Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú và phát huy tính tích cực trong dạy học môn toán của học sinh tiểu học

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Gây hứng thú trong học tập và phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học các môn học nói chung và môn học Toán nói riêng là nguyện vọng thiết tha của bản thân tôi và có lẽ cũng là nguyện vọng của đội ngũ Giáo viên Tiểu học. Theo tôi đây cũng là một vấn đề khá quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú và phát huy tính tích cực trong dạy học môn toán của học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú và phát huy tính tích cực trong dạy học môn toán của học sinh Tiểu học. I/ Đặt vấn đề: Gây hứng thú trong học tập và phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học các môn học nói chung và môn học Toán nói riêng là nguyện vọng thiết tha của bản thân tôi và có lẽ cũng là nguyện vọng của đội ngũ Giáo viên Tiểu học. Theo tôi đây cũng là một vấn đề khá quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. II/ Nội dung và biện pháp: Dựa vào vốn kiến thức đã học của học sinh để xây dựng bài học và bài thực hành luyện tập. Toán học là một môn học có tính thống nhất, các kiến thức kỹ năng cơ bản được tăng dần từ thấp đến cao. Mặt khác ta thấy người học không phải là một cái thùng rỗng để có thể rót đầy kiến thức vào đó. Bởi vậy trong quá trình truyền thụ và xây dựng kiến thức phải dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của các em đã có từ trước giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có để tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới một cách chủ động. Ví dụ 1: Trong khi hướng dẫn làm bài tập phần phân số lớp 4. Tính bằng 2 cách: () ( ( Để học sinh vận dụng được tính chất phân phối của phép cộng (phép trừ) ở các phép tính về phân số tôi đã tổ chức cho học sinh ôn lại kiến thức này ở số tự nhiên. Từ đó học sinh làm bài tập và tự rút ra tính chất này đối với các phép tính về phân số từ đó các em tìm ra hai cách làm của bài toán trên. Ví dụ2: Khi dạy bài tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (Toán 4) Để học sinh biết được tìm 2 số và hiểu đúng bản chất của loại toán này trước tiên củng cố cho học sinh khái niệm tổng là gì, hiệu là gì ? Bằng các ví dụ cụ thể như: Tìm tổng của 5 và 8 và tìm hiệu của 8 và 5. Học sinh thực hiện 2 phép tính trên và tìm ra được 5 + 8 = 13 và 8-5 = 3. Từ việc dẫn dắt đó tôi đã hướng dẫn cho các em biết tổng 2 số là 13, hiệu 2 số là 3 vậy tìm 2 số bằng cách nào ? Từ đó gây cho các em sự tò mò muốn tự mình tìm hiểu và khám phá kiến thức và dễ khắc sâu kiến thức hơn. Ví dụ 3: Khi dạy bài toán về trừ số đo thời gian (Toán lớp 5) ở Ví dụ 2 sách toán 5 trang 164. 3 phút 20 giây 2 phút 45 giây Tôi lấy ví dụ từ trừ 2 số tự nhiên (trường hợp trừ có nhớ) để học sinh thực hiện. 45 – 27 học sinh biết tách ở hàng chục một để có 15 – 7 sau đó lấy 3 –2 từ đó học sinh tự mình chuyển đến làm phép tính trên là: 2 phút 80 giây – 2 phút 45 giây một cách nhẹ nhàng. Qua quá trình dạy học ở Tiểu học, đặc biệt là dạy học môn toán tôi nhận thấy rằng quá trình hình thành kiến thức mới cũng như thực hành làm các bài tập Giáo viên tạo cho các em mối liên hệ hữu cơ giữa kiến thức mới và cũ, không những gây cho các em hứng thú trong học tập mà các kiến thức còn ít bị lãng quên. 2/ Dựa vào kiến thức thực tế Để gây hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh Giáo viên không những dựa trên nền tảng kiến thức cũ học sinh đã có để xây dựng bài mới và giải quyết các bài tập tổng hợp mà phải biết dựa vào kiến thức thực tế cuộc sống của học sinh để xây dựng và củng cố bài học. Ví dụ: Khi dạy khái niệm về phân số của lớp 4. Ngoài việc sử dụng các mô hình của thiết bị dạy học để học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về khái niệm phân số Giáo viên liên hệ cho học sinh: Chia quả cam thành 2 phần, lấy 1 phần, như vậy ta đã lấy đi 1/2 quả cam và học sinh nắm bắt được bản chất của phân số ẵ là gì ? III/ Kết quả: Nhờ sự tìm tòi và vận dụng các phương pháp dạy học trên qua các bài dạy tôi nhận thấy việc truyền thụ kiến thức cho các em nhẹ nhàng và có hiệu quả. Đặc biệt trong năm học này tôi nhận thấy chất lượng môn Toán lớp 4 mà tôi đang dạy được nâng lân khá rõ rệt, số lượng của học sinh yêu thích bộ môn toán ngày càng tăng. Để vận dụng được từng phương pháp trên đòi hỏi người Giáo viên phải nắm chắc chương trình cấp học một cách hệ thống, nắm bắt được ở lớp mình dạy điều gì học sinh đã biết từ lớp dưới, từ cuộc sống để vận dụng vào dạy bài mới và làm bài tập một cách tích cực. Người viết sáng kiến Cao Thị Huấn

File đính kèm:

  • docSang kien KN da chon loc.doc