Sáng kiến kinh nghiệm Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2

doc19 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 05/04/2025 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HOÁ ................&................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 Họ và tên: Trần Thị Hồng Nhung Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Hoằng Phú SKKN thuộc môn: Âm nhạc Năm học 2010 - 2011 Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, trong nền giáo dục thì bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Mục tiêu hàng đầu của bậc tiểu học là cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên, xã hội... trang bị phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và bồi dưỡng kiến thức cơ bản. Nhưng vui chơi và giải trí cũng là một trong những hình thức trao đổi không thể thiếu với lứa tuổi của các em. Trong cuộc sống, Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu được, đặc biệt là đối với trẻ em. Ngay từ khi chào đời, trẻ đã được nghe tiếng hát ru của mẹ. Thật vậy, ca hát là một nhu cầu của con người, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần. Tiếng hát là một “nhạc cụ” bẩm sinh, ai cũng có thể bộc lộ. Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca. Âm nhạc có lời (âm nhạc cho giọng hát) có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mọi người. Ca hát đặc biệt gần gũi và phù hợp với các lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ca hát là một hoạt động có tác dụng giáo dục nhẹ nhàng và hấp dẫn. Những nội dung phong phú với nhiều cung bậc tình cảm của bài hát sẽ bổ sung cho vốn sống và đời sống tinh thần của các em. Hoạt động ca hát là người bạn đồng hành của các em lúc học tập, khi vui chơi Chính vì vậy, bộ môn Âm nhạc đã được đưa vào chương trình học, là môn học giúp các em thư giãn, giải trí để làm cơ sở học tốt cho tất cả các môn học khác. Đồng thời, môn âm nhạc cũng làm nổi bật những sinh hoạt hàng ngày trong đời sống xã hội, nhờ có âm nhạc mà những cảnh tượng quê hương đất nước, những âm thanh tự nhiên và cả những niềm vui nỗi buồn cũng được diễn tả một cách rất tự nhiên mà thông qua âm nhạc con người vẫn cảm nhận được. 1 Trần Thị Hồng Nhung – Trường tiểu học Hoằng Phú Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 Thật vậy, âm nhạc là bộ môn đặc thù. Nói đến phương pháp giảng dạy bộ môn âm nhạc là nói đến một tổ hợp các phương pháp giáo dục và giảng dạy khác nhau. Mục tiêu chung là hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách, bước đầu giúp các em làm quen với một số khả năng về ca hát và thói quen tập hát đúng. Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc . Hiện nay, việc dạy hát ở trường tiểu học nói chung đã đổi mới về phương pháp giảng dạy. Nhìn chung, học sinh đã hát đúng các bài hát trong chương trình học, còn hát có hay và truyền cảm hay không còn phụ thuộc vào năng khiếu biểu hiện âm nhạc đối với từng đối tượng học sinh cụ thể. Vì vậy, để khắc phục được những học sinh mà năng khiếu âm nhạc thể hiện chưa rõ, tôi đã đưa ra phương pháp riêng, xuất phát từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn trình bày về: “Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2”. Qua học hát các em có ý thức phân biệt sự chính xác cao độ, trường độ và bước đầu tập diễn cảm theo nội dung tính chất của mỗi bài. Qua học hát, giúp học sinh phát triển năng khiếu nếu có sự tiếp xúc thường xuyên, có định hướng, có phương pháp vơí âm nhạc, có thể thu nhận những cơ sở giáo dục thẩm mỹ, có thể giữ đựơc những cảm xúc, ấn tượng về cái đẹp trong suốt cuộc đời hiểu biết, đánh giá nghệ thuật, hướng tới sáng tạo nghệ thuật. Để tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát và có tâm hồn phong phú, tính tập thể, tính kỷ luật, tính chính xác khoa học. Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm, phải là nhịp cầu nối cho các em đến với thế giới âm nhạc. 2 Trần Thị Hồng Nhung – Trường tiểu học Hoằng Phú Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Tập trung đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu khả năng hát các bài hát trong chương trình của các em học sinh lớp 2. b. Phạm vi nghiên cứu Các em học sinh Trường tiểu học Hoằng Phú - Hoằng Hoá Thanh Hoá 2. Những thuận lợi và khó khăn a. Những thuận lợi - Nhìn chung học sinh có ý thức học tập, có tinh thần ham học hỏi và đặc biệt là rất yêu bộ môn âm nhạc. - Các em đã được tiếp xúc với âm nhạc qua các chương trình thiếu nhi...... - Có nhiều học sinh biểu hiện năng khiếu về âm nhạc rất tốt. - Với sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng nghiệp và nhất là ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho tôi giảng dạy tốt bộ môn: Âm nhạc. b. Những khó khăn - Vẫn còn một số học sinh chưa chịu khó học môn âm nhạc, số ít học sinh và phụ huynh cho rằng môn âm nhạc là môn phụ, chưa quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện cho con có thời gian học tập môn âm nhạc. - Tài liệu tham khảo bộ môn còn hạn chế. 3 Trần Thị Hồng Nhung – Trường tiểu học Hoằng Phú Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN - Sưu tầm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. - Yêu cầu học sinh phài có đầy đủ sách tập bài hát. - Sau hai tuần học đầu tiên của năm học mới, tôi đã tiến hành phân loại học sinh, phát hiện ra những em thể hiện tốt năng khiếu âm nhạc để làm lực lượng nòng cốt của lớp giúp đỡ, kèm cặp những học sinh chưa thể hiện được năng khiếu âm nhạc. - Đề nghị học sinh phải hát thuộc bài và hát đúng giai điệu của bài hát ngay tại lớp. Muốn vậy, giáo viên phải không ngừng nâng cao kỹ năng hát của mình, trước hết giáo viên phải thuộc bài hát, hát thật chuẩn xác giai điệu, tiết tấu và thể hiện tốt sắc thái tình cảm của bài hát. II/ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Sử dụng một số phương pháp chính như sau + Phương pháp điều tra + Phương pháp phân tích + Phương pháp quan sát đàm thoại + Phương pháp thực nghiệm và tổng hợp kinh nghiệm Dựa vào cơ sở thực tiễn qua giảng dạy và được dự giờ của các đồng nghiệp tôi chọn các phương pháp trên là chủ yếu. Tôi nhận thấy từ những năm học trước, đa số các giáo viên chưa trú trọng đến một tiết học hát có đạt được hiệu quả như mong muốn từ học sinh hay không mà chỉ dạy hát cho hết giờ, hết các hoạt động trong tiết dạy, có thể học sinh chỉ hát đúng giai điệu thuộc lời ca mà chưa thể hiện được tính chất, tình cảm có trong nội dung của bài hát. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp dạy phân môn tập hát cho học sinh, để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc lớp 2. 4 Trần Thị Hồng Nhung – Trường tiểu học Hoằng Phú Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 Thật vậy, dạy học sinh hát một bài hát, giáo viên phải giải quyết hai vấn đề then chốt. Làm cho học sinh nắm bắt được và thực hiện chính xác các bước cần thiết của quá trình học hát và rèn luyện nhân cách, thực hiện các bước đó một cách thành thạo. Giúp các em biết vận dụng các khả năng, năng lực, năng khiếu mà mình vốn có, để cảm thụ âm nhạc và thể hiện nó thích hợp với từng bài hát có những tính chất, giai điệu khác nhau. Quy trình học một bài hát cần qua những bước sau: + Giới thiệu bài + Nghe hát mẫu (hoặc nghe băng) bài hát. + Chia câu hát, đánh dấu những chỗ lấy hơi khi hát. + Đọc lời ca, giải thích những từ khó (nếu có). + Khởi động giọng. + Dạy hát từng câu theo lối móc xích. + Hát cả bài, hát kết hợp gõ đệm . + Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân....kiểm tra, đánh giá. Thực tiễn dạy hát đã khẳng định các bước học trên. Để làm cho học sinh có thói quen và kỹ năng áp dụng các bước học, giúp các em từng bước nắm được và biết cách thực hiện, vận dụng ngay từ tiểu học. Trong quá trình dạy chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn các bước học để giúp các em nắm vững kiến thức một cách khoa học và dễ hiểu nhất. Qua quá trình học hát, ta thấy học sinh phải sử dụng khả năng, năng lực có tính chính xác để hát thuộc và hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. Phải có khả năng cảm thụ âm nhạc bằng một tình cảm trong sáng, lành mạnh để diễn đạt được tính chất bài hát. 5 Trần Thị Hồng Nhung – Trường tiểu học Hoằng Phú Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 II.1/ Giới thiệu bài Trước tiên khi dạy một bài hát giáo viên cần giới thiệu cho học sinh biết về tác giả, tác phẩm. Giới thiệu tác giả, tác phẩm là một bước rất quan trọng vì nó là bước khởi đầu cho việc học hát. Nếu học sinh có ấn tượng trong lời dẫn dắt vào bài hát thì sẽ tạo cho học sinh hứng thú học hát ngay từ đầu, đó chính là đòn bẩy cho nhừng bước học tiếp theo. Chính vì thế, về phía giáo viên không những cần có sự giới thiệu đầy đủ, chính xác mà còn phải hay để lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Về phía học sinh, do ngôn ngữ các em còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc nghe và hiểu biết ý truyền đạt của giáo viên trong lời giới thiệu bài, do tâm sinh lý của các em chưa được ổn định, nên việc không tập trung quan sát dễ xảy ra. Do vậy, trong việc nghe giới thiệu tác giả, tác phẩm giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp khác nhau để truyền đạt: Ví dụ: Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp trực quan (tranh ảnh, chân dung......) kết hợp một vài ý câu hỏi nhỏ cho học sinh tò mò đoán và trả lời để nhớ bài hơn. Trong phần giới thiệu do thời gian hạn chế, giáo viên truyền tải cho học sinh ba nội dung chính. Hai thủ pháp: trực tiếp và gián tiếp để: + Giới thiệu tác giả, xuất xứ bài hát + Giới thiệu tác phẩm: Nội dung và tính chất của bài hát. + Giới thiệu những điểm đáng lưu ý trong bài hát (nếu có). Đối với nội dung giới thiệu giáo viên tuỳ thuộc vào từng bài hát và các tác giả khác nhau để giới thiệu đến cho học sinh. Cụ thể: Đối với bài hát “Chú ếch con” nhạc và lời: Phan Nhân. Giáo viên treo bức tranh vẽ hình ảnh chú ếch đang ngồi học bài, bên cạnh là hình ảnh những chú cá trê, cá rô....cho học sinh quan sát và hỏi học sinh trong tranh vẽ những hình ảnh gì? Khi học sinh trả lời, giáo viên giới thiệu luôn, đó chính là hình ảnh xuất hiện trong bài hát “Chú ếch con” Nhạc và lời Phan Nhân mà hôm 6 Trần Thị Hồng Nhung – Trường tiểu học Hoằng Phú Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 nay các em sẽ được học. Tiếp theo giáo viên giới thiệu đến tác giả: Nhạc sĩ Phan Nhân là tác giả của nhiều ca khúc thiếu nhi như: Tiếng chim rừng cọ, Hàng cây ơn Bác.... Một trong số những bài hát ông viết cho thiếu nhi rất đặc sắc và gần gũi đó là bài hát “Chú ếch con”. Với lối giới thiệu bài như vậy các em sẽ hứng thú cho những phần học tiếp theo. Có nhiều phương pháp để giới thiệu bài hát cho học sinh, nhưng dù là bất kỳ cách giới thiệu nào giáo viên cũng phải đảm bảo giới thiệu đầy đủ, chính xác và cho học sinh nắm bắt được trọng tâm của bài hát: Tên bài, tên tác giả và nội dung bài hát. Khi nêu nội dung của bài hát, bao giờ người giáo viên cũng cần phải lồng vào để giáo dục đạo đức cho các em thông qua nội dung của bài hát đang học. Ví dụ: Đối với bài hát: Chú ếch con : Qua bài hát này, các em phải chăm ngoan, học tập thật tốt giống như chú ếch con trong bài hát nhé... II.2/ Giáo viên hát mẫu (hoặc cho học sinh nghe băng) bài hát Hát mẫu là một bước nắm vai trò then chốt trong việc dạy học hát, ở bất kỳ tiết học hát nào cũng không thể thiếu bước đi quan trọng này. Theo như tôi, sự hấp dẫn của một bài hát khi giáo viên trình bày hoặc cho học sinh nghe băng nhạc sẽ có ấn tượng tốt đối với các em. Nghe băng nhạc để đảm bảo tính nghệ thuật và sự chuẩn mực, nhưng nếu giáo viên hát mẫu cho học sinh nghe sẽ vô cùng thú vị đối với các em, đặc biết hơn là khi giáo viên hát mẫu kèm theo các động tác diễn xuất lại càng làm cho các em thích thú hơn, tạo ra sự chú ý và hào hứng khi chuẩn bị học bài hát mới. Vì thế đối với giáo viên hát mẫu tức là diễn mẫu. Có như vậy học sinh mới hứng thú và có cảm giác nóng lòng muốn học ngay bài hát và cố gắng hát giống như cô giáo vừa thể hiện . Muốn tạo được một tiết dạy hay, hát mẫu để lôi cuốn học sinh, thì người giáo viên trước khi lên lớp cần phải chuẩn bị thật kỹ càng, trước hết là phải hát đúng giai 7 Trần Thị Hồng Nhung – Trường tiểu học Hoằng Phú Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 điệu, thuộc lời ca và hát phải thể hiện được “cái hồn” của nhạc, có sức biểu cảm với những trạng thái khác nhau như: vui vẻ, hồn nhiên, nhí nhảnh..... Đối với học sinh, tuy nhiệm vụ chính là nghe hát mẫu, nhưng điều quan trọng không chỉ là nghe giai điệu và lời ca không, mà còn phải thật nhạy cảm với cách thể hiện bài hát của giáo viên, học sinh nắm được những chỗ luyến láy, chỗ ngắt, nghỉ lấy hơi thế nào...... Giáo viên trao đổi với học sinh sau khi đã nghe hát mẫu là để các em nói lên những hiểu biết về bài hát, qua đó giáo viên tìm hiểu năng lực cảm thụ âm nhạc, cảm thụ bài hát của học sinh... Tập cho học sinh phát biểu những cảm xúc của mình, nhận biết các phương tiện diễn tả âm nhạc được dung trong bài hát, tập sử dụng các thuật ngữ âm nhạc như hành khúc, giai điệu, tiết tấu, sắc thái... để mô tả tính chất âm nhạc, nội dung bài hát. Qua đó, học sinh được chuẩn bị dần dần cho quá trình nhận thức, tập đánh giá, nhận xét các tác phẩm âm nhạc từ chi tiết đến khái quát. II.3/ Đọc lời ca theo tiết tấu Đối với học sinh tiểu học việc đọc lời ca theo tiết tấu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế hoạt động đọc lời ca theo thứ tự là rất cần thiết. Trước khi đọc lời ca, giáo viên cần phải giải thích những từ khó trong bài, thậm chí giáo viên còn phải tập cho học sinh đánh vần những từ khó đó.... Giáo viên cho học sinh đọc lời ca từng câu ngắn một. Giáo viên đọc từng câu đã phân định cụ thể, đọc theo tiết tấu của bài hát sau đó hướng dẫn các em đọc theo từng câu như vậy. Những chỗ nào có tiết tấu khó thì giáo viên cần nhấn mạnh và có thể cho học sinh đọc thật kỹ chỗ đó. Khi hướng dẫn cụ thể xong, giáo viên cho học sinh tự đọc lời ca toàn bài theo tiết tấu của bài, để học sinh phần nào đó hình dung được tính chất của bài hát là nhanh, chậm, hay vừa phải, để từ đó khi tập hát từng câu học sinh sẽ tiếp thu nhanh hơn, tốt hơn, chính xác hơn. Đọc lời ca giúp các em cảm nhận nội dung của bài và phát âm đúng. 8 Trần Thị Hồng Nhung – Trường tiểu học Hoằng Phú Để học sinh hát tốt các bài hát trong chương trình Âm nhạc 2 II.4/ Luyện giọng khởi động (Luyện thanh) Luyện thanh là một bước rất quan trọng khi tập một bài hát hoặc khi biểu diễn một bài hát. Để giọng hát được hay hơn, hát tốt những câu hát có cao độ, những âm thanh phát ra được mềm mại hơn.... thì cần phải luyện giọng. Quá trình phát âm phải là sự phối hợp chính xác của các hoạt động lấy hơi, đẩy hơi và các hoạt động khác của cơ quan phát âm, như phối hợp với thanh quản với bộ phận nhiều âm. Vì vậy, tôi đã cho học sinh luyện giọng khởi động trước khi hát. Khi luyện thanh học sinh không đơn giản là làm theo giáo viên mà còn phải biết cách mở khẩu hình, biết cách lấy hơi, giữ hơi theo đúng cách giáo viên đã hướng dẫn. Mở khẩu hình là khi hát tạo hình dáng của mồm và môi, bởi hình dáng của mồm và môi thay đổi theo sự phát âm của từng tiếng hát. Đối với học sinh tiểu học, giáo viên không nên chọn bài luyện thanh với những âm vực khó, quãng rộng mà nên chọn những quảng cơ bản, đơn giản. Tôi dùng giai điệu hơi ngắn một chút, đánh đàn theo giai điệu đó, giai điệu đó được nâng lên dần dần (nửa cung) rồi sau đó lại đi xuống và trở về giai điệu thấp như ban đầu. Có như vậy độ mở của âm thanh phát ra sẽ rõ hơn, cao hơn, thanh hơn và mềm mại hơn... Với hoạt động khởi động giọng này nếu học sinh tập chung nghe đàn chuẩn xác thì sẽ đạt được mục tiêu, đặt ra cho hoạt động này và sẽ tạo được nền tảng cho bước tập hát tiếp theo. II.5/Dạy hát từng câu Đã có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên ngày nay do sự phát triển của đất nước, công cụ lao động được nâng cao. Dạy hát đã có những nhạc cụ cần thiết để giảng dạy như đàn Oóc - gan, đàn Melodion..... Giáo viên dạy cho học sinh hát từng câu ngắn. Trước hết, giáo viên hát mẫu từng câu kết hợp đàn giai điệu câu hát đó để học sinh nghe giai điệu và tập hát theo từng câu giáo viên hướng dẫn, cứ thực hiện tập hát nối tiếp từng câu như vậy cho đến hết bài. Trong khi dạy hát từng câu, giáo viên cần phải kết hợp kiểm tra cá 9 Trần Thị Hồng Nhung – Trường tiểu học Hoằng Phú

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_hoc_sinh_hat_tot_cac_bai_hat_trong.doc
Giáo án liên quan