Như vậy việc coi trọng GD- ĐT cơ sở phát huy nhân tố con người trong GDTC. Giáo dục sức khỏe là một trong những mặt giáo dục của con người phát triển toàn diện cơ sở bền vững để tồn tại lâu dài của mỗi đất nước, mỗi dân tộc bắt nguồn từ sự không những chăm lo của sự nghiệp phát triển con người về mọi mặt trong đó đầu tư nhằm chuẩn bị thể lực, nâng cao thể chất, nâng cao sức khỏe cho học sinh nói chung và đặt biệt là học sinh THCS nói riêng là một vấn đề quan trọng hết sức cần thiết. Nhận thức được điều quan trọng này, ngành GD- ĐT đã nhanh chóng kịp thời đưa môn TDTT làm môn bắt buộc đối với các trường học. Trang bị cho các em tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo. Trong đó với học sinh THCS thì sự phát triển sức nhanh được chú trọng hơn với các tình huống biến đổi xung quanh, là một trong những yếu tố nâng cao thành tích thể thao.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Đề xuất một số biện pháp để khắc phục những sai lầm thường mắc trong khi học kĩ thuật chạy nhanh 60m cho học sinh trung học cơ sở - Trần Đức Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh mạnh được khuỷu tay ra sau (giữa quãng).
* Khi đạp chân sau không thẳng, không tích cực.
* Nhảy lên khi về đích.
5
7
6
7
7
6
5
62,5
87,5
75
87,5
87,5
75
62,5
3
1
2
1
1
2
3
37,5
12,5
25
12,5
12,5
25
37,5
Qua kết quả từ bảng 2 của phương pháp phỏng vấn trên, chúng ta nhận thấy rằng các sai lầm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 vẫn chiếm tỉ lệ cao tương ứng với phương pháp sư phạm.
Như vậy, từ kết quả thu được của phương pháp phỏng vấn, tôi nhận thấy các sai lầm
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 đúng là những sai lầm mà học sinh thường hay mắc phải trong qua trình học kĩ thuật chạy nhanh.
Để khẳng định chính xác các sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong quá trình học chạy nhanh. Tôi đã tổng hợp so sánh kết quả của phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn như sau:
BẢNG 3: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN:
TÊN SAI LẦM
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1
2
3
4
5
6
7
Quan sát sư phạm ( % )
54,5
90,9
81,8
100
57,8
60,6
27,3
Phỏng vấn ( % )
58,3
83,3
75
91,7
66,7
58,3
50
Tổng hợp hai phương pháp qua bảng 3. Tôi đã thấy kết quả thực tế của những phương pháp phù hợp với nhau, các sai lầm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 vẫn chiến tỉ lệ cao.
Tôi xem đây là những sai lầm thường là học sinh mắc phải trong khi học kĩ thuật chạy nhanh 60m.
c) Xác định những nguyên nhân dẫn đến nhưng sai lầm thường mắc:
Dựa vào bảng tổng hợp kết quả của hai phương pháp sư phạm, phương pháp phỏng vấn và cơ sở lý luận chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn tôi xác định những nguyên nhân dẫn đến sai lầm là:
- Do học sinh lần đầu tiên học kĩ thuật xuất phát thấp.
- Do học sinh tiếp thu kĩ thuật còn chậm.
- Do một số học sinh bước đấu mới học kĩ thuật xuất phát thấp nên thường mắc sai lầm.
- Do thể lực yếu.
III. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN:
Để khắc phục những sai lầm trong quá trình học kĩ thuật chạy nhanh 60m, tôi đã chú ý tới các vấn đề sau:
1) Hoàn thiện kĩ thuật:
Để hoàn thiện động tác tôi đưa ra một số biện pháp thực tiễn như sau:
* Biện phát 01: Chạy kết hợp các giai đoạn kĩ thuật trên các cự li 40- 50m với
3/ 4 sức. (2- 3 lần)
- Giáo viên: Chia 4 tổ, làm mẫu lại động tác (1 lần) và các lần còn lại lớp trưởng điều khiển tập động tác.
-Học sinh: Luyện tập động tác theo sự điều khiển của lớp trưởng, tập chạy đường thẳng; xuất phát thấp và chạy lao; xuất phát chạy lao chuyển tiếp chạy giữa quãng.
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập, sửa sai động tác cho học sinh.
* Biện phát 02: Tập các bài tập phát triển các tố chất của VẬN ĐỘNG VIÊN chạy ngắn theo các phương pháp (lặp lại, biến tốc với các cự li khác nhau).
(3- 4 lần)
- Giáo viên: Chia nhóm, làm mẫu kĩ thuật động tác (1 lần).
- Học sinh: Chạy 20m chậm chuyển sang chạy nhanh 30m; chạy 20m châm chuyển sang chạy tăng tốc 30m và chạy 3/ 4 sức (lặp lại).Tập theo sự điều khiển của nhóm trưởng. (2- 3 lần).
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi qua các lần chạy nhắc nhở và sửa sai động tác cho học sinh.
* Biện phát 03: Chạy 60m với kĩ thuật hoàn chỉnh.
- Giáo viên: Chia tổ cho lớp ôn tập một số động tác bổ trợ theo sự điều khiển của lớp trưởng.
+ Chạy bước nhỏ: 2 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi: 2 lần x 15m
+ Chạy đạp sau: 2 lần x 15m
- Học sinh: Chạy nhanh 60m với 100% sức với 4 giai đoạn kĩ thuật có tính thời gian (theo sự điều khiển của giáo viên):1- 2 lần
- Giáo viên: Chia nhóm cùng sức khoẻ cho học sinh thực hiện, theo dõi và sửa sai kĩ thuật.
- Học sinh: Tiếp tục tập luyện để hoàn thiện động tác và nâng cao thành tích.
2) Phát triển thể lực:
Để giúp học sinh có đủ thể lực tập luyện nâng cao kĩ thuật động tác tôi đã thực hiện một số bài tập như sau:
* Bài tập 1: Bài tập làm dẻo khớp hông
- Giáo viên: Chia tổ cho học sinh thực hiện
- Học sinh: Nằm ngửa, nâng mông lên cao thực hiện (giống như bước chạy) do lớp trưởng điều khiển 30- 40 lần x 2 tổ.
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.
* Bài tập 2: Đứng lên ngồi xuống bằng hai chân, bằng 1 chân.
- Giáo viên: Chia tổ cho học sinh thực hiện (hình 4)
- Học sinh: Nam thực hiện đứng lên ngồi xuống (20- 25 lần x 2 tổ), nữ thực hiện đứng lên ngồi xuống (15- 20 lần x 2 tổ).
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.
* Bài tập 3: Chạy tại chỗ.
- Giáo viên: Chia tổ cho học sinh thực hiện
- Học sinh: Chạy tại chỗ kết hợp đánh tay (1- 2 phút)
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện.
* Bài tập 4: Nhảy dây cá nhân.
- Giáo viên: Chia nhóm cho học sinh tập luyện
- Học sinh: Thực hiện động tác nhảy dây hai chân nhịp đơn (1- 2 phút).
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã phát huy rất tốt khả năng luyện tập, hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích cho học sinh trong việc học kĩ thuật chạy nhanh 60m nói riêng và học tập bộ môn Điền Kinh nói chung. Qua áp dụng đề tài này, học sinh được rèn luyện củng cố kĩ thuật một cách vững chắc, kết quả học tập luôn được nâng cao. Từ chỗ học sinh không thích, hoặc lo sợ khi học kĩ thuật xuất phát thấp chạy nhanh 60m, lúng túng trong việc thực hiện các giai đoạn, thì nay hầu hết học sinh rất tự tin, biết thực hiện động tác thành thạo, rất muốn thích học bộ môn. Đặc biệt có nhiều học sinh đạt được thành tích cao trong các kỳ “Hội khỏe Phù đổng” do trường, huyện và tỉnh tổ chức.
KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 37 HỌC SINH LỚP 7A NHƯ SAU:
STT
NỘI DUNG SAI LẦM
Số
HS
sai
Tỉ lệ (%)
Số
HS
đúng
Tỉ lệ
(%)
1
2
3
4
5
6
7
* Để mông chạm gót chân sau (khi “Vào chỗ”).
* Phản xạ xuất phát quá chậm so với lệnh xuất phát.
* Các bước chạy không tích cực.
* Để chân chạm đất bằng gót hoặc cả bàn chân nghe
tiếng động rất nặng.
* Không đánh mạnh được khuỷu tay ra sau (giữa quãng).
* Khi đạp chân sau không thẳng, không tích cực.
* Nhảy lên khi về đích.
3
5
6
5
4
8
1
8,1
13,5
16,2
13,5
10,8
21,6
2,7
34
32
31
32
33
29
36
91,9
86,5
83,8
86,5
89,2
78,4
97,3
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong thời gian công tác tại trường THCS Kim Xá - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc., tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Muốn khắc phục những sai lầm trong học kĩ thuật chạy nhanh 60m thì nhất thiết giáo viên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó mới có biện pháp thích hợp để giúp học sinh sửa sai đồng thời nâng cao được thành tích tập luyện.
- Giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung tập luyện trong một tiết dạy, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học để tập luyện, biết tuân thu nguyên tắc: Từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ trực quan đến tư duy và từ cơ bản đến nâng cao.
- Giáo viên phải biết chú trọng đến an toàn tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu. Muốn vậy, giáo viên luôn hướng dẫn học sinh làm mẫu, khởi động kỹ và theo dõi, quản lý học sinh trong quá trình tập luyện đúng nguyên tắc.
D. KẾT LUẬN CHUNG
Việc nghiên cứu và vận dụng các biện pháp khắc phục những sai lầm trong học kĩ thuật chạy nhanh 60m nêu trong đề tài là nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường. Đề tài đã chắc, nâng cao được thể lực, phát triển được trí tuệ, tạo hứng thú cho học tập tốt hơn, mai sau trở thành những con người phát triển toàn diện: Có đủ đức, trí, thể , mĩ để phục vụ cho đất nước. Tuy nhiên khi thực hiện đề tài, giáo viên phải biết khéo léo lựa chọn những phương pháp thích hợp đúng khoa học mới có thể sửa chữa được những sai lầm thường mắc trong học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chắc chắn còn những thiếu sót mà tôi chưa thấy được khi thực hiên, tôi mong muốn được đón nhận những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để cho đề tài này càng hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài này một cách thuận lợi tôi được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và các em học sinh lớp 7A. Do vậy tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp 7A trường THCS Kim Xá - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Xin chân thành cảm ơn các bạn động nghiệp đã cung cấp tài liệu cho tôi tham khảo để hoàn thành đề tài này một cách thuận lợi nhất.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm của bản thân, nên việc thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!.
TRƯỜNG THCS KIM XÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bộ môn: Thể dục Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
X
Kim Xá, ngày tháng năm 2010.
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi Thầy (Cô): Đơn vị công tác:
Chức vụ chuyên môn:
Để góp phần nâng cao chất lượng môn học giáo dục thể chất trong nhà trường và giúp chúng tôi có căn cứ thực hiện đề xuất một số biện pháp để khắc phục những sai lầm thường mắc trong khi học kĩ thuật chạy nhanh 60m cho học sinh lớp 7 THCS Kim Xá - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ sai lầm thường mắc trong khi học kĩ thuật chạy nhanh 60m mà thầy (cô) đã thường gặp trong giảng dạy, luyện tập phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 7.
Xin thầy (cô) vui lòng đánh dấu ( X ) vào ô mà thầy (cô) cho là thích hợp với ý kiến của mình.
STT
TÊN CÁC NỘI DUNG SAI LẦM
MỨC ĐỘ SAI LẦM
Có sai lầm
Không sai lầm
1
2
3
4
5
6
7
* Để mông chạm gót chân sau (khi “Vào chỗ”).
* Phản xạ xuất phát quá chậm so với lệnh xuất phát.
* Các bước chạy không tích cực.
* Để chân chạm đất bằng gót hoặc cả bàn chân nghe tiếng động rất nặng.
* Không đánh mạnh được khuỷu tay ra sau (giữa quãng).
* Khi đạp chân sau không thẳng, không tích cực.
* Nhảy lên khi về đích.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô) đã quan tâm đóng góp ý kiến cho các nội dung sai lầm mà chúng tôi đã đề xuất.
Mong quý thầy (cô) gửi lại phiếu kết quả cho chúng tôi theo địa chỉ:
Trần Đức Cường, giáo viên dạy môn thể dục, trường THCS Kim Xá - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
Kính chúc các thầy (cô) sức khoẻ, thành đạt trong cuộc sống và trong công tác.
Người được phỏng vấn Người phỏng vấn
(Ký tên)
Trần Đức Cường
File đính kèm:
- SKKN Mon the duc.doc