUẬN
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Nguyễn Thanh Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tổ chức như chi hội chữ thập đỏ hay các tổ chức khác cùng mục đích thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế địa phương, thực hiện giáo dục học sinh nhưng cũng luôn chủ động tham gia và tham gia đạt kết quả cao.
Bằng sự nổ lực của Ban Giám hiệu, của tập thể Hội đồng sư phạm và các cá nhân tập thể tham gia hoạt động giáo dục học sinh, năm học 2010-2011 đã kết thúc với những kết quả khả quan, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức học sinh được nâng lên rõ rệt. Trường hoàn thành nhiệm vụ năm học đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
IV. kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của trường:
Qua nghiên cứu lý luận, đối chiếu với nội dung chương trình tổ chức các hoạt động giáo dục thực tế của nhà trường trong năm học 2010-2011, điều nhận thấy đã chú trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thể hiện qua sự quan tâm đầu tư việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chính sự quan tâm, sự nổ lực cố gắng của Ban giám hiệu, của tập thể Hội đồng sư phạm nên chất lượng đạo đức của học sinh được nâng lên rõ rệt, chất lượng giáo dục khác cũng được đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm học, cụ thể là chất lượng giáo dục đạo đức học sinh năm học 2010-2011 so với các năm học trước như sau:
Xếp loại Hạnh kiểm năm học 2007-2008:
Khối lớp
SL Học sinh
Tốt
Khá
TBình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
K.6
154
86
55.8
65
42.2
3
1.9
0
0
K.7
138
85
61.6
44
31.9
9
6.5
0
0
K.8
161
88
54.7
71
44.1
2
1.2
0
0
K.9
167
94
56.3
72
43.1
1
0.6
0
0
Cộng
620
353
56.9
248
37.5
19
3.1
0
0
Đến năm học 2010-2011 xếp loại Hạnh kiểm với kết quả:
Khối lớp
SL Học sinh
Tốt
Khá
TBình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
91
60
65.9
29
31.9
2
2.2
0
0
7
132
84
63.6
43
32.6
5
3.8
0
0
8
145
104
71.7
40
37.2
1
0.7
0
0
9
152
103
67.8
43
28.3
6
3.9
0
0
Cộng
520
351
67.5
155
29.8
14
2.7
0
0
Như vậy so với năm học 2007-2008 thì xếp loại hạnh kiểm năm học 2010-2011 có sự tiến bộ hơn; trong đó xếp loại Khá Tốt tăng 2.9%, loại TB giảm 0.4%.
So sánh kết quả giáo dục đạo đức của học sinh bắt đầu từ năm học 2007-2008 đến năm học 2010-2011 ta thấy việc tổ chức giáo dục trong năm học 2010-2011 đã phần nào tối ưu hóa quá trình giáo dục. Thể hiện vị trí và tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; đây là một biện pháp không thể thiếu được trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Tìm hiểu qua kênh thông tin khác nhau ngoài nhà trường, nhận xét đánh giá về đạo đức học sinh của trường, các ý kiến đều thống nhất: Học sinh đã chăm học và ngoan, biết lễ phép với mọi người, biết yêu thương đoàn kết. Rất nhiều học sinh xứng đáng với danh hiệu con ngoan-trò giỏi- cháu ngoan Bác Hồ; ở trường cũng như ở nhà, các em đều tích cực tham gia hoạt động xã hội, các hoạt động xây dựng quê hương làng xóm vv...Môi trường giáo dục trong nhà trường trong sạch, phụ huynh tin tưởng khi gửi con em đến học ở trường. Đảng, chính quyền địa phương phấn khởi trước những thành tích nhà trường đã đạt và đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã nhà. Thành tích đạt được của nhà trường thật xứng đáng với danh hiệu thi đua mà nhà trường đề nghị các cấp công nhận và khen tặng trong năm học 2010-2011:
- Trường đạt danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc”.
- Các tổ chức Đảng và đoàn thể đã đạt các danh hiệu thi đua:
+ Chi bộ: “Trong sạch vững mạnh”
+ Công đoàn: “Vững mạnh xuất sắc”.
+ Chi đoàn: “Vững mạnh xuất sắc”.
+ Liên đội: “Vững mạnh xuất sắc”.
chương iii- một số bài học kinh nghiệm và đề xuất
I. bài học kinh nghiệm:
Học sinh là một chỉnh thể, thực thể tự nhiên, ở mỗi em đều có một tiềm năng, khả năng phát triển, đặc điểm ấy tạo cho các em có tính chất để tiếp thu sự nuôi dưỡng, dễ tiếp thu sự giáo dục, để thích nghi với điều kiện sống và học tập. Nhưng đó cũng là đặc điểm mà các em rất dễ dàng có sự tiếp nhận, sự nhạy cảm về những tác động của môi trường xã hội bên ngoài làm ảnh hưởng đến đạo đức. Vì vậy những gì mà ta đem đến cho học sinh qua hình thức giáo dục cũng phải được chọn lọc, đảm bảo sự đúng đắn và lành mạnh. Phương pháp giáo dục học sinh phải đúng và phù hợp với đặc điểm tâm lý. Thực tế ngoài việc giáo dục học sinh qua hoạt động dạy- học trên lớp thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng rất cần thiết và quan trọng. Qua học tập cũng như qua nghiên cứu lý luận và tổng kết quá trình công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường Trung học cơ sở Mai Thủy, bản thân tôi đã rút ra những bài học:
1. Cần có sự nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, để từ đó có hướng đi đúng đắn phù hợp với địa phương nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
2. Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng phải năng động lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động và thể chế hóa công việc cho đội ngũ, cho các tổ chức tham gia giáo dục đúng với khả năng, năng lực và phần hành. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, khen chê kịp thời tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động.
3. Nhà trường phải biết tranh thủ sự ủng hộ, phát huy tối đa khả năng ngoại giao, tự hoàn thiện công tác phối kết hợp trong trường để tạo lòng tin, xây dựng được lực lượng xã hội cùng tham gia giáo dục, trong quá trình đó nhà trường phải luôn luôn giữ vai trò chủ động, đóng vai trò trung tâm là đầu mối của sự phối hợp để có kế hoạch cụ thể tiến hành tổ chức một cách khoa học có chất lượng.
4. Kế hoạch năm học của nhà trường phải xác định rõ nội dung chương trình hoạt động. Tổ chức các hoạt động phải gọn nhẹ tránh phô trương hình thức và dù ở hình thức nào hoạt động cũng phải nhằm vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo phù hợp với lứa tuổi học sinh, cấp học. Nội dung hình thức hoạt động phải phong phú đa dạng, hoạt động phải thường xuyên liên tục tránh nghỉ gián đoạn. Kế hoạch tổ chức cần phân định và phát huy tối đa tác dụng của các tổ chức đoàn thể, tránh chồng chéo trùng lên nhau đảm bảo tính thông suốt kế hoạch.
5. Tăng cường và chú trọng giáo dục đạo đức học sinh trong thời gian nghỉ hè. Hết năm học tổ chức bàn giao về sinh hoạt tại địa phương. Đầu năm học tổ chức đón nhận học sinh lấy sự nhận xét đánh giá cụ thể và chính xác từng em để theo dõi và giáo dục. Trong thời gian nghỉ hè, cần quan tâm và có kế hoạch đảm bảo quy trình giáo dục được khép kín nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao chất lượng giáo dục.
II. Một số đề xuất:
Lãnh đạo Phòng Giáo Dục- đào tạo cần tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho các cán bộ quản lý của nhà trường về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chính quyền địa phương cần quan tâm xây dựng các trung tâm văn hóa, vui chơi cho học sinh tại địa bàn. Tổ chức đoàn thanh niên, đặc biệt là hội đồng đội xã cần xây dựng tổ chức đoàn cơ sở vững mạnh để quản lý, chỉ đạo hoạt động học sinh tại địa bàn dân cư. Cần nâng cao chất lượng kỹ năng nghiệp vụ thực hành và hướng dẫn học sinh trong tổ chức sinh hoạt tập thể. Các tổ chức đoàn thể khác ở địa phương cần quan tâm và tăng cường hơn nữa sự phối hợp giáo dục học sinh như: Hội phụ nữ, Hội nông dân..
phần iii: kết luận
Trong thời đại ngày nay, vấn đề giáo dục không chỉ mang ý nghĩa một quốc gia nữa mà mang tính chiến lược toàn cầu. Trong bối cảnh khoa học và kỹ thuật trên thế giới đang phát triển như vũ bão, để đất nước ta theo kịp xu thế thời đại, Đảng ta đã khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Trong bối cảnh lịch sử thế giới hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang tìm mọi cách hòng đập tan hệ thống phe xã hội chủ nghĩa. ở nước ta, Đảng và nhân dân ta đang tiếp tục mục tiêu xây dựng XHCN, việc ngành giáo dục thực hiện mục tiêu: “Xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” (NQTW 2 khóa VIII) là một nhiệm vụ rất vinh dự nhưng cũng hết sức nặng nề.
Để thực hiện mục tiêu đó chúng ta những người đang công tác trong ngành giáo dục phải nhận thức rằng: ngành giáo dục là ngành “trung tâm” có trách nhiệm giáo dục thế hệ học sinh. Giáo dục học sinh là giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách. Phải thấu hiểu lời dạy của Bác Hồ “Dạy cũng như học, phải quý trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc”. Việc giáo dục “Cái gốc” là một trong các nội dung quan trọng để tổ chức giáo dục. Khi thực hiện nhiệm vụ, chúng ta cần phải đem hết nhiệt tình, hết khả năng, làm đúng lương tâm và trách nhiệm , xem nhẹ một trong các con đường giáo dục mà lý luận đã nêu đều mang lại kết quả không tốt đẹp.
Phạm vi đề tài này chỉ mới tìm hiểu và nghiên cứu những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để tích cực bổ trợ việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây cũng chỉ là mới một trong những con đường giáo dục đạo đức cùng các con đường khác góp phần tích cực trong phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Có lẽ trong quá trình thực hiện, trường THCS Mai Thủy chưa được hoàn thiện về quá trình quản lý tổ chức, về phương pháp hình thức tổ chức và còn có nhiều thiếu sót; song thực tế phải thừa nhận rằng mặt tích cực của việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng đã có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho nhà trường trong năm học 2010-2011.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có đặc thù riêng, lợi thế phù hợp với tâm lý học sinh và tạo được sự quan tâm của mọi tổ chức. Bởi thế trong quá trình giáo dục, chúng ta cần coi trọng giáo dục thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xem vấn đề giáo dục đạo đức học sinh thông qua hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một con đường tích cực, một biện pháp quan trọng và cần thiết. Cần kết hợp với những con đường khác để quá trình giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả cao hơn.
Mai Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2011
HĐKH trường xếp loại: .............. Người thực hiện
CTHĐ
Nguyễn Văn Vững Nguyễn Thanh Lê
File đính kèm:
- Giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_thong_qua_hoat_dong_giao_duc_NGLL.doc