Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Giáo dục trong THCS nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình đồ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. . Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu : "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh".
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Định hướng phương pháp giảng dạy kĩ thuật nhảy cao Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra việc tập luyện thường xuyên, hành vi của học sinh và kết hợp việc tự kiểm tra của các em...việc làm này cần phải được kịp thời, tốt nhất giáo viên cần phải giải thích ngay cho học sinh biết về tình trạng, nội dung, tính chất và kết quả hoạt động của các em. Đòng thời chỉ rõ những nguyên
nhân sảy ra, những sai sót và đề ra cách giải quyết cụ thể.
- Điều chỉnh lượng vận động thích với đặc điểm của từng học sinh và điều kiện cụ thể.
- Bảo hiểm giúp đỡ kịp thời trong khi học sinh tập luyện. Sự giúp đỡ này mang tính chất lựa chọn tình huống, giai đoạn, đặc điểm, hoạt động...
- Theo giõi, đánh giá biểu dương kịp thời các hoạt động của học sinh, từ đó mà xác định hiệu quả giờ học
4) Sự chuẩn bị của giáo viên
Sự thành công của giờ học phần lớn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên. Công việc chuẩn bị này bao gồm các khâu
a)Nắm đối tượng học sinh
- Công việc này được tiến hành vào đầu năm, đầu học kỳ và ngay cả khi lên lớp. Chúng bao gồm : nắm tinh thần thái độ, trình độ tập luyện, sức khoẻ của học sinh...
b) Xác định nội dung, nhiệm vụ, phương pháp giảng dạy :
- Xác định một cách cụ thể về các nhiệm vụ giáo dưỡng và sức khoẻ, xác định rõ những tác động của buổi tập đến học sinh, quy định nội dung kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo phải trang bị, nhưng diễn biến trong quá trình hoạt động của học sinh
- Căn cứ vào các nhiệm vụ cụ thể mà đề ra những bài tập thể chất cần thiết, xác định cụ thể những phương pháp giáo dục và biện pháp tổ chức có hiệu quả nhằm đảm bảo việc điều khiển các hoạt động của học sinh trong giờ học. Khi cần thiết có thể thay đổi một vài nội dung cho phù hợp với tình hình cụ thể.
c) Yêu cầu về giáo án :
Trong giáo án cần phải xác định cụ thể yêu cầu cho từng phần, liệt kê các bài tập thích hợp và định rõ lượng vận động cũng như những chủ định về phương pháp tổ chức lớp.
d) Giảng tập
Kiểm tra lại khẩu lệnh của mình, tính toán cụ thể lượng vận động, nắm
vững các khái niệm cần truyền thụ cho học sinh, suy nghĩ những biện pháp thực hiện động tác, dự kiến nội dung và hình thức cần trao đổi với học sinh, miêu tả các trò chơi...
Đặc biệt luyện tập những động tác khó và cần làm mẫu cách thức bảo hiểm giúp đỡ, tập cách diễn đạt
e) Đào tạo cán sự
Dạy trước cho các em mọtt số động tác và kiểm tra lại những kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt là mặt tổ chức mà các em phải thừa hành trách nhiệm
f) Chuẩn bị sân bãi dụng cụ
Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ tập luyện nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho giờ học. Bao gòm dọn vệ sinh nơi tập luyện kiểm tra dụng cụ đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.
*Giải pháp thứ 2.
Bước 1 : Xây dựng cho học sinh một số khái niệm, hiểu biết về nhảy cao nói chung, nhảy cao kiểu " Bước qua " nói riêng.
+ Giới thiệu tóm tắt về lợi ích tác dụng của nhảy cao, các kiểu nhảy cao, kỷ lục nhảy cao Hội khoẻ Phù Đổng, kỷ lục quốc gia, đông nam á, châu á và thế giới
( nếu có )
+ Làm mẫu tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua
+ Cho học sinh xem tranh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua
+ Giải thích kỹ thuật động tác
Cần giới thiệu ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
Bước 2 :
+ Tập các động tác bổ trợ kỹ thuật, phát triển thể lực và trò chơi
+ Dạy kỹ thuật chạy đà - Giậm nhảy
+ Tiếp tục trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về luật nhảy cao.
Bước 3 :
+ Dạy kỹ thuật qua xà và tiếp đất
+ Tập hoàn chỉnh kỹ thuật
+ Nâng cao thành tích
Tiếp tục trang bị cho học sinh nhưng hiểu biết cần thiết về luật nhảy cao.
* Những sai lầm thường mắc và cách khắc phục trong quá trình tập
1.Giai đoạn chạy đà :
+ Sai :
- Giảm tốc độ và rối loạn nhịp chạy
- Đặt chân không đúng điểm giậm nhảy và chủ động ngả thân trên ra sau ở bước đà cuối.
- Đặt chân giậm nhảy bằng cả bàn chân hoặc nửa trước bàn chân do bước đà cuối thực hiện chậm hoặc sai đà.
+ Cách sửa:
- Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà
-Tập lại động tác vào điểm giậm nhảy
- Di chuyển 1,3,5 bước vào điểm giậm nhảy ( không và có giậm nhảy đá lăng )
2. Giai đoạn giậm nhảy:
+ Sai :
- Giậm nhảy gần hoặc xa xà quá
- Góc đọ giậm nhảy lớn hoặc quá nhỏ
+ Cách sửa:
- Đo và chỉnh lại cự ly, góc độ chạy đà và điểm giậm nhảy
- Tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng
Tập thể lực bằng một số động tác bổ trợ ( bật nhảy lên cao )
3. Giai đoạn qua xà:
+ Sai:
-Chân lăng đá không tích cực, không cao hoặc bị co
- Chân giạm nhảy co chậm, không khéo léo dễ làm rơi xà
- Bị tụt mông do giậm nhảy không tích cực và tập luyện ít
+ Cách sửa:
- Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh chân, sức bật cao( tại chỗ đá lăng, chạy đà đá lăng, đá lăng vào vật treo trên cao, trò chơi rèn luyện sức mạnh của chân...)
- Tập đánh tay kết hợp với giậm nhảy
- Tập mô phỏng động tác qua xà
- Đà 1,3,5 bước giậm nhảy qua xà
- Tập hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua
4. Giai đoạn tiếp đất
+ Sai:
- Không chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động
+ Cách sửa:
- Đứng trên 1 chân tập khụy gối và đứng lên
- Tập nhảy từ trên cao xuống thực hiện chùng gối để giảm chấn động
- Tập một số động tác phát triển thể lực: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân, 2 tay chống hông; đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân...
* Giải pháp 3: Phương pháp tổ chức giảng dạy kỹ thuật, nâng cao thành tích
- Để dạy cho học sinh cách xác định điểm giậm nhảy, giáo viên sử dụng các động tác bổ trợ : chạy đà chính diện giậm nhảy co 2 chân qua xà, chân lăng dỗi thẳng qua xà...
- Để dạy cho học sinh cách xác định điểm giậm nhảy, hướng chạy đà và cáchđo đà, Giáo viên ngoài làm mẫu, giải thích cách thực hiện, hình minh hoạ ( nếu có ). Tiếp theo là cho học sinh thực hành : nếu số lượng của lớp đông, thời gian có hạn, Giáo viên chia tổ, nhóm cho học sinh tự tập luyện. Giáo viên cùng học sinh chuẩn bị sẵn một xà và một số dây chun tuỳ theo số lượng của nhóm, mỗi nhóm cho 2 học sinh cầm dây chun, những học sinh khác trong nhóm tập xác định điểm giậm nhảy, hướng chạy đà và cách đo đà, học kỹ thuật chạy đà giậm - nhảy, kỹ thuật trên không - tiếp đất và hoàn thiện kỹ thuật ở mức xà thấp. Sau một khoảng thời gian nhất định Học sinh đã hình thành được kỹ thuật nhảy cao kiểu " bước qua ", giáo viên với cho học sinh thực hiện với xà chính để học sinh làm quen với xà, hoàn thiện hơn về kỹ thuật đặc biệt là nâng cao thành tích, cho học sinh đều được thực hiện đến mức cần thiết..
- Tập nhảy cao, bắt buộc phải tập lần lượt, do vậy khi tập kỹ thuật có nhảy qua xà, giáo viên không nên cho cả lớp cùng tập mà cho học sinh tập theo tổ nhóm tuỳ theo điều kiện sân bãi.
Ví dụ:
- Nhóm 1 tập kỹ thuật và nâng cao thành tích ở hố nhảy cao, có xà.
- Nhóm 2,3,4 tập ở các vị trí trên sân với dậy chun hoàn thiện kỹ thuật ở mức xà thấp sau đó các nhóm lần lượt tập quay vòng như vậy nhóm nào cũng được nâng cao thành tích và hoàn thiện kỹ thuật, lượng vận động đảm bảo.
Nhóm 2
Nhóm 1
( Dây chun )
Xà nhảy
GV
Quan sát các nhóm tập luyện và sửa sai cho học sinh
Nhóm 3 Nhóm 4
( dây chun ) ( Dây chun )
* Giáo án cụ thể
Tuần 31
Tiết 62 nhảy cao - Chạy bền
I/ Mục tiêu:
- Nhảy cao: Tiếp tục hoàn thiện những giai đoạn kỹ thuật ( nhảy cao kiểu bước qua ), nâng cao thành tích. Yêu cầu HS Tham gia tập luyện nhiệt tình tích cực, thực hiện được bài tập ở mức tương đối chính xác, nâng cao thành tích qua mỗi buổi tập.
- Chạy bền : Chạy trên địa hình tự nhiên . Yêu cầu phân phối sức hợp lý, hoàn thiện hết cự ly chạy một cách tốt nhất.
II/ Phương tiện địa điểm:
- Vệ sinh sân tập, ghế giáo viên, 1 bộ xà nhảy cao,1 còi, 3-5 dây chun
III/ nội dung và phương pháp giảng dạy:
nội dung
định
lượng
phương pháp - tổ chức
1, Phần mở đầu:
a, Nhận lớp:
- GV nhận lớp kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung và yêu cầu học bài.
b, Khởi động:
- Chạy 1 vòng sân.
- Xoay khớp cổ tay, khớp cổ chân, gối, hông, vai.
- ép dây chàng dọc - ngang.
- Chạy bước nhỏ.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy đạp sau
7-10'
2lx8n
2lx8n
1lx10m
1lx10m
1lx10m
- Cán sự tập hợp lớp điểm số báo cáo
- Đội hình nhận lớp
CSL
GV
- HS về đứng thành 3 hàng ngang.
- Cán sự lớp điều khiển
CSL
2, Phần cơ bản:
a. Nhảy cao
- Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua
+ Chạy đà tự do nhảy cao ( đà 5-7-9 bước ) nâng cao thành tích.
- Mức xà được nâng dần, mỗi lần 5cm
- Nhóm 1 tập luyện nâng cao thành tích với xà, nhóm 2,3,4 tập bổ trợ bằng dây chun ở ngoài, sau đó thay đổi.( mỗi nhóm 5-7 phút)
b. Chạy bền
Chạy bền quanh sân trường
- Nam chay 4 vòng sân, nữ chạy 3 vòng sân
( yêu cầu nâng cao thành tích )
30-32'
5-7'/ 1 nhóm
- HS tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV
- Đội hình tập luyện
Nhóm 1
Nhóm 2 Nhóm 3
Nhóm 4
- GV quan sát các nhóm tập luyệnvà sửa sai cho các em.
- HS chạy theo nhóm nam riêng, nữ riêng.
3. phần kết thúc
-Thả lỏng
-Nhận xét giờ học
-GV hướng dẫn tập luyện và giao bài tập về nhà.
-Kết thúc giờ học
4-5'
- GV hướng dẫn HS thả lỏng
- GV nhận xết kết quả giờ học
- Đội hình xuông lớp như đội hình nhận lớp
- GV và HS kết thúc giờ học
Phần kết luận :
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, từ việc đánh giá thực trạng tôi thấy :
Qua việc áp dụng phương pháp trên vào dạy thử nghiệm tôi thấy có thể áp dụng được Làm cho học sinh có “Định hướng về phương pháp học tập nhảy cao hiệu quả” giúp cho các em học sinh có hứng thú học tập bộ môn thể dục, đảm bảo có sức khoẻ và thể chất tốt phục vụ cho việc học tập, lao động và sản xuất...
- Trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm kết quả đạt được
TSHS
Giỏi
Khá
t. bình
yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
- Sau khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm kết quả học tập của học sinh đã được nâng cao hơn
TSHS
Giỏi
Khá
t. bình
yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Với sáng kiến kinh nghiệm “Định hướng phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy cao 8” tôi thấy có thể áp dụng cho các khối lớp 9 trong trường THCS và có thể áp dung được trong các trường THCS trên địa bàn
File đính kèm:
- SKKN TD 8.doc