I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Nội dung của đề tài
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I
1. Cơ sở pháp lí
2. Cơ sở lí luận
3. Cơ sở thực tiễn
CHƯƠNG II
1. Khái quát phạm vi ( địa bàn ) nghiên cứu
2. Thực trạng của đề tài
3. Nguyên nhân của thực trạng
CHƯƠNG III
1. Cơ sở xuất phát
2. Các giải pháp chủ yếu
3. Tổ chức triển khai thực hiện
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH CÁC CẤP
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nào cho cuộc vận động “Hai không – Bốn nội dung” trong việc dạy và học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó chất lượng trong việc dạy và học được.
Cái lí do làm cho HS chán nãn không học, chủ quan không học, làm cho việc dạy và học không có chất lượng, đó chính là sự mất lòng tin của HS vào GV. Từ đó, dẫn đến HS coi thường việc học và là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chất lượng dạy và học chưa cao.
Vì vậy, môi trường GD là một môi trường phải thật sự trong sạch và công bằng. Để làm được điều đó không khó. Cái khó ở đây là chúng ta, người GV có thực sự đủ “cả đức lẫn tài” để phục vụ cho công tác dạy học hay không? Và làm sao vừa bảo đảm tính công bằng lại vừa bảo đảm cả chất lượng và số lượng, đó là một thách thức lớn trong công tác dạy học của tất cả chúng ta.
(5) Có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc chuẩn bị bài, học bài, làm bài của học sinh và kịp thời chấn chỉnh việc học của học sinh:
Trong việc dạy học vẫn có thể tồn tại việc GV chưa thường xuyên theo dõi kiểm tra việc học của HS (Vì thời gian tiết dạy) và chấn chỉnh kịp thời, thì sẽ làm cho HS không có ý thức tốt viêïc học, HS sẽ chây lười và chán học. Nhưng ngược lại, nếu GV nào lại đòi hỏi việc học của HS quá cao thì cũng dễ gây tác dụng phụ ngược lại, càng làm cho HS sợ học, học không vào và cũng sẽ dẫn đến chây lì và chán học.
Trong một tiết dạy, chỉ có 45 phút cho GV làm rất nhiều công việc như : kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, kiểm tra bài cũ của HS(cả lý thuyết lẫn bài tập), GV dạy và HS học bài mới, GV hướng dẫn HS làm bài tập, GV hướng dẫn HS học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới ở nhà. Vì vậy, GV cần phải có kế hoạch linh động để thực hiện tốt công việc lên lớp của mình làm sao cho phù hợp với điều kiện của HS từng nơi, từng lớp là điều quan trọng. Vì tất cả những công việc đó GV không thể nào bỏ qua được. Nếu GV bỏ qua một trong những công việc nào đó thì HS sẽ chủ quan không học.
Vậy, là GV trực tiếp giảng dạy cần phải có trách nhiệm và ý thức rõ công việc của mình, từ đó có kế hoạch cụ thể, linh động trong công tác dạy học của mình làm sao vừa bảo đảm chất lượng và số lượng mà không đòi hỏi quá cao và không cần thiết.
(6) Có nhiệm vụ giáo dục học sinh ý thức tự học:
Phương pháp dạy học hiện nay là lấy HS làm trung tâm, mà trung tâm là phần quan trọng. Nếu cái trung tâm không chịu hoạt động thì mọi cái bên ngoài có hoạt động đến mấy cũng bằng không. Vì vậy, trước khi dạy kiến thức, GV cần phải dạy cho HS cái ý thức tự học trước đã. Khi HS đã ghi nhớ, chiếm lĩnh, thấm nhuần cái “tri thức” đó thì bất cứ cái tri thức nào khác HS cũng sẽ tự mình tìm tòi, học hỏi, chiếm lĩnh nó một cách dễ dàng theo sự dạy bảo, hướng dẫn của GV.
Trong dạy và học, cái quan trọng nhất là GV phải biết "khai phá, khơi thông" tư tưởng trong cái đầu của HS trước, chứ không phải “nhồi nhét” kiến thức vào cái đầu chưa thông tư tưởng của HS. Vì nếu HS đi học mà không xác định việc học là cần thiết, học để làm gì, thì không một GV nào có thể “nhồi nhét” nổi vào cái đầu óc những gì mà mình mong muốn.
Vì vậy, việc trước tiên GV cần giáo dục tốt ý thức tự học của HS ( “Tiên học lễ, hậu học văn” ). Khi nào HS có được ý thức tự học, thì việc truyền thụ kiến thức cho HS là một việc làm không mấy khó khăn đối với GV. Và đến lúc đó, GV chỉ còn mỗi một công việc là lo cho mình có đủ kiến thức, đủ trình độ, đủ năng lực để dạy cho sự đòi hỏi của HS hay không mà thôi.
(7) Có nghĩa vụ tuyên truyền, giải thích cho PHHS & HS quán triệt việc thực hiện cuộc vận động “Hai không – Bốn nội dung” trong việc dạy và học” trong trường học:
Cần phải tạo mối quan hệ tốt về thông tin hai chiều giữa GV – HS & PHHS trong công tác giảng dạy và giáo dục HS. GV cần phải tuyên truyền, giải thích các đường lối,chủ trương của ngànhGD, của Đảng, của Nhà nước cho HS & PHHS biết, hiểu và cùng nhau thực hiện tốt mọi công việc đã định hướng sẵn.
Là GV trực tiếp giảng dạy, phải nắm rõ đặc điểm, lối sống của người dân ở địa phương; hoàn cảnh của từng gia đình HS; tâm lí, tình cảm, tính nết của từng HS. Qua đó, Gv giải thích và định hướng rõ cho HS con đường mà HS phải lựa chọn, bắt buộc phải chọn để đi. Để HS xác định được việc cơ bản trước mắt mà mình phải làm và tương lai lâu dài cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước và cho toàn nhân loại.
Có như thế, chúng ta mới làm cho người học đồng cảm, đồng tình và đồng lòng với người dạy để cùng nhau thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không – Bốn nội dung” một cách thành công mĩ mãn và đưa ngành GD ngày một đi lên. Đó mới là điều quan trọng làm cho người học cố gắng học, học thật tốt chứ không còn học giả nữa.
Tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và lối sống lành mạnh, trong sạch qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:
Là GV phải đứng trên một lập trường tư tưởng chính trị rõ ràngvà nhất định; phải là người thực có tài mà chẳng kém đức, và phải có một lối sống thật sự lành mạnh mới xứng với : “bục giảng – bàn phấn”. Là GV không chỉ trau dòi về kiến thức mà còn phải tu dưỡng về đạo đức, để xứng danh với tên gọi “ Người thầy”, để xứng mặt với HS.
Ngoài ra, người GV cần phải biết “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Người GV cần phải có đủ năm đức tính : “ Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm “ mà Bác Hồ dạy, để thực hiện tốt công việc của mình.
Là GV phải có “Nhân” để làm gốc; phải có “Nghĩa” và “Trí” để dạy và giáo dục HS; phải có “Dũng” để dám gánh chịu những gì mình đã làm, đang làm và phải làm; và phải có “Liêm” để làm guơng cho thiên hạ. Có như thế, thì làm gì việc dạy và học không đi vào cái quỹ đạo thật của nó.
Để làm được như thế, người GV cần phải ra sức tu dưỡng đạo đức cách mạng, tu dưỡng không phải vì bản thân nữa mà còn vì HS, vì sự nghiệp dạy học của chúng ta. Người GV tự tu dưỡng đạo đức không phải để chứng tỏ một điều gì ngoài mục đích để được xứng đáng là một GV, một người thầy mà HS tôn kính; một người con mà nhân dân mến yêu và là một người đày tế trung thành mà Đảng đã tin tưởng mà giáo phó cho công việc cao cả này.
Tổ chức triển khai thực hiện :
Đề tài : “Giải pháp nào cho cuộc vận động “Hai không – Bốn nội dung” trong việc dạy và học” đã được thông qua cấp tổ và đang được tổ áp dụng trong năm học 2007 – 2008, theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 : Vận dụng trong công tác dạy học của tất cả GV trong tổ ( HK I ).
Giai đoạn 2 : Tiếp tục thực hiện - viết thu hoạch – Thảo luận – Đánh giá kết quả thực hiện (HKII ) – Đưa ra kế hoạch cho năm học tiếp theo.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
Kết luận :
Trên đây, là nội dung của đề tài mà tôi đã nghiên cứu. Có thể đó là điều không mới, nhưng nếu tất cả GV chúng ta biết thực hiện tốt công tác của mình, thì có thể đó là một sự thành công, nhưng cũng chỉ là sự thành công ở bước đầu. Còn về lâu về dài, tất cả chúng ta, những GV trực tiếp giảng dạy đến các nhà quản lí chuyên môn, tất cả các ban ngành cùng với xã hội cần phải thực sự thay đổi nhiều trong nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm việc thì mới mong thực hiện thành công cuộc vận động “Hai không – Bốn nội dung” trong việc dạy và học mà ngành GD đã đưa ra, nhằm nâng cao dần nền GD của nước nhà lên một tầm cao mới xứng danh với nòi giống “ Tiên , Rồng" của chúng ta.
Tóm lại, với đề tài : “Giải pháp nào cho cuộc vận động “Hai không – Bốn nội dung” trong việc dạy và học” là một đềtài mang tính cá nhân, nên nội dung hoàn toàn mang tính chủ quan của một cá thể. Nó có thể chưa đầy đủ,chưa rõ ràng theo ý định của người viết và cũng có thể chưa đúng với thực tế, với cái chung của tập thể của tất cả GV trong hiện tại. Vì vậy, tôi rất mong sự nhận xét, đánh giá và góp ý kiến của tập thể GV, của các nhà quản lí GD.
Kiến nghị :
Đề nghị BGH trường kiểm tra, thẩm định và cho phép tổ thực hiện đề tài trong năm học 2007 – 2008.
Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp thẩm định cho đề tài và công nhận tính thiết thực của đề tài nếu được và có thể áp dụng trong việc dạy học trong nhà trường.
Sơn Nguyên, ngày 08 / 11 / 2007
Người viết ( kí tên )
Lê Phú Tấn
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài viết “ Đổi mới có tính cách mạng nền GD & ĐT của nước nhà” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ( Báo GD & TĐ, số 109, ra ngày 11 / 9 /2007,trang 1,8 & 9)
Bài viết “ Thực hiện nghiêm “ Bốn không” của Ông Nguyễn Văn Tá, PGĐ Sở GD – ĐT Phú Yên ( Báo Phú Yên cuối tuần, số 503 – 377, ra ngày 01 / 9 /2007, trang 8 )
Bài viết “ Tiêu cực và nguyên nhân” Bài thảo luận của học sinh tổ 01, lớp 12A10, Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ, Quản Nam ( Báo GD & T Đ chủ nhật, số 10, ra ngày 11 / 3 / 2007, trang 13 )
Bài viết “ Tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bằng Tín ( Báo Phú Yên, số 292 ( 2095) ra ngày 12 / 02 / 2007, trang 04 )
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem hay(1).doc