Trong xu thế phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) và các lĩnh vực khoa học hiện nay trên thế giới lượng kiến thức ngày càng lớn, để đạt mục đích nắm bắt được tri thức thì phải có phương pháp học tập. Biết xác định phương pháp học tập, những con người mới ngày nay sẽ trở nên tự chủ, năng động, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới trong sự nghiệp phát triển của đất nước, nhất là trong công cuộc xây dựng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay. Để có được phương pháp học tập ấy cho người học, các nhà giáo dục ngày nay cần xác định thêm một trọng trách mới của mình. Đó là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Đổi mới PPDH sẽ nhằm đổi mới về tư tưởng, từ đó hình thành chiến lược và các giải pháp hữu hiệu để thực hiện việc xây dựng và củng cố những phương pháp học tập mới cho người học.
Tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học CNTT trong dạy học đã được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt chú ý, được thể hiện và nhấn mạnh trong nhiều văn bản có tính pháp lý cao. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V ghi rõ: “ Tập trung đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo , khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy, sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học”. Báo cáo chính trị tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra ra những nhiệm vụ đổi mới từ năm 2001 đến 2010 trong đó có nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu qủa giáo dục đào tạo “ tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế” .
12 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới quản lý, chỉ đạo giờ dạy sử dụng Power point hoặc phần mềm dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức.
2
Toàn trường đã thống nhất chung các yêu cầu cụ thể:là:
Đối với tiêu chuẩn nội dung:
Trong toàn bộ chương trình các môn học bậc THCS không phải bất cứ chương nào, bài học nào cũng phải ứng dụng CNTT, sử dụng bài giảng điện tử. Trong trường hợp dạy tiết học chỉ cần tới các thiết bị truyền thống hoặc có đồ dùng thực hành, thí nghiệm thì dứt khoát không sử dụng CNTT. Nội dung kiến thức, mô hình, hình vẽ, tranh ảnh, ... khi đã trình chiếu trên màn hình cho học sinh nhìn thấy, khi cho học sinh nghe được phải đảm bảo tính chính xác về khoa học bộ môn, về quan điểm tư tưởng. Các slides, có các phần mềm dạy học, các phương tiện nghe - nhìn (multimedia) như: video clips, hình ảnh, âm thanh, graphic có tác dụng làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung bài học, dễ hiểu, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, giúp học sinh khám phá, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức. Liên kết, ghép nối giữa các slides, các phần mềm dạy học, các video clips, khéo léo, phù hợp trình tự bố cục bài dạy.
Đối với tiêu chuẩn về phương pháp:
Với tiêu chuẩn này cần xem xét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng phương pháp đặc thù của bộ môn với sử dụng Power point và các phần mềm khác. Không sử dụng bài giảng, trình chiếu các slide thay cho các hoạt động dạy học vì như vậy là chuyển từ đọc chép sang nhìn chép, ứng dụng CNTT máy móc, khô cứng. Xác định rõ Power point và các phần mềm dạy học khác chỉ giúp hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy – học ở góc độ phương tiện dạy học (nghe – nhìn – minh họa – mô phỏng) không thể thay thế cho phấn trẳng bảng đen, giao tiếp sư phạm, sự tương tác giữa các hoạt động dạy của thầy và các hoạt động học của trò.
Đối với tiêu chuẩn về phương tiện và kỹ thuật:
Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slides không quá nhiều, được thiết kế khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn, hiệu ứng hợp lí không gây nhiễu làm phân tán sự tập trung chú ý của học sinh. Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp và ghi vở kịp.
Giáo viên làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc.
Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slides với lời giảng, giữa hoạt động của thầy - trò với tiến trình bài dạy.
Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động, hình vẽ, kí hiệu và chữ phải rõ, nét; cỡ chữ đủ lớn để xem; trình bày cô đọng, đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
Đối với tiêu chuẩn về tổ chức lớp học:
Đánh giá sự phân phối thời gian hợp lý giữa các bước lên lớp, các nội dung (chính, phụ), các khâu (ôn, giảng, luyện).
Đánh giá việc tổ chức học sinh học tập tích cực.
Đánh giá bài giảng bảo đảm sự tương tác giữa học sinh với bài học, sự đáp ứng với tính cá thể trong bài học, có thể giúp học sinh tự học mọi lúc, mọi nơi.
Tổ chức hợp lý việc trình chiếu, minh họa với việc tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện theo tổ, nhóm; Điều khiển học sinh đóng góp xây dựng bài; Tạo điều kiện cho học sinh tương tác với bài giảng điện tử (dùng camera chụp phiếu học tập trình chiếu lên màn hình chẳng hạn) .
Có các câu hỏi tương tác với bài học thông qua bài tập thực hành: Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động.
Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học, tài liệu, websites tham khảo để người học tự chủ đọc thêm, nhưng trích dẫn có liều lượng thích hợp.
Đối với tiêu chuẩn về kết quả, hiệu quả:
Đây là tiêu chí đánh giá hết sức quan trọng. Tiêu chí yêu cầu phải xác định là hiệu quả của tiết dạy học. Học sinh hứng thú học tập hơn, thực sự hoạt động tích cực trong học tập. Kiến thức, kĩ năng đạt được qua tiết dạy học có CNTT phải tốt hơn khi chỉ dạy bằng các phương pháp truyền thống.
4. Tổ chức dạy học kiểm chứng và thực hiện trên diện rộng :
Tổ chức cho giáo viên đăng kí dạy đại trà (tự nguyện) ở tất cả các môn, khối lớp đối với những giáo viên có máy tính ở nhà và thành thạo kỹ năng soạn thảo, trình chiếu Power point, sử dụng máy chiếu. Tổ chức cho tất cả các giáo viên dạy ít nhất một tiết dạy có sử dụng PP và một tiết dạy theo phương pháp truyền thống trong kì thao giảng đợt một (học kì I). Sau mỗi giờ dạy họp tổ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy nghiêm túc, khách quan, công bằng trên tinh thần học hỏi lẫn nhau đồng thời thăm dò phản ứng của học sinh, khảo sát chất lượng học sinh để đánh giá hiệu quả giờ dạy theo phương pháp truyền thống với giờ dạy có sử dụng Power point. Sau đợt thao giảng họp sơ kết việc dạy học có sử dụng Power point và các phần mềm dạy học nhằm rút ra ưu, nhược điểm để nhân rộng ưu điểm và tìm biện pháp khắc phục nhược điểm khi triển khai diện rộng trong học kì II.
5. Vận dụng ứng dụng của Power point vào các hoạt động khác tạo hiệu ứng tâm lí, xã hội.
Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tạo phong trào sử dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo và trong hoạt động như họp Hội đồng giáo dục, họp chuyên môn, thiết kế trò chơi trong các hoạt động ngọai khóa của Đoàn –Đội, Trong Hội thảo, lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của Công đoàn, .... Thực ra, muốn “click” chuột để tiểt dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống vì vậy việc sử dụng CNTT trong mọi hoạt động của nhà trường, các đoàn thể giúp giáo viên nâng cao kiến thức, kĩ năng và quan trọng hơn là góp phần cởi bỏ áp lực, ức chế tâm lí, độ ỳ khi soạn, dạy học có sử dụng Power point .
6. Kích cầu thông qua biện pháp kinh tế, thi đua khen thưởng:
Phó hiệu trưởng, các Tổ trưởng chuyên môn tham mưu cho Hiệu trưởng có các biện pháp kích cầu thông qua phong trào thi đua, xây dựng định mức khen, thưởng sau mỗi đợt thao giảng cho những giáo viên có thành tích xuất sắc, sử dụng nhiều và có hiệu quả cao khi gảng dạy sử dụng Power point. Nhà trường đã tổ chức được phong trào thi đua giảng dạy, các giáo viên phấn khởi, nhiệt tình tham gia.
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả về sử dụng Power point trong thiết kế và giảng dạy:
Có thể nói từ đầu năm học 2010 – 2011 những nội dung trọng tâm cần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tiếp tục khuyến khích và động viên đội ngũ sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy, trường THCS Hoằng Cát đã có những bước chuyển biến khá tích cực.
Toàn trường đã thực hiện được 25 giáo án điện tử giảng dạy tại tất cả các khối lớp (chưa tính dạy chuyên đề cụm, thao giảng huyện). Đa số giáo viên đã ứng dụng CNTT một cách nhuần nhuyễn, các giáo án thiết kế và thực hiện tiến trình dạy học có chất lượng cao, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm tăng hiệu quả trong hoạt động dạy học.
Nhiều giáo viên biết vào Internet tìm kiếm thông tin, tải bản đồ, hình ảnh, hình mẫu đưa vào minh họa trong bài giảng...
Giáo viên đã có sự chọn lựa các bài dạy với những nội dung phù hợp để đầu tư giảng dạy có sử dụng Power point và các phần mềm dạy học khác. Qua những tiết dạy này, giáo viên phát huy tối đa những ưu thế của CNTT vào giảng dạy, tạo cho lớp học thật sự sinh động với những hiệu quả về âm thanh , hình ảnh.
Các bộ môn sử dụng PP trong giảng dạy có hiệu quả cao là các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, Âm nhạc. Môn Giáo dục công dân tuy khó vận dụng nhưng bước đầu cũng có giáo viên đã soạn được giáo án điện tử để dạy về luật giao thông cho học sinh. Tiết học này đã tạo được hứng thú và sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với các em.
Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen kết hợp với sử dụng Power point thì chất lượng tăng lên rõ rệt.
Năm học
Số giờ dạy có sử dụng Power point
Tỉ lệ trung bình học sinh hiểu bài sau mỗi giờ dạy.
Tổng số
Số giờ giỏi
2008-2009
2
0
50%
2009-2010
8
3
60%
2010-2011
25
16
70%
2. Hiệu quả của giờ dạy có sử dụng Power point:
2.1. Chất lượng học lực cả năm học (đại trà) trong hai năm học 2009-2010 và 2010-2011
Năm học
Tổng số HS
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại T.Bình
Loại Yếu
Loại Kém
S.lg
%
S.lg
%
S.lg
%
S.lg
%
S.lg
%
2009-2010
256
8
3.1
103
40.2
114
44.5
30
11.7
1
0.5
2010-2011
228
7
3.1
100
43.9
105
46.0
16
7.0
0
0.0
Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ học sinh loại Trung bình và loại Khá năm học 2010 – 2011 tăng lên theo thứ tự là 1,5% và 3,7% so với năm học 2009 – 2010 đồng thời tỉ lê học sinh loại Yếu và loại Kém giảm xuống theo thứ tự là 4,7 % và 0,5 % .
2.2. Về kết quả mũi nhọn:
a, Học sinh:
Năm học 2009-2010 đội tuyển HSG các môn Văn hóa khối 9 xếp thứ 37/49. Tổng số giải cá nhân là 18 giải gồm 2 giải Nhì, 5 giải Ba, 11 Khuyến khích.
Năm học 2010 - 2011 đội tuyển HSG các môn Văn hóa khối 9 xếp thứ 22/ 49. Tổng số giải cá nhân là 24 giải gồm 3 giải Nhì, 9 giải Ba, 12 Khuyến khích.
b, Giáo viên:
Trong các đợt thao giảng theo chuyên đề cụm trường tại trường THCS Hoằng Lý Hoằng Hóa năm học 2010-2011 tất cả các giáo viên của trường THCS Hoằng Cát đều thực hiện giờ dạy có sử dụng Power point trừ môn thể dục. Kết quả 100% giờ dạy đạt giờ dạy loại Giỏi.
Trong kì thi Giáo viên Giỏi cấp huyện năm học 2009-2010 nhà trường có 2 giáo viên dự thi số giờ dạy được xếp loại Giỏi 0/2 giờ; Năm học 2010-2011 nhà trường có 2 giáo viên dự thi thì cả 2 giáo viên đều có giờ dạy xếp loại Giỏi (2/2 giờ).
Tóm lại có thể nói thực hiện đổi mới phương pháp bằng việc làm cụ thể là sử dụng Power point vào dạy học ở trường THCS Hoằng Cát đã đạt kết quả đáng khích lệ. Có được điều đó là do có sự quản lý, chỉ đạo quyết liệt của Ban giám hiệu mà trực tiếp là phó hiệu trưởng và sự quyết tâm, nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên nhà trường. Tuy nhiên những kết quả trên mới chỉ là bước đầu. Trong những năm học tiếp theo rút kinh nghiệm từ năm học này trở về trước và học hỏi thêm từ đồng nghiệp, các trường trong huyện chắc chắc sẽ đạt kết quả cao hơn.
Hoằng Cát, ngày 5 tháng 5 năm 2011
Người viết
Lê Ngọc Kiện
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem linh vuc Quan li THCS(1).doc