Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh giải bài tập dạng nhận biết các hợp chất hữu cơ thuộc chương trình hóa học lớp 9 ở trường THCS Trần Quốc Toản

Bộ môn Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mới và tương đối khó đối với học sinh bậc THCS. Số tiết phân bố trong chương trình còn ít và đến lớp 8 học sinh mới được tiếp cận, song yêu cầu lượng kiến thức lại tương đối nhiều, rộng. Lượng bài tập phong phú, đa dạng nhưng sách giáo khoa và sách bài tập lại chưa phân dạng cũng như chưa nêu lên cách thiết lập phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài tập hóa học. Đó chính là cái khó cho người học cũng là nội dung mà mỗi giáo viên dạy bộ môn Hóa học phải trăn trở tìm tòi, biên soạn nội dung giảng dạy giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải tốt các dạng bài tập theo yêu cầu của chương trình hóa học.

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh giải bài tập dạng nhận biết các hợp chất hữu cơ thuộc chương trình hóa học lớp 9 ở trường THCS Trần Quốc Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tím hóa đỏ) nhận ra axit axetic. - Cho hai chất lỏng còn lại vào nước, chất nào tan hoàn toàn là rượu etylic, chất lỏng nào khi cho vào nước thấy có chất lỏng không tan nổi lên trên, đó là hỗn hợp của rượu etylic với chất béo. Bài 3. Có thể dùng nước brom để nhận biết ba chất khí CH4, C2H2, C2H4 được không? Nếu được hãy nêu cách làm? Bài giải: - Có thể dùng nước brom để nhận biết được 3 chất khí trên. - Dẫn những thể tích bằng nhau của từng khí lần lượt qua ba bình đựng nước brom có thể tích và nồng độ như nhau, lấy dư, rồi quan sát. + Nếu nước brom nhạt màu nhiều là C2H2. C2H2 + 2Br2 ’ C2H2Br4 + Nếu nước brom nhạt màu ít là C2H4 C2H4 + Br2 ’ C2H4Br2 + Nếu nước brom không đổi màu là CH4. Bài 4. Có ba gói đựng riêng biệt 3 loại bột màu trắng: glucozơ, đường mía, tinh bột. Làm thế nào để nhận biết trong khi chỉ dùng nước và thuốc thử duy nhất là thuốc thử Fehling (dung dịch Cu(OH)2 có màu xanh dương). Không được nếm. Bài giải: - Cho 3 mẫu thử hòa tan vào nước: nhận biết tinh bột do không tan trong nước. - Còn lại 2 mẫu thử đều tan trong nước tạo 2 dung dịch A và B. + Cho A và B lần lượt phản ứng với dung dịch Fehling. Đun nhẹ, dung dịch nào xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O thì mẫu thử đó là glucozơ. C6H12O6 + 2Cu(OH)2 ¨ C6H12O7 + Cu2Oœ + 2H2O (xanh dương) (đỏ gạch) + Dung dịch nào khi đun nhẹ không có đổi màu của dung dịch là đường mía. Bài 5. Có 4 lọ đựng 4 hóa chất: rượu etylic, axit axetic, benzen, dịch lòng trắng trứng. Chỉ dùng nước và quỳ tím là thuốc thử. Hãy nhận biết các hóa chất trên. Bài giải: - Cho 4 mẫu thử hòa tan vào nước, quan sát kỹ: + Chất không tan trong nước là benzen. + Chất có tan ít và tạo kết tủa (thấy rõ nếu đun nhẹ): dịch lòng trắng trứng. - Hai chất còn lại tan trong nước, tiếp tục dùng giấy quỳ tím: chất làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic. - Chất nào không làm đổi màu giấy quỳ tím là rượu etylic. b. Dùng thuốc thử tùy chọn: Bài 1. Nêu phương pháp hóa học nhận biết ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ. Bài giải: Để nhận biết ba dung dịch trên ta tiến hành như sau: - Cho lần lượt các dung dịch trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ. NH3 C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Agœ - Tiếp tục cho vài giọt H2SO4 vào hai dung dịch còn lại, đun nóng một thời gian rồi cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào. Dung dịch nào có phản ứng tráng bạc, đó là dung dịch saccarozơ. - Chất nào khi đun với dung dịch AgNO3 trong NH3 không có hiện tượng gì đó là rượu etylic. Bài 2. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất đựng riêng biệt trong mỗi lọ sau: tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ Hòa tan vào nước Chất không tan Chất tan được Saccarozơ Tinh bột, xenlulozơ Dd iot Không màu Màu xanh Tinh bột Xenlulozơ Bài 3. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất đựng riêng biệt trong mỗi lọ sau: tinh bột, glucozơ, saccarozơ. Tinh bột, glucozơ, saccarozơ Hòa tan vào nước Chất không tan Chất tan được Tinh bột Saccarozơ, glucozơ AgNO3/NH3 Không có hiện tượng P/ứ tráng bạc Glucozơ Saccarozơ Bài 4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất sau: rượu etylic, etyl axetat và axit axetic. Rượu etylic, etyl axetat và axit axetic Dd Na2CO3 Sủi bọt Không có hiện tượng gì. Rượu etylic, etyl axetat Axit axetic KL Na Không có hiện tượng Sủi bọt khí Etyl axetat Rượu etylic 3.2. Dạng 2: Nhận biết hỗn hợp khí. Ví dụ: Có 2 lọ mất nhãn đựng riêng biệt từng hỗn hợp khí khác nhau: a/ CO2 và CH4; b/ CO2 và C2H4. Dùng phương pháp hóa học thích hợp để nhận biết 2 lọ trên? Bài giải: - Dẫn từng mẫu thử qua dung dịch Br2 nếu nước Br2 nhạt màu là hỗn hợp khí (CO2 và C2H4). C2H4 + Br2 ¨ C2H4Br2 (đồng thời còn có khí thoát ra khỏi dung dịch) - Khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư: Nếu dung dịch nước vôi hóa đục, nhưng còn khí thoát ra khỏi dung dịch là hỗn hợp khí (CO2 và CH4). CO2 + Ca(OH)2 ¨ CaCO3œ + H2O (Khí thoát ra khỏi dung dịch có thể quan sát được nhờ thấy khí sủi bọt) VI. Kết quả nghiên cứu: Sau khi thực hiện giải pháp nêu trên tôi thấy học sinh nắm kiến thức cơ bản, giải được bài tập trong chương trình yêu cầu liên quan đến các hợp chất hữu cơ. Qua đó các em hứng thú học tập môn Hóa học tốt hơn, chất lượng kiểm tra được nâng lên rõ rệt. Bài tập hóa học là một trong những cách hình thành kiến thức kỹ năng mới cho học sinh. Phương pháp luyện tập thông qua sử dụng bài tập là một trong những phương pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của bộ môn. Với học sinh hoạt động giải bài tập là một hoạt động tích cực và có những tác dụng sau: + Rèn khả năng vận dụng kiến thức đã học, kiến thức tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của mình, kiến thức được nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên. + Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động phong phú, hấp dẫn. + Là phương tiện để ôn tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất. + Rèn kỹ năng hóa học cho học sinh. + Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí sáng tạo, biết lựa chọn kiến thức phù hợp để làm bài tập. Qua thực tế giảng dạy và việc kiểm tra áp dụng phương pháp mới, tôi thấy chất lượng học tập của học sinh khá hơn, học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, vận dụng được để giải bài tập. Kết quả đạt được thể hiện qua bảng so sánh dưới đây về chất lượng môn Hóa học 9: Khi sử dụng biện pháp giải bài tập nhận biết thông thường, thì học sinh còn lúng túng nên có kết quả sau: TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên 40 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2 5 8 20 8 20 20 50 2 5 18 45 Kĩ năng giải bài tập: chưa biết định hình dạng bài tập dựa vào tính chất nào, do đó HS còn lúng túng khi đưa ra hướng giải và cách giải. Sau khi áp dụng sáng kiến đã nêu trên: TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên 40 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 3 7.5 10 25 25 62.5 2 5 0 0 38 95 Kĩ năng giải bài tập: HS biết định hình dạng bài tập dựa vào tính chất đặc trưng của hợp chất hữu cơ, do đó HS giải được bài tập một cách dễ dàng. VII. Kết luận: Nhờ áp dụng phương pháp giúp học sinh nhận biết các hợp chất hữu cơ nên đa số học sinh đã làm được bài tập dạng nhận biết, do đó kết quả giáo dục đạt tỉ lệ cao. Bởi thế, các em không còn lo sợ khi học môn Hóa học mà đặc biệt là với bài tập dạng nhận biết. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng làm được tất cả, cho nên tôi thường đưa ra bài tập dạng từ dễ đến khó nhằm khích lệ các em học yếu. Khi các em giải được dạng bài tập này, thì qua đó giáo viên biết được học sinh nắm được kiến thức, biết vận dụng vào các trường hợp cụ thể và như vậy là kiến thức đã được củng cố. Nếu học sinh không giải được bài tập hoặc giải không chính xác, ta cần phải giải thích, sửa chữa bổ sung những điều thiếu sót của học sinh. Bằng lời giải rõ ràng phân tích chi tiết, cẩn thận những sai sót của học sinh về kiến thức thì các em sẽ dần dần hiểu và vận dụng giải được bài tập hóa học dạng nhận biết. Trên đây là ý kiến của bản thân tôi về một số biện pháp giúp học sinh giải bài tập dạng nhận biết các hợp chất hữu cơ ở chương trình Hóa học lớp 9. Phước Hiệp, ngày 21 tháng 4 năm 2014 Người báo cáo Nguyễn Thị Hoa VIII. Đề nghị - Tuy đề tài chỉ nghiên cứu trên một đối tượng học sinh khối 9 và phạm vi kiến thức hóa học hữu cơ, nhưng với dạng bài tập nhận biết này áp dụng để giải bài tập hóa hóa học vô cơ như muối, axit, bazơ, thì cần dựa vào tính chất hóa học đặc trưng đó là sự thay đổi màu của giấy quỳ tím, . - Để áp dụng thành công đề tài này, tôi mong muốn rằng các thầy cô nên kết hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt đối với những bộ môn khoa học tự nhiên. - Trong giảng dạy giáo viên không bỏ qua một thí nghiệm nào để học sinh có cơ hội tiếp xúc nhiều với thí nghiệm từ đó giúp học sinh có khả năng nhận biết một cách thành thạo dựa vào các dấu hiệu của phản ứng. IX. Tài liệu tham khảo 1. Ngô Ngọc An - Câu hỏi giáo khoa hóa học hữu cơ - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2006. 2. Ngô Ngọc An - Rèn luyện kĩ năng giải toán Hóa học 9 - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2006. 3. Huỳnh Bé - Tuyển tập Hóa học căn bản 8, 9 - Nhà xuất bản Đà Nẵng - Năm 1999. 4. Võ Tường Huy - 250 bài tập nâng cao Hóa học 9 - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2005. 5. Lê Đăng Khoa - Bài tập nâng cao Hóa học 9 - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2005. 6. Lê Đình Nguyên - 400 bài tập Hóa học 9 - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2008. 7. Lê Đình Nguyên - 500 bài tập Hóa học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2008. 8. Trần Quốc Sơn - Cơ sở lý thuyết Hóa học hữu cơ - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 1979. 9. Lê Xuân Trọng - Sách giáo khoa Hóa học 9 - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2010. 10. Lê Xuân Trọng - Sách bài tập Hóa học 9 – Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2005. X. Mục lục STT Nội dung Trang 1 Tên đề tài 1 2 Đặt vấn đề 1 3 Cơ sở lý luận 2 4 Cơ sở thực tiễn 2 5 Nội dung nghiên cứu 3 6 Kết quả nghiên cứu 9 7 Kết luận 10 8 Đề nghị 11 9 Tài liệu tham khảo 12 10 Mục lục 13 11 Phiếu đánh giá. 14 Mẫu SK1 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013-2014 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường: THCS Trần Quốc Toản. 1. Tên đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh giải bài tập dạng nhận biết các hợp chất hữu cơ thuộc chương trình hóa học lớp 9 ở trường THCS Trần Quốc Toản. 2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoa 3. Chức vụ: Giáo viên Tổ: Tự nhiên 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: ... b) Hạn chế: .. 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường: . ... thống nhất xếp loại: . Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) . . . II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Phước Sơn Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH phòng GD&ĐT .. thống nhất xếp loại: Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH . . .

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM 20132014.doc
Giáo án liên quan