Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài thực hành Sinh học 8 - Trần Văn Hùng

Trong xu thế phát triển chung của thời đại, song song với sự phát triển của nền kinh tế đại công nghiệp, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là sự phát triển của khoa học giáo dục. Nghị quyết TW2 khóa VIII chỉ ra rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực, là điều kiện cơ bản thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước”. Mục đích của giáo dục là nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt. Do đó cần phải nâng cao hiệu quả giáo dục, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo của người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục. Để thực hiện được mục tiêu đó phải kể đến vai trò quan trọng của các tiết thực hành. Trong khi đó các tiết thực hành thường xem nhẹ, ít được coi trọng, chưa phát huy được vai trò của nó.

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm mà đối tượng của Sinh học là các hiện tượng, các sự kiện của quá trình tự nhiên sống. Muốn nhận thức được chúng thì phải qua quan sát. Quan sát là khâu bắt buộc trong việc nhận thức thiên nhiên. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy sinh học, giáo viên phải chú ý đến việc tổ chức và hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, biết tích lũy các hình ảnh một cách đầy đủ theo yêu cầu của quan sát để rút ra kết luận đúng đắn. Từ đó tiến tới xây dựng các thói quen và kĩ năng quan sát, đồng thời phát triển óc tìm tòi quan sát của các em. Công tác này có liên hệ mật thiết với các phương pháp giảng dạy của giáo viên và công tác thực hành: học sinh tự nhận biết và xác định các vật tự nhiên, quan sát các hiện tượng sinh học ở ngay trong giờ thực hành tại lớp hoặc các bài tập giao cho các em thực hiện ở nhà, hoặc tổ chức quan sát thực tế, sau đó tiến hành đến báo cáo, thảo luận tại lớp. Các công tác thực hành đó làm cho việc quan sát được chính xác và có giá trị thực tiễn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài thực hành Sinh học 8 - Trần Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải quan sát rõ được, các thao tác thí nghiệm phải thành thạo, bảo đảm thí nghiệm thành công, dự đoán trước những thắc mắc của học sinh có thể đưa ra khi quan sát thí nghiệm, lường trước những thất bại có thể xảy ra để giải thích cho học sinh rõ nguyên nhân, tránh làm mất lòng tin đối với sinh. c. Đối với thí nghiệm diễn tả cùng một bản chất hay cùng một quy luật trong những điều kiện khác nhau, giáo viên nên biểu diễn song song để cho hiệu quả cao hơn hình thức biểu diễn lần lượt từng thí nghiệm. 2.7. Ví dụ minh hoạ: Thiết kế dạy một bài thực hành Sinh học 8 Bài 5: Thực hành - Quan sát tế bào và mô I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS có khả năng: - Kiến thức: + HS chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân. + Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bi), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt các bộ phận của tế bào gồm: màng sinh chất, chất tế bào và nhân. + Phân biệt được những điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết. - Kỹ năng: + Rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi, kỹ năng mổ tách tế bào. - Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, bảo vệ máy, vệ sinh phòng sau khi làm thực hành. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Kĩ năng hợp tác nhóm để chuẩn bị mẫu và quan sát. Kĩ năng chia sẻ thông tin đã quan sát được. Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công. III. Các phương pháp/ktdh tích cực có thể sử dụng: Thực hành. Hoàn tất một nhiệm vụ. IV. Chuẩn bị: * GV: Dụng cụ đủ cho 4 nhóm: - Kính hiển vi, lam kính, la men, bộ đồ mổ, giấy thấm. - Một con ếch sống hoặc miếng thịt nạc còn tươi. - Dung dịch sinh lí 0,65% NaCl, ống hút dung dịch axitaxêtic 1% có ống hút. - Bộ tiêu bản động vật. * HS: - Nghiên cứu trước Sgk. - Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 con ếch, một mẫu xương ống (ếch) có đầu sụn và xương xốp, thịt nạc tươi, khăn lau. III. Các hoạt động học tập: * Hoạt động 1: Tổ chức thực hành - Giáo viên phân chia các nhóm thực hành. - Kiểm tra các dụng cụ thực hành của các nhóm. * Hoạt động 2: Nêu yêu cầu của bài thực hành - Gọi học sinh đọc phần I: mục tiêu của bài thực hành. - Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu học sinh quan sát và so sánh các loại mô. * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành - Giáo viên hướng dẫn cách làm tiêu bản mô cơ vân theo các bước đã giới thiệu trong SGK (có thể sử dụng video đã chuẩn bị trước). - Hướng dẫn phương pháp quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. - Yêu cầu học sinh phải ghi chép đầy đủ các bước theo hướng dẫn. Nội dung kiến thức cần lưu ý: 1. Cách làm và quan sát tiêu bản mô cơ vân: a- Cách làm tiêu bản mô cơ vân + Rạch da đùi ếch lấy một bắp cơ. + Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ (thấm sạch). + Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn hai bên mép rạch. + Lấy kim mũi mác gạt nhẹ và tách một sợi mảnh. + Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính, nhỏ dung dịch sinh lý 0,65% NaCL. + Đậy la men, nhỏ axit axêtíc. b- Quan sát tế bào: Thấy được các phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân, vân ngang. 2. Sự khác nhau giữa các loại mô: - Mô biểu bì: Tế bào xếp xít nhau. - Mô sụn: Chỉ có 2-3 tế bào tạo thành nhóm. - Mô xương: Tế bào nhiều - Mô cơ: Tế bào nhiều, dài. * Hoạt động 4: Tiến hành thực hành - Giáo viên bố trí cho một nửa số nhóm làm tiêu bản tế bào mô cơ, nửa số nhóm còn lại quan sát tiêu bản có sẵn, sau 10 phút thì đổi ngược lại (nhóm đã làm tiêu bản thì quan sát các tiêu bản có sẵn, nhóm đã quan sát thì chuyển sang làm tiêu bản tế bào mô cơ) - Lưu ý học sinh khi quan sát cần đối chiếu tiêu bản với các hình vẽ trong SGK để vẽ được dễ dàng. - Trong quá trình tiến hành, giáo viên cần theo dõi bao quát các nhóm, hướng dẫn gợi ý cho các nhóm làm còn yếu. * Hoạt động 5: Học sinh làm báo cáo thu hoạch. Nội dung: - Tóm tắt phương pháp làm tiêu bản mô cơ vân. - Vẽ hình, chú thích đầy đủ hình vẽ các loại mô đã quan sát được. Lưu ý: bố trí hình vẽ cân đối, các chú thích nên dùng thước để kẻ mũi tên vào đúng vị trí trên hình đảm bảo hình vẽ chính xác, đẹp và sạch sẽ. * Hoạt động 6: Nhận xét - đánh giá + Nhận xét giờ học: - Khen các nhóm làm việc nghiêm túc có kết quả tốt. - Nhắc nhở nhóm chưa chăm chỉ và kết quả chưa cao để rút kinh nghiệm. + Đánh giá: - Trong khi làm tiêu bản mô cơ vân các em gặp khó khăn gì? Và khắc phục khó khăn đó như thế nào? - Nhóm có kết quả tốt cho biết nguyên nhân thành công. - Lý do nào làm cho mẫu của một số nhóm chưa đạt yêu cầu. + Yêu cầu các nhóm: - Làm vệ sinh, dọn sạch lớp. - Thu dọn dụng cụ đầy đủ, rửa sạch lau khô, tiêu bản mẫu xếp vào hộp. IV. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà mỗi HS hoàn thiện tiếp bản thu hoạch theo yêu cầu - Nghiên cưu bài mới: Bộ xương. Yêu cầu: + Đọc bài mới và quan sát hình vẽ. + Ôn tập cấu tạo bộ xương của thỏ. + Trả lời các câu hỏi mục lệnh ‚ Sgk. + Tìm hiểu trước các thành phần chính của bộ xương và xác định được các xương chính ngay trên cơ thể của mình. 3. Kết quả nghiên cưu: * Khi áp dụng sáng kiến này tôi thu được những kết quả khả quan: Hầu hết các em được kích thích hứng thú học tập, chủ động tham gia thực hành - thí nghiệm và giải thích, thảo luận kết quả, các em rất hồ hởi khi có giờ thực hành vì các em được làm chủ, được độc lập nghiên cứu, tranh luận và bảo vệ vấn đề mình tranh luận, tạo không khí thân thiện hơn giữa thầy và trò, giữa trò với nhau. Phát huy hoạt động cá nhân hoặc hoạt động theo nhóm bằng những thí nghiệm thực hành, quan sát thực tế thông qua trao đổi, thảo luận, rèn luyên năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm thức tỉnh được tiềm năng đang ẩn dấu trong mỗi học sinh, chuẩn bị tốt để học sinh tham gia phát triển cộng đồng. Vì vậy chất lượng bộ môn có phần được cải thiện hơn so với khi chưa áp dụng. - Kết quả khi áp dụng sáng kiến (học kỳ I năm học 2013 - 20134): Lớp Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém SL % SL % SL % SL % 8A 35 7 20,0 16 45,7 12 34,3 0 0,0 8B 35 5 14,3 15 42,9 15 42,9 0 0,0 8C 33 6 18,2 12 36,4 15 45,5 0 0,0 Phần III . Kết luận: 1. Kết luận Nhiệm vụ của bộ môn Sinh học ở trường THCS là làm cho học sinh nắm một cách có hệ thống, tự giác và vững chắc những tri thức sinh học phổ thông, cơ bản và hiện đại, nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục đích giáo dục của nhà trường nhằm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người làm chủ đất nước trong tương lai. Đây là những chủ nhân tương lai có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật toàn diện, có sức khỏe, sự thông minh, cần cù, sáng tạo, để xây dựng đất nước. Để có được điều đó cần đến vai trò của người thầy, thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp, bên cạnh đó, thầy vận dụng phù hợp các phương pháp dạy học, biết tổ chức các hoạt động khám phá mới mẻ để giúp học sinh vận dụng tốt các kiến thức lí thuyết vào thực hành và áp dụng hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. Bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học lớp 8 nói riêng là bộ môn khoa học thực nghiệm nằm trong hệ thống khoa học tự nhiên cần có sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp, giữa lý thuyết và thực hành. Qua quá trình giảng dạy Sinh học 8 nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan và trong mọi hoạt động sống của con người giúp cho con người sinh tồn và phát triển. Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh biết các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học tập, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời cũng rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu bộ môn cho học sinh và cũng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THCS. Để thực hiện mục tiêu trên, việc dạy Sinh học 8 cần phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trang bị các kiến thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn kỹ năng và nhiệm vụ giáo dục tư tưởng cho học sinh như nhiệm vụ giảng dạy Sinh học 8 đã nêu ở trên. Qua nghiên cứu ta thấy được vai trò to lớn của các tiết thực hành góp phần hệ thống hoá kiến thức, hình thành kiến thức ở học sinh một cách lôgic và sâu sắc.Tuy rằng nó chiếm thời lượng nhỏ ( 7/70 tiết) nhưng rõ ràng để giảng dạy có hiệu quả thì lý luận luôn luôn phải gắn liền với thực tiễn, lý thuyết phải gắn liền với thực hành, đặc biệt là bộ môn Sinh học. Để nâng cao hiệu quả các tiết thực hành ở chương trình Sinh học 8, giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo cho các tiết thực hành, kết hợp linh hoạt các phương pháp thực hành và yêu cầu học sinh có thái độ nghiêm túc trong quá trình chuẩn bị đồ dùng và thực hành. Từ đó góp phần nâng cao hiểu biết về môn Sinh học, yêu thích bộ môn và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thông qua nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân đồng thời góp thêm một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy thực hành Sinh học 8 nói riêng và bộ môn Sinh học THCS nói chung. 2. Kiến nghị đề xuất: * Đối với các cấp quản lý giáo dục : - Nên thường xuyên tổ chức những đợt thực tập từ cấp trường đến cụm, huyện để thảo luận, rút kinh nghiệm, tìm ra những bài học quý báu nhất cho việc giảng dạy các bài thực hành. - Cung cấp bổ sung các đồ dùng thực hành. - Kiểm tra thường xuyên hơn việc sử dụng thiết bị dạy học ở trên lớp của mỗi giáo viên. - Tổ chức bồi dưỡng về sử dụng các thiết bị dạy học cho giáo viên. - Tham mưu tích cực với cấp trên trong việc tăng trưởng cơ sở vật chất, đáp ứng để phục vụ tốt hơn các bài dạy thực hành đối với các bộ môn, trong đó có môn Sinh học. * Đối với các giáo viên dạy bộ môn: - Thường xuyên trau dồi kiến thức, tự rút kinh nghiệm qua các bài thực hành. - Cần có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy các bài thực hành theo PPCT và căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. - Thường xuyên sử dụng, cải tiến đồ dùng dạy học và quan tâm đúng mức tới các tiết thực hành. - Nên thực hiện đầy đủ những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình và SGK mới.

File đính kèm:

  • docSKKN_thuc hanh Sinh_8.doc