Sáng kiến kinh nghiệm: Đường nét trong nghệ thuật tạo hình, vận dụng quy luật đường nét để dạy vẽ tranh Đề tài ở trường THCS

Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp, một yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người. Xã hội càng văn minh hiện đại thì con người càng muốn vươn tới cái đẹp nhiều hơn. Nghệ thuật phản ánh hiện thực, nhìn vào nghệ thuật người ta có thể hiểu rõ về một dân tộc, một quốc gia, thấy được lịch sử phát triển qua từng giai đoạn, thấy được các mặt tốt cũng như mặt xấu của quốc gia đó, dân tộc đó. Có thể nói: Nghệ thuật là tấm gương của thời đại.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Đường nét trong nghệ thuật tạo hình, vận dụng quy luật đường nét để dạy vẽ tranh Đề tài ở trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên cần thiết phải cho các em thấy vai trò quan trọng của đường nét trong khi vẽ: đường nét để xây dựng hình, đường nét gắn liền với thị giác con người tạo nên những cảm xúc thẩm mĩ. Ngoài ra, giáo viên cũng cần thiết phải cho học sinh thấy được quy luật của đường nét khi thể hiện, mặc dù trong tranh các em thường có đặc điểm thấy gì vẽ lấy, có thể người to hơn nhà, nghĩa là các em phải nắm được: các hình ở gần thì to, rõ, đậm, còn các hình ở xa thì nhỏ, sử dụng các đường nét mảnh và mờ. Thực tế cho thấy ở học sinh THCS muốn vẽ được các bức tranh bất kì, đề tài hay trang trí,.. thì khâu đầu tiên qua trọng quyết định chất lượng bài làm là các em phải xây dựng được hình. Nếu như trong tranh vẽ theo mẫu, học sinh có vật mẫu ngay trước mắt và chỉ tìm cách bắt chước một cách máy móc thì các em sẽ vẽ được ngay hình. Nhưng trong tranh đề tài, các em thường phải tư duy và tưởng tượng. Trong khi đó cả hai mặt này đối với khả năng và lứa tuổi các em còn rất khó. Vì vậyvai trò hướng dẫn của người giáo viên rất quan trọng, khi tiến hành vẽ một bài vẽ tranh đề tài, học sinh cần phải đi lần lượt qua các bước căn bản sau: + Tìm và chọn nội dung đề tài + Phác bố cục + Vẽ hình + Vẽ màu Trong tất cả các bước trên vai trò hướng dẫn của giáo viên luôn tồn tại song song và không thể thiếu. a. Tìm và chọn nội dung đề tài. Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát tranh của hoạ sĩ (phiên bản), bài vẽ của học sinh khoá trước có cùng đề tài, tranh trong SGK, sau đó sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt các em tìm hiểu tranh: trong tranh vẽ những gì?, hình ảnh nào là mảng chính?,, trên cở sở học sinh nắm bắt được hình tượng trong tranh (đồ dùng dạy học), giáo viên trở lại đề tài cần vẽ sử dụng ngôn ngữ thật đơn giản, dễ hiểu: có thể là ngôn ngữ văn chương, lấy các hình tượng văn học của các em tới các hình tượng cần vẽ, giúp các em hình dung được hình tượng đó. Ví dụ. Trong bài dạy Đề tài mẹ của em - Mĩ thuật 6. Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh chân dung về mẹ. Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu tranh: - Tranh vẽ hình ảnh nào? - Khuôn mặt trong tranh hình gì? - Các bộ phận của khuôn mặt như thế nào? - Vậy thế nào là tranh chân dung? Nghĩa là giáo viên quan sát từ tổng thể đến chi tiết, sử dụng tổng hợp nhiều ngôn ngữ giúp học sinh hình dung người mình định vẽ có đặc điểm chi tiết ra sao,.. và đặc biệt hiểu thế nào là tranh chân dung để vẽ cho đúng đề tài yêu cầu. Việc xác định nội dung, hình tượng tranh là một việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dựng hình của các em, nếu như các em không tưởng tượng được ra hình tượng trong suy nghĩ của mình thì các em không thể vẽ được. Vì vậy hơn lúc nào, ngôn ngữ của giáoviên khi hướng dẫn các em phải thật đơn giản, cô đọng. b. Học sinh phác bố cục và vẽ hình. Đây là một khâu cơ bản và quyết định sự thành công của bài vẽ vì nếu trong tranh của các em không có hình tượng thì sẽ không có nội dung. Muốn dựng được hình thì các em phải sử dụng đường nét để tạo hình, việc dựng hình đối với các em rất khó và chiếm khá nhiều thời gian, đòi hỏi vai trò của người hướng dẫn, gợi mở của giáo viên càng không thể thiếu. Trước hết giáo viên phải cho các em thấy được: + Đường nét là yếu tố được sử dụng tạo nên hình ảnh, không có hình ảnh thì mắt sẽ không nhìn thấy gì trong bài vẽ. + Đường nét có những ảnh hưởng, tác động đến cảm xúc, cảm giác, hình thành tình cảm thích và không thích: đường thẳng đứng thì tạo cảm giác vững chãi, đường xiên tạo sự đổ vỡ; mất thăng bằng, + Vẻ đẹp của đường nét trong thiên nhiên, trong mĩ thuật Giúp các em: + Phân biệt được nét vẽ đẹp và nét vẽ thiếu thẩm mĩ + Phối hợp được nhiều đường nét để vẽ dáng đúng và có sáng tạo * Điều quan trọng là giáo viên phải hướng dẫn các em dựng hình từ tổng thể đến chi tiết và phải có sự chú ý cách sắp xếp bố cục; sắp xếp hình sao cho phù hợp với khuôn khổ giấy vẽ, Khi học sinh vẽ giáo viên không nên gò ép các em theo một khuôn mẫu nhất định, không can thiệp sâu vào bài vẽ mà chỉ dừng ở mức độ nhất định. Nếu trong quá trình quan sát, giúp đỡ các em khi các em vẽ, gặp trường hợp các em sai, lệch về hình, thì người giáo viên nên giảng giải lại cho các em hiểu nên vẽ như thế nào và không nên vẽ như thế nào, vẽ thế nào thì đẹp, vẽ như thế nào là chưa đẹp. Học sinh phải được tự do sáng tạo, tìm tòi cách vẽ, tìm hình tượng, tìm đường nét để vẽ sao cho bài vẽ của các em hoàn toàn là của các em, phản ánh được thế giới của các em với ngôn ngữ ngây thơ, nét vẽ hồn nhiên trong sáng, phản ánh sinh động mảng thế giới mà các em yêu thích. Tóm lại: Khi vận dụng đường nét để dạy vẽ tranh đề tài cho học sinh ở THCS người giáo viên phải hướng dẫn được cái chung, phải cho các em thấy được các quy luật của đường nét khi sử dụng chúng để dựng hình. Sau đó để các em tự tìm tòi sáng tạo, tránh áp đặt. Đồng thời qua mỗi bức tranh các em vẽ ra, các em sẽ cảm thấy yêu quê hương đất nước, biết trân trọng và bảo vệ những di sản văn hoá,.. hình thành cho các em những rung động thẩm mĩ,một phong cách thể hiện bài vẽ của mình hoàn toàn độc lập mà không chịu phụ thuộc. Phần III. Kết luận chung Cuộc sống có nhịp điệu- nghệ thuật bắt cho được nhịp điệu của cuộc sống mới có tác động tới tâm hồn, tình cảm của con người. Chính vì vậy chúng ta phải tiếp cận ngôn ngữ của hội hoạ theo quan điểm quy luật nhịp điệu. Nói tới cái đẹp trong tranh là nói tới giá trị nghệ thuật, vậy thì không thể không nói tới vai trò của ngôn ngữ và nhất là năng lực làm chủ ngôn ngữ. Nhịp điệu thường tồn tại ở hai dạng lớn: - Sự vận động. - Sự hài hoà về hình thể và màu sắc, và chúng là dấu hiệu của nhịp điệu tạo hình như là một sợi chỉ đỏ quán xuyến, xân nhập, chi phối và tác động tới tất cả mọi thành phần của ngôn ngữ hội hoạ - yếu tố tạo hình trong đó bao gồm hai thành phần cơ bản nhất là hình và màu. Trong đề tài này tôi không đi sâu vào màu sắc mà chỉ đi nghiên cứu về hình trong hội hoạ, hình trong yếu tố tạo hình được đường thẳng và đường cong quy định - nếu theo quan điểm toán học thì đường cong cũng là do vô số các đoạn thẳng tạo nên. Từ lâu con người đã biết sử dụng những đường nét để tạo lên hình, có thể nói: nét là tiếng nói đầu tiên của hội hoạ. Song nét chỉ là cảm giác tương đối của hội hoạ, bản thân vật thể trong tự nhiên không có nét. Đường nét trong yếu tố tạo hình xuất phát từ giới hạn của một diện, một khối, một vật thể trong không gian. Có thể đưa vào kháiniệm của đường chu vi trong toán học để có một quan điểm về đường nét trong yếu tố tạo hình. Trong toán học, chu vi gắn liền với sự giới hạn của một mặt phẳng nào đó, còn giới hạn của một khối được tính bằng diện tích xung quanh. Thuật ngữ đường nét quy định trong yếu tố tạo hình cũng nên hiểu tương tự như chu vi, diện tích xung quanh trong toán học để tạo khối nổi trong không gian. Như vậy đường nét trong yếu tố hình học có lúc là “công tua” nếu liên hệ với một mặt phẳng, có lúc lại là những mảng bao quanh nếu liên hệ với một khối. Hơn nữa trong yếu tố tạo hình thì một vạch thẳng, một đường cong hay một chấm nhỏ đều được đưa vào khái niệm hình học. Qua kho tàng mĩ thuật của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, tôi thấy Mĩ thuật có khả năng vĩnh cửu hoá cái điển hình của hiện thực xảy ra trong khoảnh khắc của cuộc sống thành cái đẹp kì diệu của nghệ thuật, trong đó đường nét chiếm vị trí chủ đạo. Thực tế đường nét có thể diễn tả mọi trạng thái gây ra những liên tưởng rộng lớn. Nghệ thuật Đông phương không thiên về tả chân như ở phương Tây, họ chủ yếu vẽ gợi, điều cốt yếu là tóm được cái thần của sự vật. Chính vì vậy các hoạ sĩ phương Đông thường kết hợp cảnh và ý, giữa miêu tả và thể hiện, giữa hình và cáim thần - chủ yếu là làm rõ ý. Vẽ không chỉ cốt tạo hình cho giống mà còn phải biết kết hợp giữa thoáng và rậm, giữa thanh và thô, giữa cong và thẳng, trong cái hữu hạn có cái vô hạn, trong gang tấc thấy được cái thế muôn dặm - yếu tố để tạo cáI đầu tiên không ngoài đường nét. Trong chương trình mĩ thuật ở bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9, ngoài các bài tập để các em thực hành còn in nhiều tranh phiên bản con người, thiên nhiên, tác giả cũng chú ý tới cái đẹp của đường nét nhằm giúp các em có tình cảm thẩm mĩ trong sáng, phân biệt được cái đẹp và cái xấu, giúp cho các em nhân văn hơn và hoàn thiện con người hơn. Giúp các em có tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, Từ những đường cong tuyệt mĩ của mái đình , những hoa văn tinh tế ở trống đồng, những đường nét chạm khắc tươi vui ở đình làng và sự phong phú, bình dị ở tranh dân gian, và còn nhiều, nhiều nữa trong các di sản văn hoá của dân tộc ta mà đường nét là chủ đạo - nó như viên ngọc quý lung linh và bền chặt. Có được những tài sản quý báu là nhờ vào sự giữ gìn bảo vệ của nhân dân ta, vốn dân tộc đó ngày càng được phát huy và sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ. Chính vì vậy mà người giáo viênn THCS phải biết khai thác vẻ đẹp mĩ thuật do cha ông chúng ta để giảng dạy tốt hơn đáp ứng được nhu cầu thời đại. Qua nghiên cứu đề tài này cùng với sự tham khảo của các loại sách mĩ thuật, tôi có một yêu cầu nhỏ là sách nên in thật nhiều phiên bản đẹp nhất của các hoạ sĩ bậc thầy Việt Nam và thế giới. Sau khi nghiên cứu triển khai đề tài: đường nét trong nghệ thuật tạo hình, vận dụng quy luật đường nét để dạy vẽ tranh đề tài ở THCS. Tôi thấy kiến thức của minh chưa nhiều, nhưng từ một yếu tố tạo hình là đường nét chúng được dùng để tiếp cận bản chất của vấn đề chứ không nên tuyệt đối hoá phiến diện khía cạnh này vì bên cạnh nó cò nhiều yếu tố khác cấu thành tác phẩm. Kho tàng mĩ thuật là một viên kim cương đa diện, chỉ tìm cách tiếp cận từ phía ta đi nhận thức giá trị của nó thì chắc chắn là chưa đầy đủ. Nhưng tôi đã mạnh dạn trình bày một khía cạnh của nghệ thuật tạo hình nhằm góp phần vào việc phát hiện và tìm hiểu kỹ thuật hội hoạ. Do thời gian không dài và trình độ có hạn, tôi chắc chắn trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

File đính kèm:

  • docKN 2008.doc
Giáo án liên quan