Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn cầu lông cho học sinh THPT

1. Mục đích nghiên cứu:

- Nêu được những bất cập khi học môn Cầu lông.

- Đề tài đã giả quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng .

- Trao đổi với các đồng nghiệp về chuyên đề này nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao thể lực và năng lực làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT .

- Nêu được những khó khăn bất cập trong giảng dạy môn cầu lông trong chương trình Thể dục THPT

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.

 - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.

 - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỷ thuật

 - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu.

 

 

docx13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn cầu lông cho học sinh THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể đến hoạt động của tay đòi hỏi người học sinh phải liên kết các yếu tố không gian, thời gian và mức độ dùng sức một cách chính xác mới đảm bảo đánh cầu đúng yêu cầu, cầu ít bị rơi. - Năng lực định hướng được thể hiện ở khả năng xác định hướng đánh cầu chính xác và đỡ cầu chính xác. - Năng lực phân biệt vận động được thể hiện khả năng dùng sức cùng với cảm giác về lưới, về sân bãi chính xác, về cảm giác với vợt, với cầu. Học sinh khi mới tập do khả năng này còn hạn chế nên tỷ lệ đánh cầu chưa qua lưới hoặc ra ngoài sân còn cao. - Năng lực phản ứng nhanh thể hiện khả năng phản ứng nhanh với cầu trong mọi tình huống. - Năng lực thích ứng, điều này thể hiện ở những học sinh chơi cầu lông nhiều và có trình độ cao hơn. Các em có thể thay đổi mức độ dùng sức hoặc thay đổi các động tác - đặc biệt cổ tay để có thể điều chỉnh đường cầu. - Năng lực nhịp điệu và thăng bằng. Năng lực này đặc biệt cần thiết cho học sinh chúng ta. Nó thể hiện ở việc tiếp thu hoặc hành động một kỷ thuật cầu lông theo đặc tính nhịp điệu kỹ thuật hoặc khả năng giữ thăng bằng trong hoặc sau khi thực hiện kỹ thuật. Qua các quan điểm trên tôi đã đưa vào những bài tập sau để phát triển các năng lực trên cho các em giúp các em tiếp thu bài học được tốt hơn và phát triển năng lực vận động tốt hơn. Bài tập 1: Di chuyển nhặt cầu. - Mục đích: Phối hợp các loại di chuyển, phát triển các năng lực vận động. - Cách tập: Mỗi sân 4 người chia theo đường giữa sân và lưới. 4 người phục vụ cầm mỗi người 10 quả cầu đứng ở 4 góc sân trên lưới. Thực hiện ném cầu qua sân cho người tập di chuyển nhặt và ném lên lưới ( người phục vụ ném cầu ở các vị trí khác nhau trên sân). Thực hiện 4 người xong đổi 4 người khác luân phiên dòng chảy. Bài tập 2: Di chuyển đánh cầu thấp thuận tay và nghịch tay qua lưới vào ô 1,98 m. - Mục đích: Phát triển phối hợp vận động kết hợp đánh cầu nhẹ tay ở 2 kỹ thuật đã học, kỹ thuật thấp thuận và ngược tay. - Cách thực hiện: 2 người ở 2 góc lưới phục vụ tung cầu cho người thực hiện di chuyển bỏ nhỏ qua lưới vào bờ 1,98m. Mỗi sân thực hiện 2 người. Mỗi người 5 quả cho mỗi bên. - Yêu cầu: Di chuyển nhanh, đánh cầu đúng vào ô. Trên đây là hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn cầu lông mà tôi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian các em học nội dung cầu lông. 5. Kiểm tra đánh giá. Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các em đã được học tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra cho cả 2 nhóm. 5.1. Nội dung kiểm tra: 1. Di chuyển đánh cầu bỏ nhỏ 2 ô trên lưới. 2. Đánh cầu qua lại 10 quả. 3. Phát cầu cao xa. 5.2. Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm. 1. Di chuyển đánh cầu bỏ nhỏ 2 ô trên lưới ( 1,98m) x 2 m thực hiện 10 quả mỗi bên 5 quả, tính số quả vào ô. - Dụng cụ: + Sân cầu lông hỗn hợp. + Quả cầu lông. - Cách tiến hành: Người thực hiện kiểm tra phát cầu cho người phục vụ. Người phục vụ hất bổng cầu lên cao về phía sân người kiểm tra. Người kiểm tra di chuyển và thực hiện kỹ thuật đánh cầu bỏ nhỏ vào 2 ô trên lưới. Mỗi ô thực hiện 5 quả liên tiếp. Giáo viên đánh giá kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu theo 3 mức A, B, C. - Loại A: Di chuyển nhanh, đánh cầu thấp tay đúng, cảm giác với cầu tốt. - Loại B: Còn di chuyển chậm, kỹ thuật còn sai sót. - Loại C: Sai sót nhiều trong di chuyển, di chuyển chậm , kỹ thuật thực hành còn yếu, chưa có cảm giác với cầu. Cho điểm căn cứ vào bảng sau: Số quả vào Mức ô kỷ thuật 9- 10 quả Điểm 7 -8 quả Điểm 5 – 6 quả Điểm 4 quả Điểm 3 quả Điểm 2 quả Điểm 1 quả Điểm 0 quả Điểm A 10 9 8 7 6 5 4 3 B 9 8 7 6 5 4 3 2 C 8 7 6 5 4 3 2 1 2. Đánh cầu qua lại 10 quả. 2 học sinh cùng kiểm tra vào sân. Mỗi người đứng một bên sân cầu lông sử dụng các kỹ thuật di chuyển đã học kết hợp đánh cầu thấp thuận tay và trái tay, đánh cầu qua lại cho nhau trong phạm vi sân đơn. Đánh liên tục 10 quả thì dừng kiểm tra. Kết quả: tính số lần liên tục nhiều nhất kết hợp với đánh giá về kỹ thuật và di chuyển theo 3 mức A, B, C. Loại A: Học sinh thực hiện đúng cả kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu thấp tay. Loại B: Còn sai sót trong các bước di chuyển hoặc ở kỹ thuật đánh cầu thấp tay. Loại C: Sai sót nhiều cả trong hai kỹ thuật di chuyển và đánh cầu. - Cho điểm căn cứ vào bảng sau: Số quả đánh được Chất lượng kỹ thuật 9- 10 quả Điểm 7 -8 quả Điểm 5 – 6 quả Điểm 4 quả Điểm 3 quả Điểm 2 quả Điểm 1 quả Điểm 0 quả Điểm A 10 9 8 7 6 5 4 3 B 9 8 7 6 5 4 3 2 C 8 7 6 5 4 3 2 1 3. Phát cầu cao xa 10 quả Người kiểm tra đứng vào ô phát cầu, phát vào ô chéo bên sân còn lại 10 quả rơi đúng ô cao sân về sau. Kết quả: Tính số quả rơi vào ô. Kỹ thuật được đánh giá theo mức độ cao và điểm rơi của quả cầu theo mức độ A, B, C. Loại A: Cầu bay cao và rơi xa về phía sân, kỹ thuật phát tốt. Loại B: Cầu bay cao nhưng chưa xa hoặc xa nhưng chưa cao, kỹ thuật phát đúng. Loại C: Cầu bay điểm rơi gần, không cao, kỹ thuật phát chưa tốt. Cho điểm căn cứ vào bảng sau: Số quả vào ô Chất lượng kỹ thuật (điểm) 9- 10 quả 7 -8 quả 5 – 6 quả 4 quả 3 quả 2 quả 1 quả 0 quả A 10 9 8 7 6 5 4 3 B 9 8 7 6 5 4 3 2 C 8 7 6 5 4 3 2 1 HIỆU QUẢ, PHẠM VI, QUY MÔ ÁP DỤNG: Sau khi kiểm tra 3 nội dung trên cho 6 lớp ở cả 2 nhóm tính bình quân điểm kiểm tra của cả 3 nội dung có kết quả như sau: - Nhóm không đưa các bài tập bổ trợ, tập các bài tập đơn thuần: TT Lớp Số hs Loại giỏi (Điểm 9-10) Loại khá (Điểm7-8) Loại đạt (Điểm5-6) Không đạt (Điểm dưới5) 1 10A1 45 5 em =11,1% 13em= 28,9% 25em= 55,5% 2em = 4,4% 2 12A1 46 7 em =15,2% 13em= 28,2% 23em=50,0 % 3em = 6,5% 3 12A3 45 6 em =13,3% 12em= 26,7% 24em= 53,3% 3em = 6,6% 4 Tổng 136 18em =13,2% 38em=27,9% 72em= 52,9% 8 em =5,8% - Nhóm đưa các bài tập bổ trợ vào áp dụng tập luyện hàng ngày theo phương pháp thực nghiệm TT Lớp Số hs Loại giỏi (Điểm 9-10) Loại khá (Điểm7-8) Loại đạt (Điểm5-6) Không đạt (Điểm dưới5) 1 12A5 45 11 em =24,4% 26 em= 57,7% 8 em = 17,7% 0 em = 0% 2 10A7 47 12 em =25,5% 27 em= 57,4% 8 em = 17,0 % 0 em = 0% 3 10A6 46 11 em =23,9% 26 em= 56,5% 9 em = 19,5% 0 em = 0% 4 Tổng 138 34 em =24,6% 79 em= 57,2% 25 em =18,1% 0 em = 0% Nhận xét, đánh giá. Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt. So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm nghiên cứu: Loại giỏi: Quân bình tăng 11,4% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm) Loại khá: Quân bình tăng 29,3% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm) Loại đạt: Quân bình giảm 34,8% (Do loại khá giỏi tăng lên) Chưa đạt: Quân bình giảm 5,8% ( Do loại khá giỏi tăng lên) C. KẾT LUẬN Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÁI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY: Các em học sinh được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học cầu long theophu7o7ng pháp cũ. Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ cầu lông ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể lực và kỹ thuật của môn cầu lông chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác. Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI: Qua thời gian nghiên cứu và đem vào áp dụng các bài tập bổ trợ trên vào môn học cầu lông cho các em học sinh, tôi thấy thể lực chuyên môn của các em được nâng lên rõ rệt. Từ đó các em năm bắt kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của các em sinh động hơn, không bị nhàm chán, gò bó. Khi các em vui chơi thể thao (chơi cầu lông) ở ngoài giờ học, ở nhà , ở các câu lạc bộ ở địa phương cũng tốt hơn. Và nhất là các buổi đấu tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn trong từng trận đấu. Với con số 138 em được thực nghiệm và 136 em không được áp dụng bài tập trên ở 6 lớp 10 Trường THPT Phú Mỹ tôi thấy kết quả rất tốt với các em được thực nghiệm. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày một phần kinh nghiệm của mình trong nhiều năm làm công tác giảng dạy ở trường thông qua chuyên đề “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn cầu lông cho học sinh THPT”để đồng nghiệp tham khảo góp phần chung vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Mặc dù vậy trên đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, không thể tránh được những sai sót, những bất cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng nghiệp, các cấp quản lí để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn. Tất cả vì thế hệ trẻ, vì tương lai con em chúng ta, góp phần vào việc giáo dục toàn diện và phát triển toàn diện cho học sinh trong thời kỳ hội nhập. Từ kết quả của chuyên đề này tôi thiết nghĩ có thể mở rộng các bài tập bổ trợ và thể lực cho các môn đá cầu và thể thao tự chọn để thu được kết quả cao hơn. KIẾN NGHỊ HOẶC ĐỀ XUẤT Thực tế giảng dạy cho thấy vấn đế thực hiện chương trình giảng dạy còn là vấn đề phải bàn, phải đầu tư nghiên cứu về các biện pháp. Những việc đó sẽ được hoá giải bằng sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy các cô. Để có điều kiện giải quyết được những vấn đề này cần có sự quan tâm hơn nữa của ban chuyên môn và các cấp lãnh đạo. Mặt khác là tổ trưởng tổ GDTC – QP.AN chúng tôi rất mong sự quan tâm về kinh phí, cơ sở vật chất ban đầu, cải thiện nhà thi đấu của Ban giám hiệu, Ban chuyên môn để chúng tôi hoàn thành tốt công việc giảng dạy. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thể dục 9; 10; 11; 12 NXBGiáo dục 2. Cầu lông NXBGiáo dục 3. Luật cầu lông NXB TDTT 4. Quản lý TDTD ĐH TDTT TP Hồ Chí Minh 5. Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao trong nhà trường NXB TDTT Phú Mỹ, ngày 8 tháng 10 năm 2010 Người viết chuyên đề Tạ Phú

File đính kèm:

  • docxSKKN VPM1.docx
Giáo án liên quan