Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức học sinh THCS

 - Cuộc cách mạng về công nghệ và điện tử tin học đã có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi đến xã hội, đến nhân dân. Những tiến bộ này không chỉ ảnh hưởng lớn lao đến công cuộc XDXHCN, đến kiểu lao động và thị trường lao động mà còn ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta đến tính cách ,suy xét về tính người.

 - Dân chủ hoá sinh hoạt của xã hội cũng liên quan chặt chẽ với giáo dục.

 Thế giới vào thời kỳ mở cửa, biên giới mở rộng hơn, sự giao lưu giữa các dân tộc trở lên dễ dàng hơn, những thói hư tật xấu cũng lan truyền mạnh mẽ và có ảnh hưởng không nhỏ đến nhân dân nhiều nước kể cả trẻ em. Nhất là lứa tuổi học sinh sử dụng ma tuý và hiểm hoạ AIDS đã thực sự trở thành mối quan tâm lo lắng của mỗi người , tuy nhiên còn biết bao vấn đề về tệ nạn xã hội khác cũng cần được chú ý để ngăn chặn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú trọng hơn.Nếu như trong những năm trước đây người ta quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển giáo dục chất lượng. Nhà trường và giáo viên có nhiệm vụ thực thi một nền giáo dục có chất lượng cao và tu dưỡng. - Những tiến bộ của khoa học xã hội trong thời gian qua cũng đã làm tăng cường sự hiểu biết của con người về xã hội và về cuộc sống của cá nhân trong xã hội. Mà điều chúng ta quan tâm ở đây là việc hình thành bộ mặt đạo đức lối sống, về việc giáo dục nếp sống văn minh cho trẻ em là mối quan tâm nhất của xã hội hiện nay mà nhất là đối với học sinh trung học cơ sở . Chung quy lại là nhà trường phải quan tâm thích ứng và giải quyết các vấn để trên như thế nào cho thích hợp, hợp lý và hiệu quả. Rõ ràng là hệ thống nhà trường không thể giải quyết được các vấn đề nổi cộm nhưng vẫn có thể tiến hành một số hoạt động để góp phần nỗ lực chung cho xã hội. Từ những điều trên rõ ràng là việc giáo dục đạo đức hình thành cho học sinh trung học cơ sở nhũng phẩm chất cần thiết của người công dân là cần thiết và cấp bách. B: Giải quyết vấn đề I; các giải pháp thực hiện: 1) Xác định rõ nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở. 2) Làm cho học sinh lĩnh hội các tư tưởng, nguyên tắc chuẩn mực của xã hội hiểu và nhận thấy rằng cần làm cho các hành vi của mình phù hợp với tư tưởng , nguyên tắc và chuẩn mực trên phù hợp với lợi ích của xã hội . 3) Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực, vững bền và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức. 4) Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi nơi, mọi lúc. - Trên cơ sở đó hình thành nếp sống văn hoá thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau của con người bảo đảm tính nhân đạo, tính thẩm mỹ cao của các quan hệ cá nhân trong cuộc sống cũng như của các quan hệ với giới tự nhiên. II. các biện pháp để tổ chức thực hiện: 1) Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở cần phải chú ý đến hai quan điểm cơ bản . - Giáo dục nhân cách chỉ có thể tiến hành trong hoạt động thực tiễn và việc lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực tiễn đó là yếu tố quan trọng để phát triển nhân cách và tổ chức quá trình giáo dục trẻ em. 2) Những phẩm chất cá nhân được hình thành trong quá trình hoạt động nếu xét về cấu trúc là hợp kim của ý thức, tình cảm, hành vi kể cả những biểu hiện tương ứng của ý chí. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh cần phát triển ý thức của họ, khêu gợi những trãi nghiệm xúc cảm và tình cảm tương ứng hình thành những hành vi và thói quen nâng cao ý chí cho họ.Đương nhiên muốn phát triển mỗi mặt của nhân cách đều cần có nhũng con đường đặc nhiệm, những phương pháp tác động giáo dục phù hợp. 3)Phương pháp thuyết phục là phương pháp quan trọng trong việc giáo dục đạo đức.Thuyết phục đó là tác động của người giáo dục lên ý thức tình cảm và ý chí của người được giáo dục, nhằm hình thành và cũng cố ở họ những phẩm chất đạo đức tích cực và loại trừ những mặt tiêu cực trong tính cách và hành động của họ. Thuyết phục ở đây chính là hình thức điều chỉnh các mối quan hệ qua lại giữa học sinh và giáo viên , học sinh và tập thể, học sinh và xã hội là biện pháp kích thích tính tích cực của học sinh nhằm tự phát triển. Thông qua thuyết phục giáo viên làm cho học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của hoạt động học tập những nguyên tắc, hình thành cho học sinh những hiểu biết phát triển ở các em lý tưởng cộng sản và ý thức tư tưởng – chính trị.Kích thích sự tự hoàn thiện mình, nhờ đó mà các em có ý thức và chãi nghiệm đầy đủ hơn. Những mâu thuẫn giữa cái đã đạt được và cái cần vươn tới trong các mặt phát triển của bản thân từ đó có niềm tin và có quyết tâm cao hơn trong việc tự hoàn thiện mình. - Những biện pháp cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức của học sinh. Những biện pháp này là học tập môn đạo đức công dân và các môn học khác, nói chuyện giảng giải riêng của giáo viên với cá nhân học sinh, các buổi nói chuyện chung chung ở lớp hay ở nhóm, các buổi thảo luận về các chủ đề đạo đức, về các tình huống đạo đức. Các hình thức sinh hoạt chủ đề của đội thiếu niên tiền phong như: cuộc thi tìm hiểu kiến thức và hiểu biết xã hội vào ngày 26 tháng 3 có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. 4) Giáo dục đạo đức cho học sinh không thể chỉ dựa vào lời nói và tư tưởng, những tấm gương về những hành động và hành vi đạo đức của những người khác trong xã hội có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục đạo đức, Vì vậy nêu gương tích cực cũng là một phương pháp giáo dục đạo đức, ý nghĩa sư phạm của phương pháp này là ở chỗ học sinh có khuynh hướng bắt trước và làm theo những hành vi và hành động mà họ cho là có ý nghĩa và có tác dụng cũng cố của bản thân. 5) Khi sử dụng phương pháp nêu gương trong giáo dục cần lưu ý lựa chọn các tấm gương tiêu biểu, qua đó giúp học sinh có thể nhận thức một cách toàn diện lý tưởng đạo đức mới, lý tưởng kết hợp với tính tư tưởng, ý thức chính trị cao phải chú ý đến vấn đề phát triển của học sinh cùng với lứa tuổi óc phê phán của học sinh cũng tăng lên khi đánh giá hành vi đạo đức của bạn bè và của người lớn tuổi. Các em cho rằng chỉ cần biểu dương và học tập hành vi tốt đẹp của con người được các em tin tưởng và kính mến, điều này rất có ý nghĩa đối với nhân cách của người giáo viên. Người giáo viên chỉ có tác dụng giáo dục đạo đức đối với học sinh khi đã chiếm được sự tin cậy, lòng kính trọng của học sinh. Nhờ có trình độ kiến thức rộng rãi, nhân sinh quan chính trị xã hội , sự trong sáng về đạo đức. 6) Trong quá tình giáo dục đạo đức ở nhà trường việc sử dụng biện pháp khen thưởng và trách phạt là điều cần thiết. ý nghĩa chủ yếu của khen thưởng là ở chỗ kích thích một hoạt động nào đó, khêu gợi lòng mông muốn, nhu cầu bên trong muốn tự hoàn thiện mình thúc đẩy sự cố gắng đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên khen thưởng chỉ có tác dụng tích cực nếu được kèm theo yêu cầu cao đối với học sinh. 7) Trách phạt là phương pháp điều chỉnh hành động và hành vi được sử dụng để ngăn chặn sự vi phạm những chuẩn mực về đạo đức và quy tắc hành động xã hội để uốn nắn, loại bỏ những thói quen không đúng đắn. Mặt khác trách phạt cũng là hình thức phê phán sai lầm. khi bị trách phạt học sinh cảm thấy xấu hổ chán nãn tình cảm đó có khả năng làm nảy sinh lòng mong muốn tích cực sữa chữa thiếu xót của mình. C: Kết luận 1) kết quả Sau khi áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức trong các tiết dạy tôi nhận thấy đã có kết quả rõ rệt. Từ các giờ dạy đó sự tác đọng qua lại giữa thầy và trò nhịp nhàng hơn , các em học bài có kết quả tốt hơn. Giáo viên không phải bỏ nhiều thời gian để cũng cố nề nếp như trước, học sinh cũng không phải ngồi nghe thụ động, em nào cũng thích học bộ môn và nhất là thích học với cô. Bên cạnh đó còn phát huy được tính tích cực của học sinh, các em phán khởi học tập không phân biệt môn chính hay phụ ngay cả môn công nghệ. Tôi làm một phép tính so sánh đối với học sinh khối 6 về tỷ lệ đạo đức tôt , khá, trung bình, yếu từ đầu năm ( bắt đầu nghiên cứu đề tài ) đến giữa kì II năm 2007 kết quả như sau : Lớp Sĩ số Chất lượng khảo sát đạo đức học sinh Đạo đức đầu năm Đạo đức giữa kì II Tốt Khá T-B Yếu Tốt Khá T-B SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6A 44 10 22,7 27 61,4 7 15,9 0 0 35 79,5 9 20,5 0 0 6B 43 3 7 23 53,5 10 23 6 14 20 46,5 14 32,6 9 20,9 6C 42 6 14,3 22 52,4 13 31 7 16,7 22 52,4 11 26,2 9 21,4 6D 42 8 19 22 52,4 12 28,6 0 0 25 59,5 8 19 9 21,4 Tổng 171 27 15,8 94 55 42 24,6 13 7,6 102 59,7 42 24,6 27 15,8 Tóm lại Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong những giờ sinh hoạt tập thể nói chung , trong các tiết học nói riêng là điều rất cần thiết là yêu cầu quan trọng việc giáo dục đức, chí, thể, mỹ cho học sinh để các em trở thành con người phát triển toàn diện để có ích cho xã hội. có như vậy chúng ta mới có thể đào tạo được những con người mang đậm sáng tạo , đưa đất nước vào thiên niên kỹ mới. - Trong tất cả các môn học việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề quan trọng không ngững chỉ giáo viên chủ nhiệm mà tất cả các giáo viên bộ môn cùng chung sức quan tâm đến việc giáo dục đạo đức sẽ đem lại kết quả chất lượng môn học cho mình và chất lượng đạo đức học sinh trong nhà trường. - Phải có điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, về mặt tâm sinh lý, quan tâm đến đời sống nhân dân tức là quan tâm đến đời sốngs từng gia đình bản thân các em để có thể tìm hiểu được đặc điểm tâm lý vì sao học sinh có những thái độ dai bột phát. Ví dụ như: Gây gỗ , nói tự do trong lớp học , hoặc vô lễ với thầy cô giáo , - Giáo viên chủ động khêu gợi tình cảm sự quan tâm của mình đối với gia đình cũng như bản thân học sinh. - Bản thân giáo viên phải có năng lực về chuyên môn , tuân thủ các quy tắc về đạo đức, không được vi phạm các nhân cách học sinh. - Giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo ở mọi nơi mọi lúc. - Đạo đức được xem là hình thái ý thứ c xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại của xã hội loài người. Đạo đức là một bộ phận của kiến thức thượng tầng vì thế đạo đức luôn luôn phát triển và thay đổi theo cơ sở đã ‘’sản sinh ra nó’’ . - Làm công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng vừa phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết của nhà giáo lại vừa phải lắm vững cơ sở lý luận giáo dục đặc biệt là các nguyên lý cơ bản về đạo đức, từ đó mà xem xét các hành vi đạo đức ở các góc độ khác nhau phù hợp với các quy luật phát triển của nó. 5. Y kiến đề xuất: Qua đây tôi có một đề xuất đã là người giáo viên ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh thì còn phải quan tâm đến vấn đề đạo đức của học sinh trong việc giáo dục con người, đây là vấn đề rất là cấp thiết vì tình trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh trong những năm gần đây. 6. Tài liệu nghiên cứu: - Tài liệu GDCD các lớp 6,7,8,9. - Các tài liệu nói về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Hải Lộc; ngày 31 tháng 3 năm 2007. Người thực hiện:

File đính kèm:

  • docSang Kien Kinh Nghiem GD dao duc HS Ga Phong Do.doc
Giáo án liên quan