Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2

doc20 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 08/04/2025 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc ®µo t¹o thanh Hãa Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Ho»ng Hãa S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tªn ®Ò tµi: Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng ®äc thµnh tiÕng cho häc sinh líp 2 Hä vµ tªn : Tµo ThÞ Thóy Chøc vô : Gi¸o viªn ®¬n vÞ c«ng t¸c : Tr­êng TiÓu häc Ho»ng Long SKKN thuéc m«n : T©p ®äc N¨m häc: 2010 - 2011 1 PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực mà nguồn nhân lực lại do ngành chúng ta đào tạo. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ chính là độ ngũ giáo viên. Mỗi giáo viên phải tăng cường cập nhật hóa, đổi mới phương pháp giáo dục sao cho phù hợp từng môn học, từng bài học, từng đối tượng học sinh thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục đảm bảo theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước đề ra. Vậy trong quá trình dạy học, làm thế nào để phát huy tối đa sự tự giác, tích cực chủ động, linh hoạt, sáng tạo của học sinh trong tư duy và trong cuộc sống đời thường. Muốn làm được điều này, người giáo viên trên bục giảng phải biết tận dụng khả năng vốn có của bản thân, biết phát huy những kĩ năng sư phạm, biết luôn trau dồi, học hỏi và đặc biệt phải biết tận dụng, chắt lọc những tinh hoa văn hóa của dân tộc vào từng môn học, từng bài học nhằm hướng dẫn học sinh tiếp thu những tri thức, những tinh hoa văn hóa của dân tộc vào giao tiếp, ứng xử cộng đồng sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực văn hóa để đáp ứng vào việc phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống. Như ta đã biết, Đảng ta đã nhấn mạnh hiện nay việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đưa nước ta vào hội nhập với nền kinh tế của thế giới ngoại giao. Như vậy, rõ ràng kĩ năng giao tiếp không kém phần quan trọng. Vậy làm thế nào để một con người trong thời đại mới vừa có kiến thức, vừa có kĩ năng giao tiếp tốt? Giao tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng của một con người, nó thể hiện nhân cách, văn hóa của một con người hay nói rộng hơn là của cả một dân tộc. Tiếng Việt là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình Tiểu học môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ (nghe, nói, đọc, viết) nhằm từng bước giúp các em làm chủ dần công cụ ngôn ngữ để học tập, để rèn luyện khả năng giao tiếp một 2 cách đúng đắn, mạch lạc, tự tin trong các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi và để tiếp tục học lên cấp học cao hơn. Tiếng Việt là một môn học công cụ mà trong đó Tập đọc đóng vai trò khởi đầu. Đọc đúng giúp HS có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người, nhờ biết đọc, các em mới có điều kiện tiếp thu các môn học khác. Thông qua môn Tập đọc, HS có công cụ học tập và giao tiếp, không những giúp HS phát triển tư duy mà còn bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp, góp phần phát triển nhân cách toàn diện. Trên cơ sở đọc tốt, HS mới có thể nói tốt, viết tốt, thực hành tốt các hoạt động của các môn học khác, góp phần phát triển 5 mặt giáo dục trong nhà trường tiểu học. Vậy làm thế nào để HS đọc đúng, đọc lưu loát tiến tới đọc diễn cảm? Để trả lời câu hỏi này, người giáo viên cần phải làm gì? HS cần phải làm gì? Trong thực tế giảng dạy, mỗi giáo viên chúng ta đã có bao giờ đặt ra câu hỏi đó và tìm ra cách trả lời câu hỏi đó chưa? Thực trạng HS Tiểu học chúng ta đã biết đọc đúng, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm một văn bản hay chưa? Trong năm học vừa qua, được trực tiếp giảng dạy HS lớp 2, đối tượng HS mới được làm quen với loại văn bản giản đơn ở giai đoạn học kỳ II của lớp 1, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ và muốn làm một vấn đề gì đó góp phần vào việc giúp học sinh đọc tốt. Chính vì vậy tôi đã tiến hành thực nghiệm để tìm giải pháp "Nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2". Với kinh nghiệm ít ỏi, tôi mong sao những ý kiến nhỏ của tôi sẽ góp phần giúp HS đọc đúng, đọc diễn cảm, nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 2. Mục đích yêu cầu: Như ta đã biết, chương trình Tiếng Việt tiểu học nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Như vậy, kĩ năng giao tiếp đuợc đánh giá vô cùng quan trọng, song trên thực tế hiện nay đa số học sinh ở các cấp học nói chung chưa chú trọng đến vấn đề giao tiếp. Hầu như các em chỉ chú trọng đến việc học kiến thức (cụ thể là học nghiêng về các môn tự nhiên: Toán, Lý, Hóa). Chính vì thế nhiều học sinh khi ra cuộc sống đời thường, mặc dù các em rất giỏi về kiến thức công nghệ, điện tử hiện đại song khả năng giao tiếp thể hiện chuẩn mực văn hóa thì lại rất non yếu. Thế nguyên 3 nhân này xuất phát từ đâu? Xét một cách toàn diện thì có rất nhiều nguyên nhân, song đi vào cụ thể thì nguyên nhân chủ yếu ta cũng dễ dàng nhận thấy đó là việc học sinh rất ngại học môn Tiếng Việt, đó cũng là một nguyên nhân vô cùng bức xúc mà đòi hỏi những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải trăn trở, băn khoăn tìm cách tháo giỡ tình trạng này. Trong phạm vi có hạn của một người giáo viên Tiểu học, tôi thiết nghĩ: Một con người dù có trưởng thành đến đâu thì cũng phải qua một bước ngoặc lớn của cuộc đời đó là mái trường Tiểu học. Như vậy giáo dục Tiểu học là nền tảng quan trọng xuyên suốt cuộc đời một con người. Thế thì ta lại càng chứng tỏ rằng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh phải lấy nền tảng từ khi HS học ở cấp Tiểu học. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên và thực trạng tình hình học tập môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng ở Tiểu học để thấy rõ được nguyên nhân ảnh hưởng tới ngôn ngữ giao tiếp của HS. Thông qua việc dạy khảo sát thực tế môn Tập đọc lớp 2, bản thân tôi mốn phân tích thực trạng để tìm ra các biện pháp giúp HS đọc đúng, đọc trơn tiến tới đọc diễn cảm một văn bản. Từ đó các em mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp của một văn bản, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung để góp phần vào việc rèn kĩ năng giao tiếp văn hóa, nền tảng của việc đào tạo con người phát triển toàn diện đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong thời đại mới. Qua đó, đề xuất một số ý kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc cũng như cách thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 1.1. Cơ sở lý luận: Ta biết rằng, dạy học có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc để giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có 4 khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể thiếu được của một con người thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có kế hoạch và hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Trong cuốn "Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga" Viện sĩ M.R.Lơvốp đã định nghĩa "Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm (ứng với đọc thầm)". Định nghĩa này thể hiện một quan niệm đầy đủ về đọc, xem đó là quá trình giải mã hai bậc: Chữ viết - âm thanh và chữ viết (âm thanh - nghĩa). Như vậy đọc không chỉ là đánh vần, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không phải là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc chính là một sự tổng hợp của hai quá trình này. Như vậy, Tập đọc rõ ràng nó là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ của phaâ môn Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho HS, năng lực đọc được tạo neê từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh, (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức và đọc hay. Bốn kĩ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiệm vụ thứ hai của dạy học là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thói quen làm quen với sách cho HS. Thông qua việc dạy học, phải làm cho HS thích đọc và thấy được khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa to lớn vì nó có cả nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Để tổ chức dạy Tập đọc ở Tiểu học có hiệu quả thì rõ ràng phải suy nghĩ về phương pháp dạy học Tập đọc. Phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên những cơ sở khoa học. Nó phải dựa vào những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, văn học, sư phạm học, tâm lí học để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Để tổ chức dạy học cho HS, chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc diễn ra như thế nào và bản chất của kĩ năng đọc là gì? 5 Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mất thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm 2 phương diện. Thứ nhất đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng. Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các kí hiệu văn tự thành kí hiệu âm thanh. Vì vậy chất lượng của đọc thành tiếng trước hết được đo bằng hai phẩm chất: Đọc dúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy). Đó là hai kĩ năng đầu tiên của đọc. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi cũng chỉ muốn đề cập tới hai kĩ năng đầu tiên của đọc bởi đối tượng đang trực tiếp giảng dạy chính là đối tượng học sinh mới trải qua giai đoạn học vần và mới làm quen với văn bản đơn giản, ngắn gọn (ở lớp 1). Hết chương trình lớp 1. HS có nhiệm vụ phải đọc trơn tiếng (âm tiết). Như vậy Tập đọc ở lớp 2 với tư các là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học vần đạt đuợc, nâng lên đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Vậy mục tiêu chính của phân môn Tập đọc lớp 2 là gì? Như ta đã biết mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 2 là: * Phát triển các kĩ năng đọc, nghe và nói cho HS. Cụ thể là: a) Đọc thành tiếng: - Phát âm đúng - Ngắt nghỉ hơi hợp lí - Cường độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí) - Tóc độ vừa phải (đạt yêu cầu khoảng 50 tiếng/ phút) b) Đọc thầm và hiểu ND: - Biết đọc không thành tiếng, không mấy máy môi - Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong văn cảnh, nắm được ND câu, đoạn hoặc bài đã học. c) Nghe: - Nghe và nắm được cách đọc đúng câu, đoạn, bài - Nghe, hiểu các câu hỏi của thầy cô - Nghe hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn. d) Nói: - Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm về bài Tập đọc. - Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc 6 * Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của HS về cuộc sống. * Bồi dưỡng tư tuởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, yêu cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt. - Từ những mẫu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản, văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. * Như vậy: Chương trình Tập đọc lớp 2 được xây dựng thông qua hoạt động giao tiếp. Để thực hiện được mục tiêu phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ở HS giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc. Như vậy chương trình Tiếng Việt Tiểu học nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Phaâ môn Tập đọc rèn cho HS các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm) nghe và nói thông qua hệ thống bài tập đọc theo chủ điểm. 1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: * Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh. a. Tình hình giảng dạy của giáo viên. Năm học 2010 - 2011 tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 2A, ngay từ khi nhận lớp, bước vào đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu HS và đã trực tiếp khảo sát phân loại đối tượng HS, tôi đã xác định rõ nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học là một ông thầy tổng thể - là một ông thầy yêu cầu phải giáo dục HS phát triển một cách toàn diện. Song điều đó không phải dễ, không phải ông thầy nào cũng làm được điều đó. Điều này nó phản ánh rõ nét qua việc khảo sát ban đầu chất lượng HS. Hầu như số HS đạt từ loại khá trở lên ở môn Toán cao hơn môn Tiếng Việt. Chính vì vậy ngay từ đầu năm, tôi đã đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có sự chênh lệch này? Chắc chắn là có nguyên do, cái nguyên do này không phải chỉ có trường tôi mà tôi nghĩ trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên chúng ta chưa chú trọng trong việc rèn luyện cho HS diễn đạt tư duy của các em thành ngôn ngữ. Trong các tiết học Tiếng Việt, đặc biệt phân môn Tập đọc, hầu hết giáo viên mới dừng ở mức độ gọi HS đọc, nêu câu hỏi để HS trả lời chứ chưa chú 7 trọng tới việc các em phát âm có đúng hay không? ngắt nghỉ hơi giữa các dấu câu và các cụm từ dài đã chính xác chưa? Các em đã biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hay chưa? Và cứ thế gọi HS đọc rồi nhắc nhở chung chung, phiến diện chứ chưa đi sâu vào việc rèn luyện cho các em đọc dúng (đúng chính âm, đúng phụ âm, đúng thanh điệu), đọc trơn, đọc trôi chảy, lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng, biết đọc rõ lời nhân vật đối với một số bài là truyền kể để sau khi đọc xong các em có thấu hiểu được nội dung của một bài Tập đọc. Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp, ta phải hiểu rõ được một đều là: Chỉ khi nào HS đọc tốt được một bài Tập đọc (tức là biết đọc đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm) thì lúc đó phần nào các em mới hiểu bài Tập đọc đó nói về vấn đề gì, nội dung ra sao, nó hàm ẩn điều dạy bảo khuyên răn, nhắc nhở các em điều gì? Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi nghĩ: Cần phải có biện pháp cụ thể để giúp HS có kĩ năng đọc tốt, HS có đọc tốt thì mời viết được, HS có đọc tốt thì mới có khả năng học tốt các môn học khác và hơn thế nữa, đọc tốt giúp các em có theê vốn ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. b) Tình hình học tập của học sinh. Lớp 2A tôi phụ trách có 38 em Bước đầu vào năm học, sau khi được nhận lớp, tìm hiểu rõ đối tượng HS qua giáo viên các lớp dưới, kết hợp với những buổi học trên lớp, được sự đồng ý của chuyên môn trường, tôi đã tiến hành khảo sát trình độ HS để nhằm phân loại đối tượng. Qua khảo sát môn Tiếng Việt mà cụ thể là phân môn Tập đọc, tôi chú trọng đánh giá chất lượng: "Đọc thành tiếng " của học sinh vì chất lượng đọc thành tiếng của HS được đo bằng hai phẩm chất: đọc đúng, đọc nhanh (đọc trôi chảy, lưu loát), kết quả khảo sát đầu năm như sau: XL Yếu Giỏi Khá TB (đánh vần - ghép Tổng HS tiếng) 28 em 3 em 5 em 17 em 3 em 2. Một số giải pháp "Nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2 " * Luyện thành tiếng. 8 Như ta đã biết, Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Để đọc thành tiếng tốt thì điều quan trọng là luyện phát âm chính xác, luyện ngắt nghỉ câu, luyện ngắt nhịp thơ. 1. Luyện phát âm. Tiếng Việt không phải là một môn thực thể nhất định màg luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau, ở từng địa phương, tồn tại những thổ ngữ đa dạng và phức tạp. Nhưng trong sự đa dạng phải có sự thống nhất và chúng ta phải lấy sự phát âm chuẩn (phát âm theo tiếng Hà Nội) làm cơ sở. Chính vì vậy, để luyện phát âm cho học sinh chính xác thì trước hết giáo viên phải phát âm chính xác thì mới có thể khắc phục lỗi phát âm địa phương cho HS. * Cách khắc phục lỗi phát âm là: Qua thực tế dạy HS tôi thấy, lỗi phát âm sai của HS là do phương ngữ, ngoài ra còn do thói quen. Đối với HS lớp tôi dạy nói riêng và HS Thanh Hóa ta nói chung, hầu như các em không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã, không phân biệt được tiếng có chứa nguyên âm đơn với tiếng có chứa nguyên âm đôi. Vấn đề đặt ra là phải luyện cho HS khắc phục những tồn tại này. * Hướng dẫn HS đọc đúng tiếng có chứa thanh hỏi và tiếng có chứa thanh ngã: Trước hết, giáo viên phải đọc chính xác, sau đó hướng dẫn HS lắng nghe để tìm ra sự khác nhau về âm thanh của tiếng có chứa thanh hỏi với tiếng có chứa thanh ngã bằng cách đưa ra một số cặp từ: VD: Lẻ (loi) / (lặng) lẽ, (se) sẽ / (chia) sẻ , (nông) nổi / Nỗi (niềm). Trên cơ sở đó, hướng cho HS phát hiện tiếng có chứa thanh ngã phát âm ra nhẹ hơn, âm thanh vang hơn, ngân hơn. Luyện cho HS phát âm tiếng có chứa thanh ngã đứng riêng (như VD trên) sau đó mới luyện cho HS phát âm hai tiếng có chứa thanh hỏi và thanh ngã đứng liền nhau. VD: Luyện đọc (lông) vũ trước sau đó luyện đọc cổ vũ sau, luyện đọc võ sĩ trước rồi mới luyện đọc dũng cảm sau. * Hướng dẫn HS phân biệt tiếng có nguyên âm đôi và tiếng có chứa nguyên âm đơn: Đối với trường hợp HS phát âm sai tiếng có chứa nguyên âm đôi iê, ươ, uô với tiếng có nguyên âm đơn, giáo viên phải đọc mẫu và hướng dẫn, HS lắng 9 nghe xem khi giáo viên đọc, trọng tâm của tiếng rơi vào (i) hay (ê) hay rơi cả vào (i) và (ê) VD: Tiên (phong), (con) kiến, (quả) chuối, bước (chân) ... Khi giáo viên đọc mẫu, HS phải phát hiện được: Nếu nhấn giọng vào "i" sẽ đọc thành "tin", nhấn giọng và "u" sẽ đọc thành "chúi", nhấn giọng vào "ư" sẽ đọc thành "bức", nhưng ngược lại nếu đọc nhấn giọng vào các âm đứng sau thì phát âm cũng sẽ sai. VD: Nhấn giọng vào "ê" sẽ đọc thành "tên", nhấn giọng vào "ô" sẽ đọc thành "chối". Như vậy khi dọc trọng tâm phải rơi vào tả "iê", "uô", "ươ" thò mới đọc đúng các loại tiếng có chứa nguyên âm đôi. Một điều lưu ý nữa, khi hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng có chứa nguyên âm đôi, giáo viên phải nói rõ rằng: Khi đọc tiếng có chứa nguyên âm đôi, độ mở miệng rộng hơn tiếng có nguyên âm đơn ở phần vấn. Tôi thiết nghĩ rằng, đối với đối tượng HS lớp 1 vì bản thân các em vừa mới học song phần vần, phần tiếng, ghép âm vần để tạo thành tiếng, nếu giáo viên chúng ta chịu khó, nhiệt tình trong việc luyện phát âm cho các em ngay từ khi các em đang còn ở giai đọan trứng nuớc của việc rèn đọc đúng và chỉ khi các em đã hiểu rõ được bản chất của vấn đề thì dù cho các em có thói quen phương ngữ thế nào các em vẫn có thể khắc phục được lỗi sai. Như vậy, rõ ràng là giáo viên phải kiên trì tập luyện cho các em đúng cách, cho các em luyện đọc nhiều, lấy nhiều ví dụ có liên quan, so sánh sự khác biệt về âm thanh, về nghĩa của các tiếng đó ... thì chắc chắn việc rèn đọc đúng các tiếng có chứa âm thanh hỏi, thanh ngã và các tiếng có chứa nguyên âm đôi sẽ đạt kết quả cao. 2. Luyện ngắt nghỉ câu văn dài. Giờ Tập đọc phải hướng đến giáo dục HS yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong biểu đạt nội dung. Khi đọc các bài Tập đọc theo hình thức là một văn bản, chỗ ngắt giọng phải phù hợp với ranh giới ngữ đoạn, đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh sự hiểu sai nghĩa. Vì vậy ngắt giọng đúng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là mục đích giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy HS thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu dài, câu có cấu trúc phức tạp hoặc có trường hợp mắc lỗi ngay ở cả câu ngắn nhưng các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Lúc này các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tùy tiện. 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doc_than.doc
Giáo án liên quan